Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán CÓ LỜI GIẢI, Hướng Dẫn Chi Tiết

Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán, CÓ LỜI GIẢI, Hướng Dẫn Chi Tiết

Bài tập Nguyên Lý Kế Toán là phần thực hành quan trọng để bạn nắm vững cách vận dụng lý thuyết vào thực tế. Những bài tập định khoản Nợ/Có không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ kế toán mà còn rèn luyện kỹ năng ghi sổ và lập bảng cân đối kế toán một cách chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số bài tập thực hành định khoản Nợ/Có Nguyên Lý Kế Toán (có lời giải chi tiết). Nội dung tương tự cho bài tập số 4 và 5 trong giáo trình Nguyên Lý Kế Toán do VinaTrain biên soạn, mời các bạn tham khảo cách làm.

Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải được tổng hợp bởi Vinatrain Việt Nam

Trước tiên, chúng là cùng tìm hiểu về khái niệm nguyên lý kế toán, dành cho các bạn mới bắt đầu học nghề Kế Toán

Nguyên Lý Kế Toán Là Gì?

Nguyên lý kế toán là các quy tắc và hướng dẫn cơ bản được sử dụng trong việc ghi nhận, phân loại, xử lý, và báo cáo các giao dịch tài chính của một doanh nghiệp. Các nguyên lý này đảm bảo rằng báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập một cách nhất quán, minh bạch và chính xác.

Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC đều là những văn bản quan trọng của Bộ Tài chính Việt Nam, quy định về chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, nhưng có phạm vi và đối tượng áp dụng khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là TT 200, được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông tư này cung cấp một hệ thống tài khoản kế toán chi tiết, các nguyên tắc kế toán cụ thể, và yêu cầu báo cáo tài chính đầy đủ, phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh và cần phản ánh chính xác tình hình tài chính của mình.

Hướng dẫn cụ thể cách định khoản nghiệp vụ kế toán cho người mới bắt đầu:

Một Số Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán (Định khoản Nợ/Có)

Bài 1: Một doanh nghiệp góp vốn ban đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh 700.000.000 đồng; trong đó bằng TSCĐHH là 500.000.000 đồng, tiền mặt 200.000.000 đồng. 

Nghiệp vụ 1: Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 20.000.000 đồng chưa trả tiền cho người bán.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Nguyên vật liệu
  • Phải trả cho người bán

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Nguyên vật liệu: 152 và Phải trả cho người bán: 331.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 152 (Nguyên vật liệu): tăng 20.000.000 đồng.
  • Tài khoản 331 (Phải trả người bán): tăng 20.000.000 đồng.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 152 tăng lên 20.000.000 => Ghi Nợ TK152: 20.000.000 đồng.
  • Tài khoản 331 tăng lên 20.000.000 => Ghi Có TK331: 20.000.000 đồng.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 152: 20.000.000 đồng.
  • Có TK 331: 20.000.000 đồng

Nghiệp vụ 2: Mở tài khoản tiền gửi ngân hàng và gửi vào 150.000.000 đồng tiền mặt.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Tiền gửi ngân hàng.
  • Tiền mặt.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Tiền gửi ngân hàng: 112 và Tiền mặt: 111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 112: tăng 150.000.000 đồng.
  • Tài khoản 111: giảm 150.000.000 đồng.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 112 tăng lên 150.000.000 => Ghi Nợ TK112: 150.000.000 đồng.
  • Tài khoản 111 giảm xuống 150.000.000 => Ghi Có TK111: 150.000.000 đồng.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 112: 150.000.000 đồng.
  • Có TK 111: 150.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 3: Nhận vốn góp bằng tiền gửi ngân hàng 100.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Vốn góp của chủ sở hữu.
  • Tiền gửi ngân hàng.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Vốn góp của chủ sở hữu: 411 và Tiền gửi ngân hàng: 112.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 411: tăng 100.000.000 đồng.
  • Tài khoản 112: tăng 100.000.000 đồng.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 112 tăng lên 100.000.000 => Ghi Nợ TK112: 100.000.000 đồng.
  • Tài khoản 411 tăng lên 100.000.000 => Ghi Có TK411: 100.000.000 đồng.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 112: 100.000.000 đồng.
  • Có TK 411: 100.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 4: Trả nợ người bán bằng tiền mặt 10.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải trả cho người bán.
  • Tiền mặt.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải trả cho người bán: 331 và Tiền mặt: 111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 331: giảm 10.000.000 đồng.
  • Tài khoản 111: giảm 10.000.000 đồng.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 331 giảm 10.000.000 => Ghi Nợ TK331: 10.000.000 đồng.
  • Tài khoản 111 giảm 10.000.000 => Ghi Có TK111: 10.000.000 đồng.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 331: 10.000.000 đồng.
  • Có TK 111: 10.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 5: Người mua ứng trước tiền hàng cho DN bằng tiền mặt 3.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải thu của khách hàng.
  • Tiền mặt.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải thu của khách hàng: 131 và Tiền mặt: 111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 131: giảm 3.000.000 đồng.
  • Tài khoản 111: tăng 3.000.000 đồng.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 111 tăng 3.000.000 => Ghi Nợ TK111: 3.000.000 đồng.
  • Tài khoản 131 giảm 3.000.000 => Ghi Có TK131: 3.000.000 đồng.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 111: 3.000.000 đồng.
  • Có TK 131: 3.000.000 đồng.

Nghiệp vụ 6: Ứng trước tiền cho người bán bằng TGNH 5.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải trả người bán.
  • Tiền gửi ngân hàng.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải trả người bán: 331 và Tiền gửi ngân hàng: 112.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 331: giảm 5.000 đồng.
  • Tài khoản 112: giảm 5.000 đồng.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 331 giảm 5.000.000 => Ghi Nợ TK331: 5.000 đồng.
  • Tài khoản 112 giảm 5.000.000 => Ghi Có TK112: 5.000 đồng.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 331: 5.000 đồng.
  • Có TK 112: 5.000 đồng.

Bài 2:

Cho số dư đầu tháng 4/2018 của một số tài khoản công ty Hoàng Anh như sau: (1.000đ)

  • Tài khoản “Tiền mặt”: 10.000.000
  • Tài khoản “TGNH”: 30.000.000
  • Tài khoản “Nguyên vật liệu”: 20.000
  • Tài khoản “Phải trả người bán”: 5.000.000
  • Tài khoản “Phải thu khách hàng”: 6.000.000

Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng (1.000đ)

Nghiệp vụ 1: Người mua trả hết nợ cho DN bằng tiền mặt.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải thu của khách hàng.
  • Tiền mặt.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải thu của khách hàng: 131 và Tiền mặt: 111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 111: tăng 6.000.
  • Tài khoản 131: giảm 6.000.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 111 tăng 6.000 => Ghi Nợ TK111: 6.000.
  • Tài khoản 131 giảm 6.000 => Ghi Có TK131: 6.000.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 111: 6.000.
  • Có TK 131: 6.000.

Nghiệp vụ 2: Mua CCDC nhập kho. Giá mua 5.000, thuế GTGT 500, đã trả bằng TGNH.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Công cụ dụng cụ.
  • Thuế GTGT được khấu trừ.
  • Tiền gửi ngân hàng.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Công cụ dụng cụ – TK153 ; Thuế GTGT được khấu trừ – TK133; Tiền gửi ngân hàng – TK112.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 153: tăng 5.000.
  • Tài khoản 133: tăng 500.
  • Tài khoản 112: giảm 5.500.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 153 tăng 5.000 => Ghi Nợ TK153: 5.000.
  • Tài khoản 133 tăng 500 => Ghi Nợ TK133: 500.
  • Tài khoản 112 giảm 5.500 => Ghi Có TK112: 5.500.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 153: 5.000.
  • Nợ TK 1331: 500.
  • Có TK 112: 5.500.

Nghiệp vụ 3: Tạm ứng cho cán bộ đi công tác bằng tiền mặt 500.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Tạm ứng.
  • Tiền mặt.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Tạm ứng – TK141 và Tiền mặt – TK111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm

  • Tài khoản 141: tăng 500.
  • Tài khoản 111: giảm 500.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có

  • Tài khoản 141 tăng 500.000 => Ghi Nợ TK141: 500.
  • Tài khoản 111 giảm 500.000 => Ghi Có TK111: 500.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 141: 500.
  • Có TK 111: 500.

Nghiệp vụ 4: Chi tiền mặt trả lương cho người lao động 8.000

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải trả người lao động
  • Tiền mặt

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải trả người lao động: 334 và Tiền mặt: 111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm:

  • Tài khoản 334: giảm 8.000.
  • Tài khoản 111: giảm 8.000.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có:

  • Tài khoản 334 giảm 8.000 => Ghi Nợ TK334: 8.000.
  • Tài khoản 111 giảm 8.000 => Ghi Có TK111: 8.000.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 334: 8.000.
  • Có TK 111: 8.000.

Nghiệp vụ 5: Xuất thành phẩm gửi bán 10.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Thành phẩm.
  • Hàng gửi đi bán.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Thành phẩm – TK155 và Hàng gửi đi bán – TK157.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm:

  • Tài khoản 157: tăng 10.000.
  • Tài khoản 155: giảm 10.000.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có:

  • Tài khoản 157 tăng 10.000 => Ghi Nợ 157: 10.000.
  • Tài khoản 155 giảm 10.000 => Ghi Có TK115: 10.000.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 157: 10.000.
  • Có TK 155: 10.000.

Nghiệp vụ 6: Nhập kho 1 số sản phẩm hoàn thành từ sản xuất trị giá 15.000.000 đồng

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Thành phẩm.
  • Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Thành phẩm – TK155 và Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang – TK154.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm:

  • Tài khoản 155 tăng 15.000.
  • Tài khoản 154 giảm 15.000.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có:

  • Tài khoản 155 tăng 15.000 => Ghi Nợ TK155: 15.000.
  • Tài khoản 154 giảm 15.000 => Ghi Có TK154: 15.000.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 155: 15.000.
  • Có TK 154: 15.000.

Nghiệp vụ 7: Trả nợ cho người bán bằng TGNH 5.000

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải trả người bán.
  • Tiền gửi ngân hàng.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải trả người bán: 331 và Tiền gửi ngân hàng: 112

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm:

  • Tài khoản 331 giảm 5.000.
  • Tài khoản 112 giảm 5.000.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có:

  • Tài khoản 331 giảm 5.000 => Ghi Nợ TK331: 5.000.
  • Tài khoản 112 giảm 5.000 => Ghi Có TK112: 5.000.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 331: 5.000.
  • Có TK 112: 5.000.

Nghiệp vụ 8: Mua nhiên liệu chưa thanh toán tiền cho người bán 2.200.000 đồng (trong đó thuế GTGT 10%).

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Nguyên vật liệu.
  • Thuế GTGT được khấu trừ.
  • Phải trả cho người bán.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Nguyên vật liệu – TK152; Thuế GTGT được khấu trừ – TK133 và Phải trả cho người bán – TK331.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm:

  • Tài khoản 152 tăng 2.000.
  • Tài khoản 133 tăng 200.
  • Tài khoản 331 tăng 2.200.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có:

  • Tài khoản 152 tăng 2.000 => Ghi Nợ TK152: 2.000.
  • Tài khoản 133 tăng 200 => Ghi Nợ TK133: 200.
  • Tài khoản 331 tăng 2.200 => Ghi Có TK331: 2.200.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 152: 2.000.
  • Nợ TK 1331: 200.
  • Có TK 331: 2.200.

Nghiệp vụ 9: Người mua ứng trước tiền hàng cho DN bằng tiền mặt 3.000.000 đồng.

Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán có sự biến động, thay đổi:

  • Phải thu của khách hàng.
  • Tiền mặt.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán sử dụng:

  • Chế độ kế toán đơn vị sử dụng: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ: Phải thu của khách hàng – TK131 và Tiền mặt – TK111.

Bước 3: Xác định xu hướng biến động Tăng/Giảm:

  • Tài khoản 131 giảm 3.000.
  • Tài khoản 111 tăng 3.000.

Bước 4: Định khoản – Xác định Nợ/Có:

  • Tài khoản 111 tăng 3.000 => Ghi Nợ TK111: 3.000.
  • Tài khoản 131 giảm 3.000 => Ghi Có TK131: 3.000.

Định khoản kết quả là:

  • Nợ TK 111: 3.000.
  • Có TK 131: 3.000.

Phần 2: Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải

Ở phần 2 này sẽ bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về nguyên lý kế toán, các bạn có thể tải xuống lời giải – đáp án ở đây: Download lời giải phần 2

CHƯƠNG I:

Câu 1: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng ít nhất trong một kỳ kế toán năm theo:

  • A. Trọng yếu
  • B. Nhất quán
  • C. Thận trọng
  • D. Phù hợp

Câu 2: Người nào sau đây không phải là người sử dụng thông tin kế toán quản trị:

  • A. Chủ nợ
  • B. Quản lý cửa hàng
  • C. Giám đốc tài chính
  • D. Ban lãnh đạo công ty

Câu 3: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhân khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế là nội dung của nguyên tắc:

  • A. Thận trọng
  • B. Trọng yếu
  • C. Nhất quán
  • D. Phù hợp

Câu 4: Phương pháp ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp là:

  • A. Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép
  • B. Phương pháp kiểm kê
  • C. Phương pháp tính giá thành
  • D. Phương pháp tổng hợp – cân đối

Câu 5: Tất cả đối tượng kế toán đều được biểu hiện bằng giá trị vì vậy kế toán bằng các phương pháp khác nhau phải xác định giá trị của đối tượng kế toán để ghi sổ kế toán. Đây là nội dung của phương pháp:

  • A.   Tính giá các đối tượng kế toán
  • B.   Tổng hợp và cân đối
  • C.   Tính giá thành sản phẩm
  • D.   Tài khoản kế toán

Câu 6: Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì:

  • A. Tất cả đều sai
  • B. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục
  • C. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau
  • D. Các doanh vụ doanh thu, chi phí được ghi nhận vào lúc thực tế thu tiền hoặc chi tiền

Câu 7: Khoản ký quỹ, ký cược trong ngân hàng …, đó là:

  • A.   Nợ phải trả
  • B.   Tài sản dài hạn
  • C.   Nguồn vốn chủ sở hữu
  • D.   Tài sản ngắn hạn

Câu 8: Phương pháp…., dùng để phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và kiểm soát biến động tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp:

  • A.   Tổng hợp và cân đối
  • B.   Tài khoản kế toán
  • C.   Tính giá thành sản phẩm
  • D.   Tính giá các đối tượng kế toán

Câu 9: Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó là nội dung của nguyên tắc:

  • A.   Phù hợp
  • B.   Thận trọng
  • C.   Nhất quán
  • D.   Trọng yếu

Câu 10: Doanh nghiệp đang xây nhà kho, công trình xây dựng dở dang này là:

  • A.   Tài sản ngắn hạn
  • B.   Tài sản dài hạn
  • C.   Nợ phải trả
  • D.   Nguồn vốn chủ sở hữu

CHƯƠNG II:

Câu 1: Khoản nào sau đây không được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán:

  • A.   Khách hàng ứng trước 100 triệu đồng bằng tiền gửi ngân hàng
  • B.   Nhận gia công vật tư trị giá 100 triệu đồng
  • C.   Chi tiền mặt 100 triệu đồng tạm ứng lương cho nhân viên
  • D.   Mua tài sản cố dịnh 100 triệu đồng, chưa trả tiền cho người bán

Câu 2: Nợ phải trả của một doanh nghiệp bằng một phần ba tổng số tài sản, và nguồn vốn chủ sở hữu là 120.000 (ĐVT: 1.000đ). Nợ phải trả là bao nhiêu?

  • A.   170.000
  • B.   150.000
  • C.   180.000 (Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn CSH  X = X/3 + 120.000  X=?)
  • D.   160.000

Câu 3: Khi doanh nghiệp nhận ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt 200 triệu VNĐ, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ:

  • A.   Cùng biến động tăng 200 triệu VNĐ
  • B.   Không có đáp án nào đúng
  • C.   Cùng biến động giảm 200 triệu VNĐ
  • D.   Không thay đổi

Câu 4: Nếu có các số liệu tài sản và nguồn vốn như sau (ĐVT: triệu đồng):

Tiền mặt 20, Hao mòn tài sản cố định 20

Hàng hóa 60, Nguồn vốn kinh doanh 110

Vay ngắn hạn 20, Lợi nhuận chưa pp X

Tài sản cố định 100

Vậy X là:

  • A.   20
  • B.   30 (Tổng TS = Tổng NV  20+(-20)+60+100 = 20 + 110 +X  X=30)
  • C.   50
  • D.   40

Câu 5: Bảng lưu chuyển tiền tệ được hiểu là:

  • A.   Tất cả đều đúng
  • B.   Phản ánh dòng tiền vào và ra trên nguyên tắc cơ sở tiền
  • C.   Phản ánh dòng tiền vào và ra trên nguyên tắc cơ sở dồn tích
  • D.   Phản ánh dòng tiền vào và ra trên nguyên tắc cơ sở thực tế

Câu 6: Phần tài sản trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo trình tự:

  • A.   Giá trị giảm dần của các loại tài sản
  • B.   Tính thanh khoản tăng dần
  • C.   Giá trị tăng dần của các loại tài sản
  • D.   Tính thanh khoản giảm dần

Câu 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là:

  • A.   Báo cáo thời điểm
  • B.   Báo cáo thời kỳ
  • C.   Tất cả đều sai
  • D.   Tất cả đều đúng

Câu 8: Chỉ tiêu nào thể hiện quy mô kinh doanh của một doanh nghiệp:

  • A.   Tổng nguồn vốn
  • B.   Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • C.   Lợi nhuận sau thuế
  • D.   Tổng tài sản

Câu 9: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến hai khoản thuộc bên
tài sản, kết quả là:

  • A. Tất cả đều sai
  • B. Số tổng cộng của Bảng cân đối thay đổi, tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh hưởng thay đổi
  • C. Số tổng cộng của Bảng cân đối không đổi, tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh hưởng thay đổi
  • D. Số tổng cộng của Bảng cân đối không đổi, tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh
    hưởng không đổi

Câu 10: Nếu một doanh nghiệp có nợ phải trả là 19.000 (ĐVT: 1.000 đ) và nguồn vốn chủ sở hữu là 57.000 thì tài sản của doanh nghiệp là:

  • A.   38.000
  • B.   19.000
  • C.   76.000 (Tổng TS = Nợ phải trả + Vốn CSH = 19.000 + 57.000 = 76.000)
  • D.   57.000

CHƯƠNG III:

Câu 1: Nguyên tắc phản ảnh của nhóm tài khoản nguồn vốn:

  • A. Số dư đầu kỳ bên Nợ, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên Nợ, số dư cuối kỳ bên Nợ.
  • B. Số dư đầu kỳ bên Nợ, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên Có, số dư cuối kỳ bên Nợ.
  • C. Số dư đầu kỳ bên Có, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên Nợ, số dư cuối kỳ bên Có.
  • D. Số dư đầu kỳ bên Có, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên Có, số dư cuối kỳ bên Có.

Câu 2: Tài khoản hàng mua đang đi trên đường thuộc loại:

  • A.   Tài khoản nợ phải trả.
  • B.   Tài sản ngắn hạn.
  • C.   Tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu.
  • D.   Tài sản dài hạn.

Câu 3: Nhận xét nào không đúng khi sử dụng phương pháp ghi sổ kép:

  • A. Hạn chế không nên định khoản ghi Có nhiều tài khoản, đối ứng với ghi nợ nhiều tài khoản, vì làm cho số liệu kế toán khó hiểu.
  • B. Khi sử dụng phương pháp định khoản ghi sổ kép cho phép ghi nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có và không cần phải bằng nhau ở giá trị ghi sổ hai bên Nợ và Có.
  • C. Tổng số phát sinh trong kỳ bên Nợ của các tài khoản = Tổng số phát sinh trong kỳ bên Có của các tài khoản.
  • D. Số tiền ghi Nợ và số tiền ghi Có của các tài khoản đói ứng bao giờ cũng bằng nhau.

Câu 4: Vào ngày 31/12/ 20xx trong sổ sách kế toán của công ty A có số liệu chi tiết phải trả người bán B có số dư bên Có số tiền 20 triệu đồng. Số dư này cho biết:

  • A.   Cả 3 câu trên đều sai.
  • B.   Công ty A đã trả trước cho người bán B 20 triệu.
  • C.   Công ty A còn nợ người bán B.
  • D.   Công ty cừa mua chịu hàng hóa của người bán B là 20 triệu.

Câu 5: Tài khoản nào sẽ được ghi bên Có từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Doanh nghiệp nhận khoản tiền mặt do ngân hàng cho vay ngắn hạn?

  • A.   Tiền mặt
  • B.   Phải thu khách hàng
  • C.   Vay ngắn hạn
  • D.   Tiền gửi ngân hàng

Câu 6: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuộc:

  • A.   Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • B.   Nợ phải trả của doanh nghiệp.
  • C.   Tài sản của doanh nghiệp.
  • D.   Doanh thu của doanh nghiệp.

Câu 7: Tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối” thuộc:

  • A.   Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn kinh doanh.
  • B.   Nhóm tài khoản phản ánh tài sản của doanh nghiệp.
  • C.   Nhóm tài khoản phản ánh không có số dư.
  • D.   Nhóm tài khoản điều chỉnh.

Câu 8: Tài khoản kế toán thuộc loại tài sản ngắn hạn và dài hạn, là:

  • A.   Loại 1 và loại 2.
  • B.   Loại 3 và loại 4.
  • C.   Loại 5 và loại 6.
  • D.   Loại 7, loại 8 và loại 9.

Câu 9: Các tài khoản trung gian là các tài khoản phản ảnh:

  • A.   Các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
  • B.   Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • C.   Các hoạt động khi thành lập doanh nghiệp.
  • D.   Thu, chi trong các hoạt động xây dựng cơ bản.

Câu 10: Tài khoản kế toán là:

  • A.   Phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán.
  • B.   Tất cả đều đúng.
  • C.   Phương pháp ghi nhận giá trị của các đối tượng kế toán.
  • D.   Phương pháp phân loại các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng kế toán.

Câu 11: Tài khoản “Doanh thu bán hàng” thuộc:

  • A. Nhóm tài khoản phản ánh tài sản của doanh nghiệp.
  • B. Nhóm tài khoản điều chỉnh.
  • C. Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn kinh doanh.
  • D. Nhóm tài khoản phản ánh không có số dư.

Câu 12: Các tài khoản trung gian là các tài khoản phản ánh:

  • A.   Thu, chi trong các hoạt động xây dựng cơ bản.
  • B.   Các hoạt động khi thành lập doanh nghiệp.
  • C.   Các khoản phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp.
  • D.   Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 13: Doanh nghiệp thanh toán lương và một khoản nợ khác bằng tiền gởi ngân hàng, được định khoản như sau:

A. Nợ TK 334

Nợ TK 338

Có TK 111

B. Nợ TK 331

Nợ TK 334

Có TK 111

C. Nợ TK 331

Nợ TK 334

Có TK 112

D. Nợ TK 334

Nợ TK 338

Có TK 112

Câu 14: Doanh nghiệp chi tiền mặt 15.000.000 đồng mua văn phòng phẩm, được định khoản như sau (đvt: VND):

A. Nợ TK 811 15.000.000

Có TK 111 15.000.000

B. Nợ TK 627 15.000.000

Có TK 111 15.000.000

C. Nợ TK 642 15.000.000

Có TK 111 15.000.000

D. Nợ TK 641 15.000.000

Có TK 111 15.000.000

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tài khoản Hao mòn tài sản cố định:

  • A. Là tài khoản điều chỉnh giảm giá tài sản và nó có số dư bên có.
  • B. Tất cả đều đúng.
  • C. Tài khoản xuất hiện bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán và có số dư thông thường bên Nợ.
  • D. Là tài khoản tạm thời và sẽ phải khoá lại vào cuối năm.

Câu 16: Hãy nêu lại nội dung kinh tế của định khoản sau:

Nợ TK 621

Có TK 152

  • A.   Xuất nguyên vật liệu dùng trong quản lý sản xuất.
  • B.   Xuất vật liệu dùng trong quản lý.
  • C.   Xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất.
  • D.   Xuất nguyên vật liệu dùng trong bán hàng.

Câu 17: Đối tượng kế toán nào sau đây chỉ có số dư ghi bên Nợ:

  • A.   Doanh thu nhận trước.
  • B.   Ứng trước tiền cho người bán.
  • C.   Người mua trả trước tiền.
  • D.   Nhận ký quỹ, ký cược.

Câu 18: Nhập kho nguyên vật liệu 20.000.000 đồng, chưa thanh toán tiền cho người bán, được định khoản như sau (đvt: VND):

A. Nợ TK 152 20.000.000

Có TK 112 20.000.000

B. Nợ TK 152 20.000.000

Có TK 331 20.000.000

C. Nợ TK 152 20.000.000

Có TK 111 20.000.000

D. Nợ TK 152 20.000.000

Có TK 341 20.000.000

Câu 19: Định khoản Ghi Nợ tài khoản vay ngắn hạn / Có tài khoản tiền gửi ngân hàng phản ánh nghiệp vụ có nội dung:

  • A.   Nhận khoản tiền vay nhập vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
  • B.   Cả 3 câu trên đều sai.
  • C.   Ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn nếu doanh nghiệp só tiền gửi ở ngân hàng.
  • D.   Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn.

Câu 20: Hãy nêu lại nội dung kinh tế của định khoản sau:

Nợ TK 112

Có TK 411

  • A.   Cổ đông rút vốn và nhận lại vốn góp qua ngân hàng.
  • B.   Nhận góp vốn bằng tiền gởi ngân hàng.
  • C.   Chi tiền gởi ngân hàng thanh toán nguồn vốn.
  • D.   Chi tiền gửi mua cổ phiếu.

CHƯƠNG IV:

Câu 1: Nguyên giá là:

  • A.   Giá trị của TSCĐ tại thời điểm bắt đầu được ghi nhận vào sổ kế toán.
  • B.   Giá thị trường tại thời điểm ghi tăng TSCĐ.
  • C.   Các câu trên đều sai.
  • D.   Giá mua tài sản cố định.

Câu 2: Nguyên vật liệu tự chế biến, sau chế biến giá nhập kho của nguyên vật liệu này, gồm:

  • A.   Chi phí tự chế biến.
  • B.   Giá nguyên vật liệu xuất kho.
  • C.   Giá nguyên vật liệu xuất kho và chi phí tự chế biến.
  • D.   Tất cả đều sai.

Câu 3: Công cụ dụng cụ là:

  • A. Tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 30 triệu và thời gian sử dụng trên 1 năm.
  • B. Tư liệu lao động trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh không thay đổi hình thái ban đầu.
  • C. Tư liệu lao động trong quá trình tham vào sản xuất kinh doanh giống tính chất như nguyên vật liệu.
  • D. Tư liệu lao động trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh thay đổi hình thái ban đầu.

Câu 4: Nhập kho 2.000 kg vật liệu, tổng giá mua đã có thuế GTGT 10% là 10.560.000 đồng, DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, đơn giá vật liệu nhập kho là:

  • A.   5.280 đồng/kg.
  • B.   4.800 đồng/kg.
  • C.   Các câu trên đều sai.
  • D.   5.808 đồng/kg.

Giải:

– Tổng giá mua chưa có thuế: 10.560.000/1.1=9.600.000 đồng.

– Đơn giá vật liệu nhập kho: 9.600.000/2.000=4.800 đồng/kg.

Câu 5: Tài sản nào sau đây không phải là hàng tồn kho của doanh nghiệp?

  • A.   Hàng hóa và thành phẩm.
  • B.   Tài sản cố định.
  • C.   Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
  • D.   Hàng mua đang đi đường và hàng đang gửi bán.

Câu 6: Nguyên liệu tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 12.000đ/kg. Nhập kho nguyên liệu trong kỳ: 1.500kg, đơn giá 15.000 đ/kg. Xuất 1.800kg vào sản xuất, theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO), giá trị xuất kho là:

  • A. 26.400.000 đồng.
  • B. 28.710.000 đồng.
  • C. 24.000.000 đồng (1.000×12.000+800×15.000=24.000.000).
  • D. 24.840.000 đồng.

Câu 7: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu được tính là:

  • A. Trị giá nhập trong kỳ = trị giá tồn đầu kỳ + trị giá nhập trong kỳ+trị giá xuất trong kỳ.
  • B. Trị giá xuất trong kỳ = trị giá tồn đầu kỳ + trị giá nhập trong kỳ – trị giá tồn cuối kỳ.
  • C. Trị giá tồn cuối kỳ = trị giá tồn đầu kỳ+ trị giá nhập trong kỳ – trị giá xuất trong kỳ.
  • D. Trị giá tồn đầu kỳ = trị giá nhập trong kỳ +trị giá xuất trong kỳ- trị giá tồn cuối kỳ.

Câu 8: Xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là:

  • A.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá hàng tồn kho cuối kỳ.
  • B.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá những lô hàng tồn kho cuối kỳ.
  • C.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá lô hàng tồn kho đầu kỳ.
  • D.   không xác định được.

Câu 9: Nguyên vật liệu nhận góp vốn, giá nhập kho của nguyên vật liệu này, là:

  • A. Giá nguyên vật liệu xuất kho cộng chi phí vận chuyển xuất kho của bên góp vốn,
  • B. Giá nguyên vật liệu nhập kho do hội đồng định giá xác định.
  • C. Là giá của nguyên vật liệu tương đương trên thị trường.
  • D. Giá nguyên vật liệu do thương lượng giữa hai bên.

Câu 10: Doanh nghiệp xuất 5.000 kg nguyên liệu giá 20.000 đồng/kg đem đi gia công, đơn giá gia công đã có thuế GTGT 10% là 1.650 đồng/kg, chi phí vận chuyển đi và về đã có thuế GTGT 5% là 1.050.000 đồng, DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá nhập kho của 1 kg nguyên liệu sau gia công là:

  • A.   21.850 đồng.
  • B.   21.710 đồng.
  • C.   21.700 đồng.
  • D.   23.860 đồng.

Giải:

– Đơn giá gia công chưa có thuế: 1.605/1.1=1.500 (đồng/kg).

– Chi phí vận chuyển chưa có thuế: 1.050.000/1.05=1.000.000 (đồng).

>>> Tổng hai chi phí trên cho 1 kg nguyên liệu: 1.500+1.000.000/5.000=1.700 (đồng).

– Giá nhập kho của 1 kg nguyên liệu sau gia công là: 20.000+1.700=21.700 (đồng)

Câu 11: Doanh nghiệp mua một tài sản gồm nhà và đất, giá mua 1.045.000.000 đồng đã có thuế GTGT 10%, trong đó tiền đất là 500.000.000đ, chi phí sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng đã có thuế GTGT 10% là 159.500.000đ, giá trị tài sản trên đất là:

  • A.   645.000.000 đồng.
  • B.   659.500.000 đồng.
  • C.   609.500.000 đồng.
  • D.   595.000.000 đồng.

Giải:

– Giá mua đất chưa thuế là: 1.045.000.000 : 1.1 = 950.000.000 (đồng)

– Chi phí sửa chữa chưa có thuế là: 159.500.000 : 1.1 = 145.000.000 (đồng)

– Giá trị tài sản trên đất là: 950.000.000 – 500.000.000 + 145.000.000 = 595.000.000

(đồng).

Câu 12: Doanh nghiệp sản xuất, xuất 6.500kg vật liệu trực tiếp sản xuất, cho biết:

– Vật liệu tồn đầu kỳ: 4.500 x 2.500 đ/kg

– Nhập trong kỳ: 5.500 x 2.600đ/kg.

Xuất theo phương pháp bình quân gia quyền, kế toán định khoản như sau:

A. Nợ TK 621 16.450.000

Có TK 154 16.450.000

B. Tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 30 triệu và thời gian sử dụng trên 1 năm.

C. Nợ TK 621 16.800.000

Có TK 154 16.800.000

D. Nợ TK 621 16.607.500

Có TK 154 16.607.500

Giải:

– TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

– TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Câu 13: Công ty A có số liệu về sản phẩm H trong tháng 7/20XX như sau:

Tồn đầu kỳ: 200 sp, đơn giá 50.000đ/sp

Trong kỳ:

– Ngày 03/07: nhập kho 50 sp, đơn giá 52.000đ/sp

– Ngày 10/07: xuất kho 100 sp

– Ngày 23/07: nhập kho 120 sp, đơn 49.000đ/sp

Trị giá sản phẩm H xuất kho ngày 10/07 theo phương pháp bình quân gia quyền

liên hoàn.

A. Nợ TK 632 5.200.000

Có TK 155 5.200.000

B. Nợ TK 632 5.040.000 (giá vốn hàng bán)

Có TK 155 5.040.000 (Thành phẩm)

C. Nợ TK 632 4.994.595

Có TK 155 4.994.595

D. Nợ TK 632 5.000.000

Có TK 155 5.000.000

Giải:

– Đơn giá xuất kho ngày 10/7: (200×50.000+50×52.000)/(200+50) = 50.400 (đ/sp).

– Trị giá xuất kho vật liệu ngày 10/7: 100 x 50.400 = 5.040.000 (đ).

Câu 14: Vật liệu tồn kho đầu tháng: 3.000kg, đơn giá 12.000 đồng/kg

Nhập, xuất vật liệu trong tháng như sau:

– Ngày 01: Nhập 2.000kg vật liệu, đơn giá 12.200 đồng/kg.

– Ngày 05: Xuất 4.000kg vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm.

– Ngày 10: Nhập 5.000kg vật liệu, đơn giá 12.500 đồng/kg.

– Ngày 15: Xuất 4.000kg vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm.

Tổng giá trị xuất vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) là:

  • A.   97.900.000 đồng.
  • B.   98.050.000 đồng.
  • C.   98.040.000 đồng.
  • D.   98.320.000 đồng.

Giải:

– Trị giá xuất vật liệu ngày 05: 3000 x 12.000 + 1.000 x 12.200 = 48.200.000 (đồng).

– Trị giá xuất vật liệu ngày 15: 1000 x 12.200 + 3000 x 12.500 = 49.700.000 (đồng).

>>> TỔNG: 97.900.000 (đồng).

Câu 15: Nhập kho 2.000 kg vật liệu, tổng giá mua đã có thuế GTGT 10% là 10.560.000 đồng, DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, đơn giá vật liệu nhập kho là:

  • A.   5.280 đồng/kg.
  • B.   4.800 đồng/kg.
  • C.   4.900 đồng /kg.
  • D.   5.808 đồng/kg.

Giải:

– Tổng giá trị mua chưa có thuế: 10.560.000/1.1=9.600.000 (đồng).

– Đơn giá vật liệu nhập kho: 9.600.000/2.000 = 4.800 (đồng/kg).

Câu 16: Nguyên liệu tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 12.000đ/kg. Nhập kho nguyên liệu trong kỳ: 1.500kg, đơn giá 15.000 đ/kg. Xuất 1.800kg vào sản xuất, theo phương Bình quân gia quyền cuối kỳ, giá trị xuất kho là:

  • A.   24.840.000 đồng.
  • B.   24.000.000 đồng.
  • C.   28.710.000 đồng.
  • D.   26.400.000 đồng.

Giải:

– ĐGBQ cuối kỳ =  (1.000×12.000+1.500×15.000 )/(1.000+1.500) = 13.800 (đ/kg).

Giá trị xuất kho = 1.800 x 13.800 = 24.840.000 (đồng).

Câu 17: Chiết khấu thanh toán doanh nghiệp nhận được khi mua hàng:

  • A.   được dùng khấu trừ vào chi phí mua hàng.
  • B.   được dùng khấu trừ vào chi phí bán hàng.
  • C.   không có câu trả lời nào ở trên là đúng.
  • D.   được dùng khấu trừ vào giá mua hàng.

Câu 18: Nhập kho 20.000 kg vật liệu, đơn giá mua đã có thuế GTGT 10% là

5.500 đồng/kg, do mua số lượng lớn DN được hưởng chiết khấu thương mại 2%,

DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, đơn giá vật liệu nhập

kho là:

  • A.   không xác định được.
  • B.   5.500 đồng/kg.
  • C.   5.000 đồng/kg.
  • D.   5.390 đồng/kg.

Câu 19: Doanh nghiệp nhận vốn góp bằng một thiết bị sản xuất, có nguyên giá trên sổ sách là 650.000.000đ, hao mòn luỹ kế 150.000.000đ. Hội đồng định giá 450.000.000đ, chi phí lắp đặt đưa vào sử dụng là 82.500.000 đồng, có thuế GTGT 10%, nguyên giá thiết bị sản xuất này là:

  • A. 575.000.000 đồng.
  • B. 525.000.000 đồng.
  • C. 532.500.000 đồng.
  • D. 582.500.000 đồng.

Giải:

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí – Giảm giá

 

Nguyên giá thiết bị sx = 650.000.000 + 82.500.000/1.1 – 150.000.000 – 50.000.000 = 525.000.000 (đồng).

Câu 20: Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền di động, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là:

  • A.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá bình quân lần xuất kho đầu tiên.
  • B.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá bình quân trong kỳ.
  • C.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá lô hàng tồn kho cuối kỳ.
  • D.   số lượng hàng tồn kho nhân với đơn giá bình quân lần xuất kho cuối cùng.

CHƯƠNG V:

Câu 1: Doanh nghiệp sản xuất có thông tin về quá trình sản xuất sản phẩm:

– Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 12.500.000 đồng.

– Các tài khoản chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621): 135.580.000đ; chi phí nhân công trực tiếp (622): 85.550.000 đồng; chi phí sản xuất chung (627): 94.500.000 đồng.

– Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 24.650.000 đồng.

– Nhập kho 15.500 sản phẩm. Định khoản nhập kho thành phẩm như sau (đvt: VND):

Nợ TK 155 303.480.000

Có TK 154 303.480.000

Giải:

– Tổng giá thành: 12.500.000 + 135.580.000 + 85.550.000 + 94.500.000 – 24.650.000

= 303.480.000 (đồng).

Câu 2: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa mua vào (156) trả bằng tiền mặt

(111). Kế toán định khoản:

Nợ TK 156

Có TK 111

Câu 3: Hàng tháng tiến hành trích khấu hao tài sản cố định (214), tính vào chi phí sản xuất (627), kế toán ghi:

Nợ TK 627

Có TK 214

Câu 4: Một doanh nghiệp sản xuất có thông tin về quá trình sản xuất sản phẩm:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621): 122.340.000 đồng;

– Chi phí nhân công trực tiếp (622): 64.430.000 đồng;

– Chi phí sản xuất chung (627): 82.330.000đ.

Nhập kho 8.250 sản phẩm, không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ, định khoản kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ như sau (đvt: VND):

Nợ TK 154 269.100.000 (122.340.000 + 64.430.000 + 82.330.000 = 269.100.000).

Có TK 621 122.340.000

Có TK 622 64.430.000

Có TK 627 82.330.000

Câu 5: Doanh nghiệp sản xuất, xuất 6.500kg vật liệu trực tiếp sản xuất, cho biết:

– Vật liệu tồn đầu kỳ: 4.500 x 2.500 đ/kg

– Nhập trong kỳ: 5.500 x 2.600đ/kg.

Xuất theo phương pháp bình quân gia quyền, kế toán định khoản như sau:

Tư liệu lao động có giá trị lớn hơn 30 triệu và thời gian sử dụng trên 1 năm.

Câu 6: Xuất công cụ dụng cụ trong kho (153), sử dụng một lần cho sản xuất (627),

kế toán định khoản:

Nợ TK 627

Có TK 153

Câu 7: Đối tượng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp thương mại, là:

Hàng hoá

Câu 8: Doanh nghiệp tính tiền lương phải trả như sau: bộ phận bán hàng (621) 120.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp (642) 25.500.000 đồng, được định khoản như sau (đvt: VND):

Nợ TK 641 120.000.000

Nợ TK 642 25.500.000

Có TK 334 145.500.000

Câu 9: Khi doanh nghiệp trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, tính tỷ lệ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán định khoản:

Nợ TK 622

Có TK 338

Câu 10: Thuế GTGT đầu vào, đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, phát sinh khi:

Mua hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TỔNG HỢP

Câu 1: Công ty chuyên sản xuất hàng hóa. Khoản chi nào sau đây là khoản chi cho hoạt động đầu tư:

Không có đáp án nào đúng.

Câu 2: Xuất công cụ dụng cụ trong kho, sử dụng một lần cho phân xưởng, kế toán định khoản:

Nợ TK 627

Có TK 153

Câu 3: Nếu một doanh nghiệp có nợ phải trả là 19.000 (ĐVT: 1.000 đ) và nguồn vốn chủ sở hữu là 57.000 thì tài sản của doanh nghiệp là:

76.000

Câu 4: Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng:

Vay ngân hàng trả nợ người bán.

Câu 5: Theo phương pháp tài khoản,mỗi tài khoản kế toán dùng để phản ảnh

một……….. :

Đối tượng kế toán.

Câu 6: Doanh nghiệp H có tài sản 500.000.000 và vốn chủ sở hữu 400.000.000.

Trong cùng một kỳ kế toán tổng tài sản tăng thêm 100.000.000 và vốn chủ sở hữu

tăng thêm 20.000.000. Vậy nợ phải trả của doanh nghiệp H sẽ là:

180.000.000

Câu 7: Doanh nghiệp nhận một tài sản cố định hữu hình từ góp vốn kinh doanh

250.000.000 đồng, được định khoản như sau (đvt: VND):

Nợ TK 211 250.000.000

Có TK 411 250.000.000

Câu 8: Công ty tư vấn PP, chi trả qua thẻ ATM tiền lương nhân viên tư vấn, số tiền 25.000.000 đồng, nghiệp vụ được định khoản như sau (đvt: đồng):

Nợ TK 334 25.000.000

Có TK 112 25.000.000

Câu 9: Khách hàng trả nợ tiền mua hàng cho doanh nghiệp 40.000.000 đồng bằng tiền gởi ngân hàng, được định khoản như sau (đvt: VND):

Nợ TK 112 40.000.000

Có TK 131 40.000.000

Câu 10: Phát biểu nào sai đối với kế toán tài chính:

Báo cáo tài chính được thiết lập phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Câu 11: Tài khoản đầu tư vào công ty liên doanh thuộc loại:

Tài sản dài hạn.

câu 12: Phương pháp ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp là:

Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép.

Câu 13: Phần tài sản trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo trình tự:

Tính thanh khoản giảm dần.

Câu 14: Doanh nghiệp sản xuất có thông tin về tiền lương như sau:

– Công nhân trực tiếp sản xuất: 80.000.000 đ

– Bộ phận quản lý phân xưởng: 15.000.000 đồng, kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 622 80.000.000

Nợ TK 627 15.000.000

Có TK 334 95.00.0000

Câu 15: Khách sạn Y xuất kho một số xà phòng tắm, bàn chải đánh răng, trà …,

trang bị cho phòng khách sạn trị giá 250.000 đồng, nghiệp vụ này được định

khoản như sau (đvt: VND):

Nợ TK 621 250.000

Có TK 152 250.000

Câu 16: Công ty M lập bảng cân đối kế toán cuối năm, có khoản phải thu của khách hàng không có khả năng thu hồi do bị phá sản, vậy công ty sẽ xử lý như thế nào:

Lập dự phòng khoản công nợ khó đòi.

Câu 17: Vào ngày 31/12/ 20xx trong sổ sách kế toán của công ty A có số liệu chi tiết phải trả người bán B có số dư bên Có số tiền 20 triệu đồng. Số dư này cho biết:

Công ty A còn nợ người bán B.

Câu 18: Các tài khoản loại ……… có số dư cuối kỳ:

Loại 1 và loại 2, loại 3 và loại 4.

Câu 19: Thu nợ khách hàng chuyển trả nợ vay ngân hàng:

Một tài sản giảm, một nguồn vốn giảm.

Câu 20: Các tài khoản loại ……… được trình bày chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Từ loại 5 đến loại 9.

Câu 21: Cấu trúc đơn giản của một tài khoản kế toán (tài khoản chữ T), dùng trong học tập, nghiên cứu, gồm có:

Số dư đầu kỳ, bên nợ, bên có, và số dư cuối kỳ.

Câu 22: Mua chứng khoán ngắn hạn thanh toán bằng chuyển khoản:

Một tài sản tăng, một tài sản khác giảm.

Câu 23: Đầu kỳ tài sản của doanh nghiệp là 800 tr trong đó vốn chủ sở hữu là 500tr, trong kỳ doanh nghiệp thua lỗ 100 tr, tài sản và vốn chủ sở của doanh nghiệp lúc này là:

700 tr và 400 tr.

Câu 24: Tài khoản chi phí trả trước là tài khoản thuộc loại:

Tài sản dài hạn.

Câu 25: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến hai khoản thuộc bên tài sản, kết quả là:

Số tổng cộng của Bảng cân đối không đổi, tỷ trọng của các tài sản chịu sự ảnh hưởng thay đổi.

Câu 26: Thuế môn bài phải nộp thuộc:

Nợ phải trả.

Câu 27: Nguyên tắc phản ảnh của nhóm tài khoản nguồn vốn:

Số dư đầu kỳ bên Có, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên Nợ, số dư cuối kỳ bên

Có.

Câu 28: Chi phí bảo hành sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại, thuộc diện chi phí:

Chi phí bán hàng.

Câu 29: Tài khoản nào được ghi Có trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: Bán hàng chưa thu tiền:

Tài khoản Doanh thu.

Câu 30: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hai đối tượng kế toán theo hướng một tài sản tăng đối ứng với một tài sản giảm, có thể là:

Mua công cụ dụng cụ trả bằng tiền gởi ngân hàng.

Câu 31: Đối tượng kế toán nào sau đây chỉ có số dư ghi bên Có:

Người mua trả trước tiền.

Câu 32: Tài khoản “Bất động sản đầu tư” thuộc:

Nhóm tài khoản phản ánh tài sản của doanh nghiệp.

Câu 33: Trường hợp nào sau đây kế toán sẽ ghi Nợ TK:

Khi tài sản tăng.

Câu 34: Doanh nghiệp chi tiền mặt 15.000.000 đồng tiếp khách, được định khoản như sau (đvt: VND):

Nợ TK 64215.000.000

Có TK 11115.000.000

Câu 35: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa mua vào trả bằng tiền mặt. Kế toán định khoản:

Nợ TK 156

Có TK 111

Câu 36: Khi kiểm kê phát hiện tiền thừa trong quỹ, kế toán định khoản:

Nợ TK 111

Có TK 338

Câu 37: Nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp, là:

Tài sản cố định vô hình.

Câu 38: Số dư cuối kỳ của tài khoản 131:

Có thể có số dư Có hoặc số dư Nợ.

Câu 39: Doanh nghiệp đi vay ngân hàng để thanh toán tiền mua hai loại hàng A

và B cho người bán, với tổng giá trị là 64.260.000đ, đã nhận được giấy báo nợ của

ngân hàng:

Nợ TK 33164.260.000

Có TK 34164.260.000

Câu 40: Bảng cân đối kế toán là:

Báo cáo thời điểm.

Nhằm giúp các bạn học viên tại VinaTrain có cái nhìn sâu sắc và thực tiễn hơn về môn học này, chúng tôi đã xây dựng bộ Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán với các tình huống thực tế kèm lời giải chi tiết. Bài tập không chỉ giúp các bạn củng cố kiến thức đã học mà còn giúp bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, định khoản, và lập báo cáo tài chính – những kỹ năng cốt lõi trong nghề kế toán. Hãy cập nhật thêm các bài viết mới, chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn các bài tập thực hành về kế toán để các bạn độc giả có thể tham khảo trong quá trình học nghề!

Ngoài ra, các bạn có thể tham gia vào các nhóm hỗ trợ nghiệp vụ, kết nối việc làm và hỗ trợ kiến thức của VinaTrain:

VinaTrain Việt Nam là trung tâm đào tạo kế toán thực hành hàng đầu hiện nay, chúng tôi vinh dự là cầu nối tin cậy, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao và ngược lại. Group giới thiệu việc làm kế toán do VinaTrain thành lập hiện nay đó có hơn 100.000 thành viên các bạn có thể tham gia nếu như có nhu cầu tìm việc hoặc tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu

Group Việc làm Kế Toán
Group Việc làm kế toán của Vinatrain với hơn 100.000 thành viên
Group Việc làm kế toán của Vinatrain với hơn 100.000 thành viên

VinaTrain Việt Nam là trung tâm đào tạo kế toán thực hành hàng đầu hiện nay, chúng tôi vinh dự là cầu nối tin cậy, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao và ngược lại. Group giới thiệu việc làm kế toán do VinaTrain thành lập hiện nay đó có hơn 100.000 thành viên các bạn có thể tham gia nếu như có nhu cầu tìm việc hoặc tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu

Group Việc làm Kế Toán
Group Việc làm kế toán của Vinatrain với hơn 100.000 thành viên
Group Việc làm kế toán của Vinatrain với hơn 100.000 thành viên

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Nguyễn Thị Thu says:

    Mình muốn đăng ký khóa học để có thể đọc được báo cáo tài chính, báo cáo thuế dành cho chủ doanh nghiệp thì học phí ntn?

    0
    0
  2. Yến Thu Minh says:

    Em đã được học nguyên lý kế toán tại trường Đại học rồi. Giờ em muốn đăng ký khóa nghiệp vụ KTTH thì có được bỏ qua nội dung này và trừ vô học phí không?

    0
    0
    • Trung Tâm VinaTrain says:

      Mời bạn tham khảo video youtube của Vinatrain, nhớ bấm Like và Follow để ủng hộ kênh nhé!

      4
      0
  3. Lương Đào says:

    Tôi biết nguyên lý kế toán rồi muốn học phần thực hành máy thì có cần đăng ký học lại nguyên lý không, chi phí học bao nhiêu 0869,947,236

    0
    0
    • Trung Tâm VinaTrain says:

      Chào bạn, trung tâm sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn chương trình này sớm nhất nhé

      0
      0
  4. Tuấn Ngô says:

    Mình mới học Nguyên lý kế toán đọc bài tập này lời giải chi tiết như thế này thực sự giúp mình hiểu kỹ hơn về nội dung giáo viên giảng trên lớp

    0
    0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      dạ, chào bạn, trung tâm sẽ cập nhật thêm các dạng bài tập khác để học viên tham khảo thêm nhé. Bạn học lớp kế toán nào tại trung tâm có thể liên hệ trực tiếp với giáo viên hỗ trợ mình cụ thể ạ

      0
      0
  5. THANH THANH says:

    Làm sao để định khoản nhanh bà con nhỉ, mình tự học mà vẫn loay hoay mấy tháng với bài tập nợ có

    1
    0
    • Van162 says:

      tôi học như này bạn có thể học theo nhé, nhóm riêng các tài khoản Nợ (tăng tài sản, tăng chi phí) và các tài khoản Có (tăng doanh thu, tăng nợ phải trả, tăng vốn)

      6
      0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào PANh Tran, bạn check mail trung tâm gửi thông tin nhé

      0
      0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào Alexnguyen, bạn có thể tham khảo khóa học Nguyên lý kế toán online ca tối, có video xem lại sau buổi học nhé. Bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0964237168 để nhận tư vấn cụ thể

      0
      0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào Vy, học viên khi học xong khóa học nguyên lý kế toán sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa Nguyên lý kế toán nhé, nếu các bạn đăng kí học thực hành, sẽ được cấp thêm chứng chỉ thực hành máy Misa

      0
      0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào Tùng, bạn có thể tham khảo và đăng kí lớp Nguyên lý kế toán thời lượng 7 buổi online hoặc học 5 buổi trực tiếp tại VinaTrain nhé

      0
      0
  6. Vivian says:

    Bài tập và lời giải rất chi tiết, mình muốn tham khảo thêm nhiều bài tập tương tự như vậy, trung tâm có link download về không?

    3
    0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào Vivian, bạn có thể tham khảo bài học qua link Youtube của VinaTrain nhé

      0
      0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào Nguyễn Hữu Toàn, nếu bạn là người mới muốn tìm hiểu nghề kế toán bạn nên học thêm khóa kế thực hành để có thể hiểu sâu và ứng dụng lý thuyết nguyên lý vào trong công việc nhé

      3
      0
    • Đặng Ngân says:

      học nguyên lý kế toán giống như bảng cửu chương ấy, bạn học xong thì học tiếp để có cơ hội với nghề. Mình mới học 1 khóa kế tóan tổng hợp xong là đi làm luôn nè

      0
      0
  7. PhươngNG says:

    Bài giải chi tiết dễ hiểu ạh, em có bài tập nhờ trung tâm hỗ trợ giải đáp giúp em có được ko ạ

    9
    0
    • Tư Vấn VinaTrain says:

      Chào Phương, trung tâm luôn hỗ trợ giải đáp thắc mắc về nghiệp vụ khóa học cho học viên nhé. Em có thể đặt câu hỏi bất kỳ lúc nào

      3
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *