06 Quy Tắc Tra Mã Hscode Đầy Đủ Theo Quy Định

7106 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
06 quy tắc tra mã hscode

Tra mã hscode là nghiệp vụ bắt buộc trong xuất nhập khẩu, nếu đã biết về mã hscode nhất định bạn cần nắm được 06 quy tắc tra hscode được ban hành trong Thông tư 103/2015/TT-BTC. VinaTrain mời bạn đọc theo dõi bài viết 06 quy tắc tra mã hscode kèm theo minh họa chi tiết phù hợp cho người mới bắt đầu.

I. Giải thích thuật ngữ, quy tắc tra mã hscode

HS Code (Harmonized System Code) là một hệ thống mã số quốc tế được sử dụng để phân loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Mã HS Code được phát triển và duy trì bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (World Customs Organization – WCO). Mã HS Code được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, theo dõi và kiểm soát hàng hóa trong thương mại quốc tế.

Mã HS Code bao gồm một loạt các số, mỗi số đại diện cho một cấp độ phân loại khác nhau của hàng hóa. Mã này được sử dụng để xác định đặc điểm và tính chất của hàng hóa, nhưng không chỉ giới hạn trong việc phân loại hàng hóa, nó cũng được sử dụng để xác định thuế quan, quy định thương mại, thống kê thương mại và nhiều mục đích khác liên quan đến thương mại quốc tế.

Mỗi quốc gia có thể áp dụng mã HS Code theo cách riêng của mình, tuy nhiên, mã này dựa trên một cấu trúc chung và các nguyên tắc được thiết lập bởi WCO. Mã HS Code bao gồm 6 chữ số mức độ quốc tế, được mở rộng lên cấp độ 8, 10 hoặc thậm chí 12 chữ số để đạt được mức độ phân loại chi tiết hơn.

Quy tắc tra mã hscode
Quy tắc tra mã hscode

II. 6 quy tắc tra hscode

Thông tư 103/2015/TT-BTC ban hành 06 quy tắc tra hscode; tên đầy đủ là: Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới, tóm tắt cụ thể như sau:

  • Quy tắc 1: Chú giải chương và định danh sản phẩm.
  • Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm.
  • Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn thuộc nhiều nhóm.
  • Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống nhất.
  • Quy tắc 5: Áp dụng với sản phẩm là hộp đựng, bao bì
  • Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

Sơ đồ áp dụng 6 quy tắc tra mã hscode
Sơ đồ áp dụng 6 quy tắc tra mã hscode

2.2  Phân tích chi tiết 06 quy tắc tra mã hscode

QUY TẮC 1: Chú giải chương & Tên định danh

Bạn có thể hiểu quy tắc 1 giúp tìm được tên phần, chương của hscode thường ở mức độ 04 số (tên chương và phân nhóm) không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa => Về cơ bản khi tìm được 04 số này nằm ở phần chương nào, mang tính chất mô tả chung chung nhất về sản phẩm để tra được hscode bạn cần tìm hiểu tiếp về các mức độ phân nhóm tra hscode.

VD: Khi bạn tra hscode của sản phẩm Nồi Cơm Điện, bạn sẽ có trình tự diễn giải như sau: 8516.6010

  • Bước 1: Định hình khu vực nồi cơm điện được áp vào chương 85:
  • Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó bạn sẽ thấy hscode của nồi cơm thuộc nhóm: 8516
  • Bước 3: Kết hợp với mô tả chi tiết sản phẩm, cấu tạo chi tiết sẽ áp hscode cụ thể:  8516.6010

Như vậy, quy tắc 01 sẽ giúp bạn tìm được 04 số đầu tiên gồm thường là chương và phân nhóm của sản phẩm.

QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm

Quy tắc này bao gồm 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng có đầy đủ tính chất của sản phẩm hoàn thiện, 2b: Nguyên liệu và hợp chất cùng nhóm.

Quy tắc 2a:  Áp dụng sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc chi tiết của sản phẩm hoàn thiện được tháo rời 

Mặt hàng chưa hoàn thiện ở dạng phôi, chưa hoàn chỉnh còn thiếu 1 vài chi tiết sẽ tạo thành sản phẩm hoàn thiện nhưng đã mang đặc tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

  • Vd: Khung xe đạp chưa có bánh xe nhưng được áp hscode của xe đạp đã hoàn thiện

Ngòai ra, đối với các sản phẩm hoàn thiện để thuận tiện cho vận chuyển sẽ phải tháo rời sau đó lắp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện (hoặc thành sản phẩm có đặc trưng cơ bản của của phẩm đã hoàn thiện) thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.- Việc lắp ráp được xem là áp dụng những hàng hóa mà bộ phận của chúng sẽ được lắp ráp lại với nhau bằng các dụng cụ lắp ráp (vít, bu-lông, đai ốc, ê -cu,…), hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn thuần là lắp ráp

  • Vd: Để tiện lợi trong vận chuyển chiếc máy xúc được tháo rời các chi tiết cho quá trình vận chuyển, từng bộ phận của chi tiết máy được xác định mã HS theo chiếc xe.

Việc lắp ráp này được xem là dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Với sản phẩm phải gia công trước khi lắp vào thì không được áp theo hscode của sản phẩm hoàn thiện. Trường hợp bộ phận lắp ráp thừa theo thiết kế sẽ được áp mã hscode riêng.

  • Ví dụ: Xe ô tô nhập khẩu nhưng tháo rời khi vận chuyển về Việt Nam lắp ráp lại trong quá trình lắp ráp thừa ra gương chiếu hậu của xe, sản phẩm thừa ra sẽ được áp theo mã hscode riêng.

Lưu ý với quy tắc 2a:

Với việc nhập khẩu đồng bộ tháo rời và áp mã đồng bộ táo rời như trên không yêu cầu phải nhập hàng cùng một thời điểm, hoặc cùng một cửa khẩu, sẽ cần phải đăng ký trước với hải quan danh mục nhập khẩu hàng hóa đồng bộ tháo rời.

Nếu mục đích nhập khẩu là đồng bộ tháo rời (tức nhập về ráp thành 1 sàn phẩm) nhưng lúc nhập khẩu lại khai báo và áp vào mã bộ phận (không áp mã sản phẩm do không đăng ký danh mục trên), mà cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan về mặt hàng đó bạn sẽ bị phạt.

Sản phẩm ở dạng phôi: Được xem làm sản phẩm chưa đưa ra sử dụng nhưng có hình dáng bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện sử dụng cho mục đích duy nhất là làm thành sản phầm hoàn thiện thì phôi này được áp mã như sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với phôi mà có bộ phận tháo rời, khi ráp vào thành phôi thành phẩm thì sẽ được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

  • Ví dụ: Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai sẽ được áp vào hs code của sản phẩm hoàn thiện.
Quy tắc 2a dành cho sản phẩm chưa hoàn thiện, dạng phôi và sản phẩm phải tháo rời
Quy tắc 2a dành cho sản phẩm chưa hoàn thiện, dạng phôi và sản phẩm phải tháo rời

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của một nguyên liệu hoặc một chất

Nếu sản phẩm là hỗn hợp của một nguyên liệu và chất liệu thì áp dụng theo quy tắc 2b. Nếu hỗn hợp và hợp chất  thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 thì hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1.

  • Vd:  Hỗn hợp A gồm 2 sản phẩm tạo thành Sản phẩm 1 (06.07); sản phẩm 2 (06.07)=> Mã HS của của hỗn hợp A sẽ áp theo nhóm 06.07
  • Đối với hàng hóa được cấu tạo từ 2 chất hoặc hai nguyên liệu mà các chất và những nguyên liệu đó khác nhóm thì áp dụng quy tắc 3.
Quy tắc 2b dành cho sản phẩm cấu tạo từ nguyên vật liệu, hợp chất cùng nhóm
Quy tắc 2b dành cho sản phẩm cấu tạo từ nguyên vật liệu, hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 3: Áp dụng cho hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc này bao gồm các quy tắc:

  • Quy tắc 3a: Sản phẩm thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
  • Quy tắc 3b: Sản phẩm cấu tạo từ nhiều bộ phận, nguyên liệu, đóng gói ở dạng bộ có nhiều mã hscode khác nhau bổ trợ cho nhau theo sản phẩm chính và sản phẩm phụ
  • Quy tắc 3c: Sản phẩm có những mã hscode khác nhau có vai trò như nhau

Quy tắc 3a: Đối với sản phẩm thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm 

Nếu mặt hàng có mô tả thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm thì sẽ được áp hscode về nhóm có hscode mô tả giống nhất

  • Ví dụ : Mặt hàng thảm dệt kim xe ô tô có 2 mô tả:
  • 87.08: phụ kiện của xe ô tô
  • 57.03: thảm, các loại hàng dệt trải sàn khác. Căn cứ vào thực tế của sản phẩm không được phân loại vào nhóm phụ kiện của xe ôtô mà áp vào nhóm thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác (57.03)
Quy tắc 3a sản phẩm thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Quy tắc 3a sản phẩm thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3b: Hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau &một bộ sản phẩm bán lẻ (gồm nhiều sản phẩm nằm ở nhiều nhóm)

Đối với hàng hóa được tạo thành từ nhiều hỗn hợp và nhiều nguyên liệu khác nhau thì sẽ áp hscode theo chất cơ bản nhất tạo nên sản phẩm đó – tức là bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá (bản chất đặt trưng có thể dựa vào: Kích thước; số lượng; chất lượng; khối lượng; giá trị; công dụng…. hoặc khác.

Đối với hàng hóa là bộ sản phẩm được tạo nên từ nhiều sản phẩm hoặc các nguyên liệu mà mỗi sản phẩm hoặc nguyên liệu ở các nhóm khác nhau thì hscode của bộ sản phẩm đó sẽ được áp theo hscode của sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó.

  • Vd: Cửa nhôm (76.10) có tay nắm bằng thép (73.26) => Áp mã cửa này theo mã nhôm
  • Phân loại mặt hàng kính an toàn chưa có khung, làm bằng thủy tinh dai bền và cán mỏng?
  • 88.03: Bộ phận phương tiện bay – 70.07: Kính an toàn
  • Hscode sẽ áp theo mã 70.07 có mô tả chi tiết hơn nhóm 88.03

Lưu ý: Quy tắc 3b chỉ được áp dụng với trường sau 

  • Bộ sản phẩm có it nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. Trường hợp nếu bộ sản phẩm được làm từ nhiều sản phẩm giống nhau như bộ bát ăn cơm (gồm bát 04 bát nhỏ – 02 bát tô lớn) có số lượng nhiều hơn 2 nhưng không được xem là bộ sản phẩm.  Hoặc bộ cọ vẽ gồm nhiều loại đầu cọ từ nhỏ tới lớn gồm 08 đầu cọ sẽ không được xem là bộ sản phẩm hoàn thiện.
  • Đối với bộ sản phẩm đã được đóng gói và xếp cùng nhau tạo thành bộ sản phẩm.
  • Các sản phẩm này cùng hỗ trợ cho 1 hoặc vài sản phẩm chính trong bộ sản phẩm để thực hiện một chức năng xác định.

  • Ví dụ 1: Bộ sản phẩm gồm: Dầu gội và dầu xả thì được xem là bộ sản phẩm vì cùng hỗ trợ cho 1 mục đích làm sạch tóc.Nếu bộ sản phẩm gồm Dầu Gội và Cặp Tóc sẽ không được  xem là bộ phải áp theo 2 nhóm hscode.  Hoặc Một thùng đồ hộp gồm: 1 hộp tôm (16.05); 1 hộp pate gan (16.02); 1 hộp pho mát (04.06); 1 hộp thịt xông khói (16.02)=> Các sản phẩm này không thể hỗ trợ cũng như chế biến chung với nhau thành 1 chức năng đã xác định trước nên sẽ được áp mã riêng theo từng loại.
  • Bộ sản phẩm gồm gồm gói cháo ăn liền gồm: Bột gạo ( Nhóm A ) –  Gói nước gia vị ( Nhóm B) – Gói Muối gia vị (Nhóm C) có 3 sản phẩm khác nhau, đã được đóng gói bán lẻ, các sản phẩm cùng hỗ trợ cho 1 sản phẩm chính là tạo nên món cháo gạo nên sẽ áp theo hscode của bộ gạo dùng để nấu cháo nhóm A
  •  Nhập bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước (90.17), một vòng tính (90.17), một compa (90.17), một bút chì (96.09) và cái vót bút chì (82.14), đựng trong túi nhựa (42.02) => Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy, bộ dụng cụ vẽ được phân loại vào Nhóm 90.17.
Quy tắc 3b sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu, bộ phận, khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau
Quy tắc 3b sản phẩm cấu tạo từ nhiều nguyên liệu, bộ phận, khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau

Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm)

Đối với quy tắc này áp dụng khi: Không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b),sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Sản phẩm được tạo thành từ nhiều bộ phận và những bộ phận này được tạo thành từ nhiều nhóm khác nhau vai trò của chúng với sản phẩm là như nhau.

Trong trường hợp này, sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng (theo số đếm) trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

  • Socola sữa có tỉ lệ sữa = tỉ lệ bột cacao = 50%.
  • Nhóm 0402:  Sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác
  • Nhóm 1806: Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm. Hs code sẽ áp theo nhóm 1806
Quy tắc 3c dành cho sản phẩm cấu tạo từ những mã hscode khác nhau nhưng không phân biệt vai trò chính phụ
Quy tắc 3c dành cho sản phẩm cấu tạo từ những mã hscode khác nhau nhưng không phân biệt vai trò chính phụ

Quy tắc 4: Hscode được phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các qui tắc đã nêu trên sẽ được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất. Những hàng hóa định phân loại sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất. Yếu tố xác định giống nhau được xác định về mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa.

  • So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.
  • Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Vd: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04

Quy tắc 4 áp cho hàng hóa giống chúng nhất
Quy tắc 4 áp cho hàng hóa giống chúng nhất

Quy tắc 5: Áp dụng cho sản phẩm là hộp đựng, bao bì (5a, 5b)

  • Quy tắc 5a: sản phẩm là bao bì thiết kế đi kèm sản phẩm có độ bền cao dùng chung được với sản phẩm
  • Quy tắc 5b: Bao bì thiết kế đi kèm sản phẩm dùng 1 lần

Không áp dụng quy tắc 5 với trường hợp bao bì nhập riêng không có sản phẩm đi kèm.

Quy tắc 5a:  Áp dụng cho sản phẩm là hộp, túi và các loại bao bì thiết kế có hình dạng hợp dùng chung với sản phẩm

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Quy định này áp dụng cho các dòng sản phẩm: Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định.

Đặc trưng của những loại bao bì này sẽ có gồm:

  • Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng một loại hàng hoặc bộ hàng xác định, tức là bao bì được thiết kế đặc thù để chứa các hàng hóa đó, một số loại bao bì có thể có hình dáng của hàng hóa mà nó chứa đựng
  • Có thể sử dụng lâu dài, tức là chúng được thiết kế để có độ bền dùng cùng với hàng hóa ở trong. Những bao bì này cũng để bảo quản hàng hóa khi chưa sử dụng (ví dụ, trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ). Đặc tính này cho phép phân biệt chúng với những loại bao bì đơn giản
  • Được trình bày với hàng hóa chứa đựng trong chúng, các hàng hóa này được đóng gói riêng hoặc chung để thuận tiện cho vận chuyển .
  • Nếu bao bì này được xếp riêng lẻ được phân loại theo nhóm thích hợp với chúng, là loại bao bì thường được bán với hàng hóa chứa đựng trong nó; và không mang tính chất cơ bản của bộ hàng .

Lưu ý, không áp dụng quy tắc 5a, cho bao bì có đặc điểm nổi trội hơn hàng hóa nó chứa đựng.Đối với bao bì mang tính nổi trội hơn sản phẩm nó chứa đựng sẽ được áp theo hscode riêng.

  • Nếu hộp bánh trung thu có vỏ hộp làm bằng kim loại quý thì cần được áp theo hscode riêng. Túi đựng máy tính sẽ đươc bán theo bộ sản phẩm gồm  túi chống xóc, máy tính, túi đựng máy tính… thì túi chống xóc sẽ áp theo hscode của sản phẩm. Túi đựng máy tính sẽ áp hscode riêng.
  • Hộp đựng kính đeo mắt mà hộp đó bằng vàng thì không thể áp mã theo kính được. Hoặc hộp đựng chè bằng bạc hoặc cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt cũng không áp theo hscode của bánh ngọt hay hộp đựng chè.
Quy tắc 5a áp dụng với hàng hóa là bao bì đi kèm sản phẩm có thể dùng chung với sản phẩm
Quy tắc 5a áp dụng với hàng hóa là bao bì đi kèm sản phẩm có thể dùng chung với sản phẩm

Quy tắc 5b: Dùng cho bao bì thông thường sử dụng 1 lần đi kèm theo sản phẩm 

Quy tắc này áp dụng cho bao bì đi liền với sản phẩm được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (túi nilon, hộp carton…) sẽ áp mã hscode theo mặt hàng đó. Tuy nhiên, bao bì này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Vd: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.

Quy tắc 5b áp dụng cho bao bì đi kèm với sản phẩm nhưng chỉ dùng 1 lần
Quy tắc 5b áp dụng cho bao bì đi kèm với sản phẩm nhưng chỉ dùng 1 lần

Quy tắc 6: Nguyên tắc tra mã hscode cho hàng hóa 

Mã hscode của hàng hóa phải được phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm. Khi so sánh sản phẩm nhập cần phải so sánh cùng cấp độ cho tới khi áp được mã hscode của hàng: Cấp độ 1 gạch với 1 gạch, 2 gạch với 2 gạch, 3 gạch với 3 gạch, 4 gạch với 4 gạch. Nếu ở mức độ 1 gạch không phù hợp thì sẽ bỏ qua các cấp độ dưới nó. Tức là khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Vd: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)

Quy tắc 6 là nguyên tắc tra mã hscode
Quy tắc 6 là nguyên tắc tra mã hscode

Lưu ý khi tra mã hscode của hàng hóa

Khi tra hscode áp dụng quy tắc 01 và quy tắc 06  rồi mới lần lượt tới quy tắc 2, Quy tắc 3, Quy Tắc 4 hoặc Quy tắc 5. Ngoài ra, khi tra cứu HS Code, bạn nên lưu ý các điểm sau đây:

  1. Xác định loại hàng hóa: Để tra cứu HS Code, bạn cần xác định rõ loại hàng hóa mà bạn đang tìm kiếm. Điều này bao gồm việc mô tả đặc điểm, tính chất, chức năng và cách sử dụng của hàng hóa.
  2. Sử dụng nguồn tài liệu chính thống: Sử dụng các nguồn thông tin chính thống và cập nhật như hệ thống mã HS Code của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) hoặc các cơ quan hải quan và thương mại của quốc gia bạn đang hoạt động. Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất của mã HS Code.
  3. Xác định cấp độ phân loại: Mã HS Code có nhiều cấp độ phân loại, từ cấp độ tổng quát đến cấp độ chi tiết. Hãy xác định mức độ chi tiết cần thiết cho nhu cầu của bạn và tra cứu mã HS Code tương ứng.
  4. Kiểm tra hướng dẫn và chú thích: Mã HS Code thường đi kèm với hướng dẫn và chú thích để giúp bạn hiểu rõ hơn về việc áp dụng mã này. Đọc kỹ các hướng dẫn và chú thích để đảm bảo bạn hiểu đúng và áp dụng mã HS Code một cách chính xác.
  5. Tra cứu cụ thể theo quốc gia: Một số quốc gia có thể áp dụng mã HS Code theo cách riêng của mình hoặc có các biến thể và sự thay đổi so với mã HS Code quốc tế. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin cụ thể về mã HS Code cho một quốc gia cụ thể, hãy tra cứu trong cơ sở dữ liệu hải quan hoặc nguồn thông tin quốc gia đó.
  6. Tư vấn chuyên gia: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tra cứu HS Code hoặc cần sự tư vấn chuyên gia, hãy liên hệ với các chuyên gia hải quan, công ty vận chuyển hoặc cơ quan thương mại quốc tế để được hỗ trợ. Họ có thể cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn bạn trong quá trình tra cứu HS Code.
  7. Cần hiểu bản chất và nắm được nghiệp vụ: Đây là lý do bạn nên tham gia những khóa đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu để làm chủ kiến thức khi tra mã hscode.
Điều kiện để tra đúng mã hscode
Điều kiện để tra đúng mã hscode

Với bài viết quy tắc tra mã hscode, Hệ Thống Đào Tạo Thực Tế VinaTrain hy vọng bạn đọc đã nắm được kiến thức về 6 quy tắc tra mã hscode này. Nội dung đào tạo về mã hscode có trong chương trình đào tạo khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain được tổ chức theo hình thức online và trực tiếp.

Nếu bạn cần tham khảo thêm nguồn tài liệu xuất nhập khẩu hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online để cùng học xuất nhập mỗi ngày.

https://www.facebook.com/groups/600144280658243

Nguồn: Thanh Mai -Tổng hợp


———————————————————————————

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh:45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Mục lục nội dung [Hiển thị]

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Hùng says:

    Cho em hỏi cách xác định mã HS Code cho hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt không ạ vì em cảm thấy khó hiểu quá hic hic

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Hùng nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn. Bạn có thể tham khảo một số cách xác định mã HS Code sau đây:
      1. Tham khảo ý kiến chuyên gia:
      Đây là phương pháp hiệu quả và chính xác nhất, đặc biệt khi bạn gặp khó khăn với các trường hợp đặc biệt.
      Các chuyên gia về Hải quan hoặc các công ty dịch vụ khai báo hải quan có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn để hỗ trợ bạn xác định mã HS Code chính xác cho mặt hàng của mình.
      2. Sử dụng công cụ tra cứu mã HS Code:
      Tổng cục Hải quan Việt Nam cung cấp công cụ tra cứu mã HS Code miễn phí trên website chính thức: https://www.customs.gov.vn/.
      Công cụ này cho phép bạn tra cứu mã HS Code dựa trên mô tả chi tiết về mặt hàng, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mã phù hợp.
      Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ tra cứu mã HS Code của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO): [đã xoá URL không hợp lệ].
      3. Tham khảo các văn bản hướng dẫn:
      Tổng cục Hải quan ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về việc xác định mã HS Code cho các trường hợp đặc biệt.
      Bạn có thể tìm kiếm các văn bản này trên website của Tổng cục Hải quan hoặc các trang web thông tin pháp luật uy tín.
      Một số văn bản quan trọng bao gồm:
      Thông tư số 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa theo Biểu thuế xuất nhập khẩu.
      Thông tư số 15/2020/TT-BTC hướng dẫn về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
      Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
      4. Phân tích thành phần và chức năng của hàng hóa:
      Việc phân tích chi tiết thành phần và chức năng của hàng hóa có thể giúp bạn xác định nhóm hàng phù hợp, từ đó tìm kiếm mã HS Code chính xác.
      Ví dụ, với một sản phẩm điện tử, bạn cần xác định các thành phần chính như chip xử lý, bộ nhớ, màn hình, v.v. và chức năng của sản phẩm để tìm kiếm mã HS Code phù hợp trong nhóm “Máy móc và thiết bị điện tử”.
      5. So sánh với các trường hợp tương tự:
      Tham khảo các trường hợp tương tự đã được xác định mã HS Code có thể giúp bạn có thêm thông tin và định hướng để tìm kiếm mã phù hợp cho mặt hàng của mình.
      Bạn có thể tìm kiếm các thông tin này trên website của Tổng cục Hải quan, các diễn đàn chuyên ngành hoặc thông qua các công ty dịch vụ khai báo hải quan.

      0
      0
  2. Minh Châu says:

    Mã HS Code của một mặt hàng có thể thay đổi theo thời gian không, ví dụ như năm nay khác năm sau có thể bị thay đổi ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào Minh Châu nhé, câu trả lời là có thay đổi theo thời gian em ạ
      Mã HS Code được xây dựng dựa trên các tiêu chí phân loại hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Các tiêu chí này có thể được thay đổi theo thời gian để phản ánh những thay đổi về công nghệ, nhu cầu của thị trường hoặc các quy định pháp luật.
      Ví dụ, mã HS Code của các mặt hàng điện tử thường được thay đổi để cập nhật các công nghệ mới. Ví dụ, mã HS Code của điện thoại thông minh đã thay đổi nhiều lần trong những năm qua để phản ánh sự phát triển của công nghệ điện thoại thông minh.
      Ngoài ra, mã HS Code cũng có thể được thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ví dụ, các FTA thường bao gồm các quy định về phân loại hàng hóa, và các quy định này có thể dẫn đến việc thay đổi mã HS Code của một số mặt hàng.
      Việc thay đổi mã HS Code của một mặt hàng có thể ảnh hưởng đến các thủ tục xuất nhập khẩu của mặt hàng đó. Ví dụ, nếu mã HS Code của một mặt hàng thay đổi, thì mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng đó cũng có thể thay đổi.

      0
      0
  3. Hải Thành says:

    Trong trường hợp không tìm thấy mã HSCode chính xác cho hàng hóa trong 06 Quy tắc tra mã HSCode, liệu có hướng dẫn hoặc quy định khác để xác định mã HSCode hay không vì khi không có mình nên liên hệ lại với cty đối phương để xin lại hay sao ạ Em cần giải đáp thì câu này có trong bài học không ạ. Em cần tư vấn học ạ

    0
    0
  4. Phương Thi says:

    Thực tế nếu mình tra mặt hàng của mình mà nó mô tả k rõ ràng lại xuất hiện mấy mã hợp thì làm sao để xác định đúng mã ạ

    0
    0
  5. Mẫn Nhi says:

    Dạ cho em hỏi là có bao nhiêu cấp độ và cách phân biệt được mỗi cấp độ của mã HS code như nào ?

    0
    0
  6. Tuấn Anh says:

    Mình có mẹo này cho mn nè haha, muốn tra mã hàng gì cứ gõ gg ra, xong có mã mình lại vào biểu thuế search lại xem mã đó áp dụng cho đúng loại hàng mình đang làm k, hehe có anh đi trước chỉ, chứ nhìn mấy quy tắc tra mã muốn xỉu á huhu

    0
    0
  7. Lê Kiêu Diễm says:

    hay quá cảm ơn vinatrain, mình đọc bài viết đã hiểu rồi trước tự học không hiểu gì luôn 🙂

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *