11 Điều Kiện Trong IncoTerms, có tài liệu tham khảo

16712 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

Các điều kiện trong incoterm đều quy định rõ về trách nhiệm; rủi ro và chi phí của 2 bên mua bán trong giao nhận hàng hoá. Các phiên bản incoterm 2010 và 2020 có 11 điều kiện; chi tiết 11 điều kiện trong incoterm là gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết nghiệp vụ chi tiết cho trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain trình bày tại đây.

Dưới đây là một số lưu ý về Incoterm bạn cần nhớ:

  • Các phiên bản: INCOTERMS 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 phiên bản mới nhất là Incoterms 2020.
  • INCOTERMS ® 2010 là thương hiệu đã được đăng ký (REGISTERED TRADEMARK) của phòng Thương mại quốc tế ICC.
  • INCOTERMS ® 2010 thay đổi cách gọi các điều kiện (TERMS) thành các quy tắc (RULES) để giải thích các điều kiện thương mại.
  • INCOTERMS ® 2010 có thể sử dụng trong cả giao dịch thương mại nội địa.

Phân tích 11 điều kiện trong incoterms
Phân tích 11 điều kiện trong incoterms

I. Đặc điểm chung của INCOTERMS

  • INCOTERMS không có tính phủ định, phiên bản sau không phủ định phiên bản trước. Người mua và người bán có thể lựa chọn dẫn chiếu điều kiện của phiên bản Incoterms phù hợp nhất với thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
  • Các điều kiện của Incoterms không có tính cố định
  • Chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình không áp dụng với hàng hóa vô hình
  • Incoterms có giá trị thấp hơn luật pháp quốc gia

Note: Khi dẫn chiếu bắt buộc phải ghi rõ phiên bản lựa chọn. Người mua và người bán có thể dẫn chiếu điều kiện của phiên bản Incoterms được lựa chọn đồng thời có thể thêm hoặc bớt các điều khoản cho phù hợp với thỏa thuận mua bán giữa hai bên.

  • Cấu trúc trích dẫn: QUY TẮC (ĐỊA ĐIỂM), INCOTERMS (VER)
  • VD:  FOB, Hải Phòng, Incoterm 2010
  • Địa điểm: phải được thỏa thuận trước và có chỉ dẫn cụ thể. Chỉ dẫn càng cụ thể càng giảm thiểu tranh chấp phát sinh

Dưới đây là tổng hợp 11 điều kiện được sử dụng trong incoterm, trung tâm VinaTrain gửi bạn đọc tham khảo theo 2 nhóm sau:

Nhóm quy tắc áp dụng trong vận tải đa phương thức Nhóm quy tắc áp dụng với vận tải đường biển, thuỷ nội địa
  •  Điều kiện EXW
  •  Điều kiện FCA
  •  Điều kiện CPT
  •  Điều kiện CIP
  •  Điều DAT (incoterm 2020 thay thế bằng DPU)
  •  Điều kiện DAP
  •  Điều kiên DDP
  • Điều kiện EXW
  • Điều kiện FAS
  • Điều kiện FOB
  • Điều kiện CFR
  • Điều kiện CIF

II.Các điều kiện incoterm áp dụng với vận tải đa phương thức

Dưới đây là những phân tích chi tiết với các quy tắc giao nhận áp dụng với loại hình vận tải đa phương thức:

2.1 Quy tắc giao nhận EXW -Exworks

Điều kiện giao hàng EXW viết tắt của thuật ngữ Tiếng Anh “Ex Works” có nghĩa là “Giao tại xưởng”. Người bán sẽ giao hàng tại nơi người mua chỉ định tại xưởng người bán thực tế người mua có thể chỉ định nơi nhận hàng khác trong xưởng người bán như: nhà kho, ngã ba đường.

Trách nhiệm người bán Trách nhiệm người mua
  • Chuẩn bị hàng hóa xuât khẩu theo như thỏa thuận
  • Đóng gói hàng
  • Giao hàng tại kho người bán hoặc tại nơi người mua chỉ định theo thỏa thuận ngoài kho người bán.
  • Nhận hàng từ người bán thuê vận tải mang về kho: Quá trình vận tải sẽ bao gồm vận tải nội địa từ kho người bán -> cảng xuất; vận tải quốc tế; vận tải nội đia từ cảng nhập -> nơi nhập kho tại nước nhập khẩu.
  • Làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu 2 bên: Thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu
  • Chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục hải quan cả 2 bên nước xuất khẩu và nhập khẩu
  • Mua bao hiểm vận tải cho hàng hóa nếu cảm thấy quá trình giao nhận không an toàn
  • Thanh toán các khoản chi phí liên quan tới giao nhận tính từ khi nhận hàng của người bán

Chuyển giao rủi ro trong điều kiện EXWs: Nơi người bán giao hàng cho người mua.

Những lưu ý khi sử dụng quy tắc giao nhận Exw trong incoterms

Với người bán:

  • Chỉ nên bán hàng điều kiện này với trường hợp người bán chưa có kinh nghiệm xuất nhập khẩu vì khi bán hàng EXW họ có thể từ chối các nghĩa vụ liên quan tới vận tải, thông quan, giấy phép. Tuy nhiên nếu bán hàng trường hợp này sẽ không mở rộng được lượng khách hàng và không gia tăng được lợi nhuận.
  • Ngoài ra, còn trường hợp người bán là nhà sản xuất lớn họ chỉ muốn tập trung và sản xuất để tối ưu sản lượng, với trường hợp này người bán sẽ có tệp khách hàng lớn, điểm mạnh của họ là công nghệ, chất lượng và đầy đủ giấy phép nên vẫn thu hút nhiều nhà nhập khẩu tới tận xưởng mua hàng.

Với người mua, lời khuyên cho người mua khi mua hàng Exw là chỉ nên mua hàng khi:

  • Nhà cung cấp có đầy đủ chứng từ, giấy phép hỗ trợ liên quan tới chính sách mặt hàng
  • Người mua đã có kinh nghiệm làm hàng hóa và giao nhận vận tải
  • Tại thời điểm mua hàng, các chính sách quản lý kinh tế với nghành hàng đó ở nước xuất khẩu không có nhiều biến động.

Tóm lại điều kiện Exw khiến người mua gặp rủi ro lớn trong khâu vận tải nội địa ở nước xuất khẩu và thông quan xuất khẩu nếu chưa có kinh nghiệm làm việc này bạn nên tham khảo qua các quy tắc giao nhận tiếp theo điều kiện FCA.

Quy tắc giao nhận EXW
Quy tắc giao nhận EXW

2.2  Điều kiện FCA – Free Carrier (giao hàng cho người chuyên chở)

Điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) Áp dụng với hình thức vận tải đa phương thức, người bán chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở tại vị trí quy định như cảng hoặc nhà xe do người mua chỉ định; hàng hoá đã được thông quan nhập khẩu. 

Trách nhiệm người bán Trách nhiệm của người mua
  • Chuẩn bị hàng hóa xuât khẩu theo như thỏa thuận
  • Đóng gói hàng
  • Giao hàng tại kho người bán hoặc tại nơi người mua chỉ định theo thỏa thuận ngoài kho người bán.
  • Làm thủ tục thông quan xuất khẩu, cung cấp chứng từ theo yêu cầu của người mua.
  • Nhận hàng từ người bán thuê vận tải mang về kho: Nhận hàng tại nơi chỉ định thuê vận tải quốc tế; vận tải nội đia từ cảng nhập -> nơi nhập kho tại nước nhập khẩu.
  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu: Thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu
  • Chuẩn bị chứng từ làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
  • Mua bao hiểm vận tải cho hàng hóa nếu cảm thấy quá trình giao nhận không an toàn
  • Thanh toán các khoản chi phí liên quan tới giao nhận tính từ khi nhận hàng của người bán

Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (FCA- free carrier): rủi ro được người bán chuyển giao cho người mua khi người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tại nơi chỉ định (đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết đễ đưa hàng hóa đến địa điểm được chỉ định.

Các bên cũng nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi đến được chỉ định, vì các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Trường hợp này người bán có thể được chỉ định giao hàng tại các trường hợp sau: (1) Giao hàng tại cảng xuất, (2) giao hàng tại chân phương tiện – mạn tàu; (3) giao hàng lên trên phương tiện ( boong tàu)

Lưu ý khi sử dụng điều kiện FCA (Free carrier)

  • 2 bên mua bán khi sử dụng FCA cần lưu ý nơi giao hàng tại cảng xuất. Trong trường hợp người mua nếu chỉ mua hàng của 1 nhà xuất khẩu và không cần gom hàng thì nên chỉ định nơi giao nhận hàng trên boong tàu tại cảng xuất, hoặc trên phương tiện sẽ giảm bớt rủi ro khi nhận hàng.
  • Trường hợp người mua muốn gom hàng hoặc chủ động trong quá trình xếp hàng lên phương tiện có thể cân nhắc phương án nhận hàng tại cảng, hoặc chân phương tiện.
  • FCA sử dụng trong vận tải đường biển và thủy nội địa sẽ bị giới hạn nơi giao hàng của người bán là cảng xuất.

Điều kiện FCA trong incoterm
Điều kiện FCA trong incoterm

2.3 Điều kiện CPT (Carriage Paid To – Cước trả tới điểm đến)

CPT (Carriage paid to) Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.

Cụ thể, người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận, phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.

  1. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (CPT- Carrige paid to): 2 bên cần quy định rõ với nhau địa điểm giao hàng vì rủi ro được chuyển giao từ người bán xang người mua có thể trước nơi nhận hàng. Trường hợp nhiều người chuyên chở cùng tham gia vận tải hàng hóa thì rủi ro được chuyển giao khi hàng hóa đã được giao cho người chuyển chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn và người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các bên muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm muộn hơn (ví dụ như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì họ phải quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán.
  2. Bảo hiểm hàng hóa: Giá bán trên chưa có bảo hiểm hàng hóa vì vậy người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho người mua hưởng. Người mua được khuyên mua bảo hiểm vận tải để giảm thiểu rủi ro.
  3. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu: Điều kiện CPT  yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên họ sẽ không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuê nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Trách nhiệm của người bán  Trách nhiệm của người mua 
  • Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu theo như thỏa thuận
  • Đóng gói hàng
  • Giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký người bán ký hợp đồng vận tải thuê người chuyên chở tới nơi chỉ định.
  • Làm thủ tục thông quan xuất khẩu, cung cấp chứng từ theo yêu cầu của người mua.
  • Nhận hàng từ người bán thuê vận tải mang về kho: Nhận hàng tại nơi chỉ định thuê vận tải về nhập kho (tùy vào nơi nhận hàng để biết có cần thuê vận tải quốc tế không .
  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu: Thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu
  • Chuẩn bị chứng từ làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
  • Mua bao hiểm vận tải cho hàng hóa nếu cảm thấy quá trình giao nhận không an toàn
  • Thanh toán các khoản chi phí liên quan tới giao nhận tính từ khi nhận hàng của người bán

Lưu ý khi sử dụng điều kiện CPT (Carrige paid to- Cước phí trả tới)

  • Trương hợp này muốn quản lý rủi do: Phải làm hợp đồng vận chuyển tốt – đề phòng các trường hợp rủi do nếu có – kiểm tra thông tin trên bill có giá trị như hợp đồng
  • Trưởng hợp có rủi do sảy ra thì hàng sẽ được người chuyên chở bồi thường trị giá 10 lần cước vận chuyển: Cước: 80USD – bồi thường 10 lần cước 800 USD, chưa nói tới trường hợp bất khả kháng hãng tàu sẽ không có trách nhiệm bồi thường vậy thì giá trị lô hàng của bạn trị giá vài trăm triệu hoặc vài tỉ coi như mất trắng rồi còn gì.
  • Trường hợp này phải mua bảo hiểm hàng hóa – Tìm hiểu quy tắc chung 1990 về bảo hiểm tại Điều 6-7 chương 3 (hiểu rõ về những điều khoảnloại trừ trong bảo hiểm) thì hàng sẽ không được bồi thường.
  • Để quản lý rủi do thì người thì 2 bên mua bán sẽ tự mua bảo hiểm – Người mua nhờ người bán mua bảo hiểm (phát sinh thỏa thuận bảo hiểm và chi phí) thì sẽ phát sinh chi phí mua bảo hiểm

Điều kiện CPT
Điều kiện CPT

2.4 Điều kiện CIP (Carriage insurrance paid to – cước phí và bảo hiểm trả tới)

CIP (Carriage, Insurance Paid To) – Cước phí và bảo hiểm trả tới, áp dụng trong vận tải đa phương thức. Người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới nơi đến do người mua chỉ định tại nước nhập khẩu; người bán không có trách nhiệm phải thông quan nhập khẩu.

Người mua có trách nhiệm thông quan nhập khẩu và nhận hàng tại nơi đến chỉ định. Để hạn chế rủi ro người mua được khuyên nên mua bảo hiểm vận tải từ nơi chuyển giao rủi ro với người bán, trường hợp này người mua có thể tự mua bảo hiểm. Tuy nhiên, người sẽ có xu hướng yêu cầu người bán mua bảo hiểm vận tải và tính vào giá bán cho mình.

Lúc này điều kiện giao nhận trở thành: CPT + I = CIP ( Carriage paid to)

ĐIều kiện CIP trong incoterm
ĐIều kiện CIP trong incoterm

2.5 Điều kiện DAT (Delivered At Terminal)

DAT ( Delivery at Terminal ) – Giao tại bến. “Bến” (Terminal) bao gồm bất kỳ nơi nào như cầu cảng, kho, bãi container hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không thuộc nước người mua. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Các bên mua và bên bán nên quy định rõ về địa điểm giao hàng chỉ định vì người bán chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng đến điểm chỉ định tại nước người mua.

Chi phí bên bán Người mua
  • Thông quan hàng hóa xuất khẩu
  • Giao hàng tới cảng nhập
  • Phí dỡ hàng tại cảng nhập
  • Chi phí thuê vận tải chặng chính
  • Thông quan nhập khẩu
  • Vận chuyển nội địa tới cảng nhập
  • Đóng thuế nhập khẩu

Điểm chuyển giao rủi do hàng hóa: Nơi chuyển giao rủi ro trong quy tắc DAT là nơi người bán giao hàng tại bến nhập khẩu do người mua chỉ định. Thường đối với DAT người mua sẽ chỉ định nhận hàng tại bến lúc này hang được dỡ khỏi phương tiện vận tải trở tới.

Điều kiện DAT trong incoterms
Điều kiện DAT trong incoterms

2.6 Điều kiện DAP (Delivery At Place) – Giao hàng tại nơi đến quy định

DAP (Delivery at Place) – “Giao hàng tại nơi đến” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.

Điều kiện DAP áp dụng với vận tải đa phương thức.

Trách nhiệm của người bán  Trách nhiệm của người mua 
  • Sản xuất đóng gói hàng tai nơi đến quy định
  • Chuẩn bị giấy phép thông quan xuất khẩu
  • Thuê vận tải quốc tế
  • Thuê vận tải trở hàng tới nơi nơi đến
  • Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng giao tại nơi đến chỉ định
  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu
  • Nhận hàng tại nơi đến chỉ định, hàng vẫn ở trên phương tiện vận tải trở tới chưa được dỡ xuống mặt đất

Điểm chuyển giao rủi ro trong điều kiện DAP: tại nơi người bán giao hàng cho người mua, tức là trên phương tiện vận tải trở tới nơi đến do người mua chỉ định.

Điều kiện DAP trong incoterm
Điều kiện DAP trong incoterm

2.7 DDP (Delivery Duty Paid) – Giao đã trả thuế nhập khẩu

Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid – giao hàng đã nộp thuế tới địa điểm quy định) quy định người bán phải có trách nhiệm giao hàng tới nơi đến do người mua chỉ định tại nước nhập khẩu là kho người mua; hoặc tai địa điểm khác do người mua chỉ định. Hàng hoá đã được làm thủ tục thông quan va thanh toán tiền thuế nhập khẩu.

Trách nhiệm của người bán  Trách nhiệm của người mua 
  • Sản xuất đóng gói hàng tai nơi đến quy định
  • Chuẩn bị giấy phép thông quan xuất khẩu
  • Thuê vận tải quốc tế
  • Thông quan và đóng thuế nhập khẩu
  • Thuê vận tải trở hàng tới nơi nơi đến
  • Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng giao tại nơi đến chỉ định
  • Nhận hàng đã thông quan nhập khẩu tại nơi chỉ định

 

Nơi chuyển giao rủi ro: Tại nơi người bán giao hàng cho người mua chỉ định ở nước nhập khẩu. Ví dụ người mua nhận hàng tại kho thi nơi chuyển giao là trên phương tiện trở tới, thời điểm chuyển giao rủi ro là khi bốc hàng từ phương tiện vận tải trở tới xuống kho người mua.

Lưu ý thêm về giá DDP: Khi bán giá DDP người bán sẽ quản lý những rủi ro liên quan tới thông quan nhập khẩu, vận chuyển nội địa, giấy phếp nhâp khẩu và thuế xuất nhập khẩu điều này sẽ khiến giá bán cao hơn rất nhiều. Vì vậy người mua chỉ nên mua giá DDP làm khi hàng k chịu thuế hoặc hàng không chịu quản lý của khu chế xuất, hàng hóa đưa vào các doanh nghiệp chế xuất sẽ chịu thuế 0%; giảm thiểu rủi do về thuế.

Điều kiện DPP trong incoterm
Điều kiện DPP trong incoterm

III.  Các điều kiện incoterm áp dụng trong vận tải đường thủy, đường biển

FAS – (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu

  • Trách nhiệm: Người bán đặt hàng hóa đã được thông quan xuất khẩu dọc theo mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định.
  • Chi phí: Người bán trả chi phí thông quan xuất khẩu, chi phí vận chuyển và bốc xếp hàng hóa tới đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định.
  • Rủi ro: Rủi ro được chuyển giao từ thời điểm hàng hóa được đặt dọc mạn tàu được chỉ định.

Nếu không muốn giao hàng lên tàu thì người bán nên chọn term FCA thay vì Term FAS

FOB – Free On Board (Giao hàng trên tàu)

  • Trách nhiệm: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng quy định.
  • Chi phí: Người bán phải trả chi phí thông quan hàng xuất khẩu, vận chuyển tới cảng quy định và bốc xếp lên con tàu do người mua chỉ định.
  • Rủi ro: Được chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu.

Người mua sẽ chịu toàn bộ chi phí từ khi nhận hàng trên tàu đến khi hàng tới hàng cảng nhập

CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí

  • Trách nhiệm: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới tàu tại cảng xuất, ký hợp đồng vận chuyển và trả chi phí vận chuyển tới cảng đến quy định.
  • Chi phí: Người bán trả chi phí thông quan hàng xuất, phí vận chuyển tới cảng xuất, phí bốc xếp hàng hóa lên trên tàu tại cảng xuất và cước phí vận chuyển tới cảng đến quy định, có thể trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu được quy định trong hợp đồng vận chuyển.

– Người mua trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu không được quy định trong hợp đồng vận chuyển việc này của người bán, phí tại cảng dỡ, phí thông quan nhập khẩu, thuế và vận tải nội địa.

  • Rủi ro: Được chuyển giao khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất.

CIF – Cost Insurance and Freight -Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí trả tới

  • Trách nhiệm: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới tàu tại cảng xuất, ký hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm và trả chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa tới cảng đến quy định.
  • Chi phí: – Người bán trả chi phí thông quan hàng xuất, phí vận chuyển tới cảng xuất, phí bốc xếp hàng hóa lên trên tàu, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm hàng hóa tới cảng đến quy định, phí dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại cảng nhập nếu được quy định trong hợp đồng vận chuyển.

– Người mua trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu không được quy định trong hợp đồng vận chuyển, phí tại cảng dỡ, phí thông quan nhập khẩu, thuế và vận tải nội địa.

  • Rủi ro: Được chuyển giao khi hàng hóa được xếp lên tàu xuất.

III. Điểm đổi mới trong INCOTERMS® 2020 so với INCOTERMS® 2010

Điều thay đổi chính trong phiên bản incoterms 2020 so với phiên bản 2010 VinaTrain sẽ tổng hợp để bạn dễ hiểu và nắm được như sau:

DAT (Delivered at Terminal) đổi thành DPU (Delivered at Place Unloaded):

Nội dung cơ bản sẽ giống nhau nhưng mở rộng thêm trách nhiệm của người bán giao hàng tại cảng nhập, bến, nhà ga thì phải thêm trách nhiệm bốc dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống địa điểm người mua chỉ định – “mặt đất”. ICC khi soạn thảo cũng nhấn mạnh vấn đề người bán hàng phải giao hàng đến một điểm đã định trước (ga tàu, bến cảng, ICD, một điểm bất kỳ, có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.

Phân tích thêm về điều kiện DPU

Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU người bán chỉ hết trách nhiệm khi giao hàng tới mặt đất tại địa điểm người mua chỉ định điều này người bán cần tìm hiểu rõ vì nhiều trường hợp để giao hàng từ phương tiện xuống cảng nhập sẽ cần nhiều  phương tiện hỗ trợ như: băng truyền, dàn dáo, máy cẩu,  rơ móc…kéo theo chi phí lắp đặt xếp dỡ tai cảng nhập có thể ngoài chi phí dự kiến của người bán.

Chi phí bảo hiểm sẽ được 2 bên thỏa thuận riêng thêm vào nếu cần thiết

  • FCA (Free Carrier): Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho nhà vận chuyển( carrier do người mua chỉ định), điểm mới trong điều khoản này là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán
  • Lưu ý:  người bán chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.

Về điều khoản bảo hiểm tại term CIF và CIP

  • Bạn cần nhớ với những điều khoản có chữ “I”= insurance là mặc định người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đối với điều khoản CIP thì loại bảo hiểm mặc định đó là loại (A) hoặc tương đương loại (A), còn ở Inctoerm 2010 là loại (C) – bảo hiểm bắt buộc .
  • Riêng điều kiện CIF thì vẫn giữ nguyên như phiên bản incoterms 2010 – điều kiện thoại (A) – bảo hiểm mọi rủi ro. Loại bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm cao hay thấp, nên đây cũng là yếu tố mà các bên phải xem xét kỹ khi ký hợp đồng.
  • Trên bản incoterms 2020 tại mục 9A/9B thì trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua được liệt kê rõ ràng.
  • Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm đó là nhà vận chuyển không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của người mua hoặc người bán.1
  • Đối với bản incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin, các bên tham gia phải bảo mật thông tin về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Lưu ý:

Thứ nhất, Incoterms 2020 chú trọng đến bảo hiểm và bảo mật thông tin 2 bên mua bán cần tìm hiểu kỹ trước khi vận chọn lựa điều khoản này.

Thứ hai, Tập quán soạn chứng từ nhiều người chỉ ghi tên term CIF, Hải Phòng, hoặc DAT, Nội Bài mà không ghi rõ version cụ thể là 2010 hay 2020. Về cơ bản các điều khoản trong incoterm ở 2 phiên bản này giống nhau, tuy nhiên ở những điều khoản thay đổi đã nêu rõ thì để tránh phát sinh thiệt thòi cho bên chịu tổn thất nhiều hơn.

Nội dung về Incoterm là gì nằm trong chương trình giảng dạy tại chuyên đề Thương Mại Quốc Tế của khóa học Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Cho Người Mới Bắt Đầu Tại VinaTrain  tổ chức hàng tháng. Bạn có nhu cầu đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế hoặc Logistics có thể tham gia các khóa học trực tiếp tại chi nhánh Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc các lớp nghiệp vụ xuất nhập khẩu online.

Trân trọng!

——————————————————————————————————

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  • Văn Phòng Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Nguyễn Thanh Thảo says:

    trung tâm cho mình xin một số mẫu hợp đồng để tham khảo được không? cám ơn trung tâm

    4
    0
  2. Đặng Hương Giang says:

    Khi xây dựng hợp đồng thương mại có bắt buộc phải áp dụng các quy định của incoterms 2020 không? Hay mình có thể áp dụng các phiên bản khác để có lợi cho mình ạ

    3
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *