Giám đốc nhân sự là công việc vô cùng thú vị, bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân sự đều mong muốn trở thành một giám đốc nhân sự tài giỏi. Trên thực tế, con đường thành công của giám đốc nhân sự thường có sự góp mặt và hỗ trợ của nhiều người khác bởi vì họ là người truyền lửa, tiếp sức và kết nối những nhân viên trong công ty lại với nhau. Bộ bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một vị giám đốc nhân sự thành công trong công việc của chính mình đấy!
Muốn làm giám đốc nhân sự giỏi bạn cần có đủ các yếu tố: Có Tâm – Có Tầm: Đó là Cái tâm với nghề sự nhiệt tình, yêu nghề mới giúp bạn tiến độ được, bạn sẽ chẳng muốn làm gì nếu không có động lực phát triển và mong muốn gắn bó với công việc đã chọn.
Tiếp theo là tầm: thức là kiến thức của bạn với nghề ở mức độ nào nếu chỉ là kiến thức nghiệp vụ thôi chưa đủ, bạn cần phải có thêm kiến thức về các khối nghề có liên quan trọng công việc như: kỹ năng quản lý, kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ năng nắm bắt tâm lý đồng nghiệp.
Nên nhớ đối tượng tác động của hành chính nhân sự gồm 2 mục rõ ràng: Nhân sự là con người và đối tượng là công việc công cụ quản lý, phương tiện quản lý, chính sách nghị định.
I, Những Tố Chất Cần Có Khi Làm Giám Đốc Nhân Sự
1.1 Là người biết nhìn xa trông rộng
Bạn có từng suy nghĩ xem bản thân bạn muốn gì ở vị trí giám đốc nhân sự chưa? Hay bạn có từng nghĩ tới việc mình cần phải làm gì để thành công trong lĩnh vực này không?
Thực ra có rất nhiều lý do để trở thành một nhân viên nhân sự giỏi nhưng nhân viên giỏi chưa chắc đã trở thành một lãnh đạo giỏi. Trên thực tế, người làm ở vị trí lãnh đạo một phòng ban cần phải có cái nhìn bao quát, nắm bắt được thời cơ và biết cách dùng người. Một anh nhân viên giỏi có thể làm bất cứ việc gì mà cấp trên giao phó và hoàn thành tốt nhưng người lãnh đạo giỏi là người không những làm được tất cả những công việc đó mà còn biết cách phân chia công việc, phân chia đồng đều, tạo nên hiệu quả công việc cao hơn. Thế nên giám đốc nhân sự luôn phải tự đặt cho mình những câu hỏi và đi tìm kiếm câu trả lời cho chính mình, sau đó dựa vào những phán đoán cá nhân của chính mình, khảo nghiệm thực tế xem phán đoán của mình có đúng hay không? Bạn cũng có thể tham khảo một số giải pháp tối ưu trước đó hay sử dụng rồi cân nhắc với những dự tính của mình để xem đâu là phương án có khả năng thực thi tốt hơn thì lựa chọn.
Tầm nhìn của chính bạn còn được thể hiện thông qua khả năng nhìn người và dùng người của bạn đấy! Việc nhìn nhận được khả năng của người khác đến đâu, điểm mạnh – điểm yếu của họ như thế nào? Rồi giao cho họ việc phù hợp sẽ đẩy mạnh tiến độ công việc.
1.2 Chiến lược và kế hoạch là một phần trong suốt chặng đường thành công của chính bạn
Đừng để mỗi bước đi của bạn là làm theo cảm tính, việc vạch sẵn một kế hoạch, định hình chiến lược sắp tới rồi cân nhắc những điểm lợi và hại, sau đó đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu như bạn là nhân viên phòng ban nhân sự thì cơ hội thăng tiến của bạn cũng nằm ở việc đề xuất kế hoạch, tham mưu cho lãnh đạo.
1.3 Là người giỏi tạo dựng mối quan hệ
Một trong những bí quyết để thành công chính là được sự ủng hộ của những người xung quanh, muốn có được sự ủng hộ này thì ngoài những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thì bạn cần phải xây dựng cho mình thật nhiều mối quan hệ thân thiết trong cơ quan. Là người khôn ngoan, khéo léo, biết người biết ta hay việc giỏi giao tiếp ứng xử chính là một lợi thế lớn.
Bạn cần phải luyện tập phong cách trình bày của mình theo một trình tự logic, khả năng nói thuyết phục người nghe. Bạn có thể luyện tập bằng cách tự nói trước gương để tạo sự tự tin cho mình, hay có thể trình bày trước mặt bạn mình sau đó nhờ bạn ấy đưa ra những góp ý. Qua đó khả năng trình bày trước đám đông của bạn cũng tốt hơn và lưu loát hơn do bạn có sự chuẩn bị từ trước.
Đưa những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giúp đỡ đồng nghiệp của mình giao tiếp tốt hơn, từ đó sẽ làm tăng tính hiệu quả trong công việc, tạo ra sự ăn ý trong lúc trao đổi, làm việc nhóm.
Bạn có thể tham gia vào các buổi hội thảo chuyên sâu về cách giao tiếp làm sao thu hút được người nghe, khả năng trình bày trước đám đông.
1.4 Đừng bao giờ để mình rơi vào cảnh mù công nghệ
Ngày nay, công nghệ thông tin đã đi sâu vào trong đời sống của người Việt nhất là những thế hệ trẻ. Công nghệ hiện đại giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc gắn kết mọi người, sử dụng công nghệ để lưu trữ thông tin về các nhân viên, các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và kể cả là đối thủ cạnh tranh của mình. Khi bạn có càng nhiều thông tin thì bạn càng nắm chắc được phần thắng trong những quyết định sắp tới của mình.
1.5 Linh hoạt trong cách xử lý mọi vấn đề
Những lối mòn cũ trước đây bạn sử dụng có thể là tốt tại thời điểm đó nhưng chưa chắc đã phù hợp để sử dụng trong những trường hợp sau này. Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng của mình vì không có ai thành công mà chưa từng trải qua thất bại cả, bạn hãy luôn tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ, những phương pháp thú vị… Bạn cũng có thể tìm kiếm những phương pháp mới trên mạng xã hội hoặc do những người khác kiến nghị để giải quyết một số vấn đề tồn đọng trong doanh nghiệp.
Không áp đặt nhân viên của mình, để họ thỏa sức sáng tạo, nêu ý kiến cá nhân của mình. Sau đó bạn tổng hợp và đúc kết lại xem hướng đi nào là hợp lý nhất và đưa ra quyết định cuối cùng.
Tổ chức các cuộc họp thường niên chưng cầu ý kiến của các nhân viên, thêm với việc mở hòm thư góp ý của các bộ phận khác về việc thay đổi chính sách của công ty.
Xã hội không ngừng thay đổi vì thế bạn cũng nên thay đổi một cách khôn ngoan, tư duy sáng và biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác sẽ giúp quyết định cuối cùng hợp lý và đúng đắn hơn, tạo ra sự tin tưởng trong quá trình thực hiện. Nếu như mọi việc diễn ra không đúng theo kế hoạch đã vạch sẵn thì bạn cần phải linh hoạt trong việc tìm ra phương án xử lý vấn đề.
Biến ý tưởng thành hiện thực và quản lý tốt quá trình thực hiện ý tưởng đó. Luôn là người dẫn đầu trong việc đổi mới.
1.6 Số liệu là công cụ giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp
Thông qua ngân sách của công ty, số liệu về tình hình nhân công trong doanh nghiệp mà định hướng và lựa chọn kế hoạch phù hợp. Vì nếu kế hoạch có hay đến mấy mà không đủ tiền để làm thì cũng sẽ bị bác bỏ, thế nên bạn cần phải sử dụng kỹ năng phân tích đánh giá của chính mình, đề ra những tiêu chí cụ thể và lựa chọn phương án thích hợp nhất!
Bạn cụ thể hóa bản kế hoạch của mình thông qua những số liệu dự kiến để đưa lên ban lãnh đạo xem xét, khi ấy khả năng nhận được sự chấp thuận của ban lãnh đạo sẽ cao hơn.
1.7 Là người cộng sự thông thái của mọi nhân viên
Nếu như bạn nghĩ rằng mình chỉ cần làm tốt vai trò của một giám đốc nhân sự trong phòng ban nhân sự thôi thì đó là sai lầm. Bạn hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ về hoạt động của công ty, hoạt động của các phòng ban khác trong công ty để khi thực hiện kế hoạch chi tiết thì bạn biết cách phân công việc về các phòng ban khác. Phối hợp với những phòng ban chuyên môn sẽ giúp cho bạn nhanh chóng hoàn thành tiến độ công việc được giao phó.
Khi đặt bản thân mình ở vị trí người cộng sự bạn sẽ có cách tiếp cận với nhân viên của mình, tạo cho họ cảm giác thoải mái khi đối diện với mình chứ không phải là gây áp lực cho họ. Vừa giúp họ hoàn thành công việc vừa cổ vũ họ nhưng đối với những sai lầm làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp thì bạn cần thẳng tay trừng trị để răn đe những nhân viên khác.
Yếu Tố bản lĩnh rất quan trọng khi làm nhân sự, nên nhớ lương cao cao- trách nhiệm càng lớn vậy bản lĩnh bạn cần làm trong nghề. Bản lĩnh của giám đốc nhân sự thể hiện những điều gì
II. Các Tố Chất Cần Có Với Người Làm Nhân Sự Bản Lĩnh
Là giám đốc nhân sự giỏi hay một nhân viên đơn thuần cũng cần có bản lĩnh vì đối tượng làm việc trực tiếp của họ là con người nhân viên trong công ty họ có quyền đấu tranh, tạo dự luận và có thể khiến bạn rơi vào tính trạng bế tắc nếu không kiếm soát được cảm xúc, có tâm thế bình tĩnh xử lý công việc
2.1. Thích nghi với rủi ro
Trong kinh doanh, rủi ro là phần tất yếu không bao giờ thiếu. Tuy nhiên, ở lĩnh vực quản lí nhân sự thì rất ngại rủi ro, họ không thích rủi ro, họ muốn mọi thứ được chắc chắn. Nhưng nếu như không thay đổi thì họ sẽ trở nên cổ hủ và lạc hậu còn nếu như nắm bắt cơ hội thực hiện những thay đổi cho doanh nghiệp thì rủi ro có thể sẽ xảy đến với doanh nghiệp.
Chính vì thế mà bạn cần phải biết chấp nhận rủi ro và thich nghi với nó.
2.2 Là người truyền cảm hứng trong công việc
Việc tiếp lửa, truyền cảm hứng cho các nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Giám đốc nhân sự đại diện cho những quy tắc, quy định của doanh nghiệp nhưng khi truyền đạt lại cho các nhân viên thì cần phải biết cách truyền đạt làm sao biến những quy tắc khô khan ấy thành những điều thú vị mà mọi người đều quan tâm… đó chính là giá trị về lợi ích cá nhân. Đúng vậy, việc xây dựng niềm tin của nhân viên vào bộ phận nhân sự sẽ giúp cho họ hiểu được những quy tắc, quy định ấy dùng để đảm bảo lợi ích cho họ.
Con đường tiến tới thành công của một nhà quản lý nhân sự còn rất dài và sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách tuy nhiên thời gian sẽ nói lên tất cả. Hãy rèn luyện bản thân mình thật tốt, không ngừng học hỏi nâng cao nhận thức của bản thân và luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp, luôn giúp đỡ đồng nghiệp của mình trong công việc. Nếu như bạn có được lòng tin từ đồng nghiệp và các lãnh đạo thì sự nghiệp phát triển của bạn sẽ không ngừng tăng cao.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm cho mình được một bộ bí quyết tuyệt vời để thành công trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Đam mê sẽ giúp bạn thúc đẩy bản thân mình hoàn thành ước mơ nhưng luyện tập và tích lũy kiến thức sẽ giúp cho bạn tiến gần hơn nữa với ước mơ của mình. Hãy trở thành một vị lãnh đạo đủ tài đủ đức đưa tổ chức của mình ngày càng phát triển hơn nữa.
Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc!
Mục lục nội dung
- 1 I, Những Tố Chất Cần Có Khi Làm Giám Đốc Nhân Sự
- 1.1 1.1 Là người biết nhìn xa trông rộng
- 1.2 1.2 Chiến lược và kế hoạch là một phần trong suốt chặng đường thành công của chính bạn
- 1.3 1.3 Là người giỏi tạo dựng mối quan hệ
- 1.4 1.4 Đừng bao giờ để mình rơi vào cảnh mù công nghệ
- 1.5 1.5 Linh hoạt trong cách xử lý mọi vấn đề
- 1.6 1.6 Số liệu là công cụ giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp
- 1.7 1.7 Là người cộng sự thông thái của mọi nhân viên
- 2 II. Các Tố Chất Cần Có Với Người Làm Nhân Sự Bản Lĩnh