(Nguyễn Lan- Hà Nội)
Tại các doanh nghiệp, những trường hợp NLĐ tham gia BHXH và có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì cơ quan BHXH thường đưa ra quyết định kiểm tra để xác minh lại thông tin, tránh trục lợi BHXH. Vậy khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì? mời bạn đọc cùng Vinatrain tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1, Thực trạng về các vấn đề bảo hiểm thai sản
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp NLĐ tham gia BHXH hoặc cố đẩy cao mức đóng BHXH với mục đích được hưởng chế độ thai sản tốt hơn. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp ký hợp đồng với NLĐ đang mang thai nhưng lại không thực hiện đúng trách nhiệm. Vì vậy mà nhiều trường hợp không được hưởng chế độ thai sản.
Do vậy, những trường hợp lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm từ 6 đến 8 tháng báo giảm lao động không bình thường thì rất dễ bị thanh tra bởi cơ quan BHXH. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm thai sản như: doanh nghiệp báo tăng, giảm mức lao động không giống bình thường thì cũng sẽ dễ bị thanh tra để đề phòng trường hợp trục lợi..
2, Doanh nghiệp bị thanh tra BHXH trong trường hợp nào?
Vấn đề này khi tư vấn dịch vụ nhân sự cho doanh nghiệp chúng tôi thường xuyên gặp phải và luôn định hướng cho người lao động và chủ doanh nghiệp hướng giải quyết, cậu chuyện đóng nhờ bảo hiểm xã hội không còn chuyện hiếm trong các doanh nghiệp, đây là lý do chính dẫn tới tình trạng thanh tra bảo hiểm thai sản.
Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ như sau:
- Trước khi sinh con, trong vòng 12 tháng trước khi sinh, lao động nữ phải đóng đủ BHXH từ 6 tháng trở đi hoặc đóng BHXH đủ 12 tháng. Đối với trường hợp lao động nữ mang thai cần nghỉ việc để dưỡng thai thì phải đóng BHXH đủ 3 tháng trở đi, yêu cầu phải đóng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
- Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp NLĐ tham gia BHXH, nâng cao mức đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản tốt hơn hay một số đơn vị doanh nghiệp ký hợp đồng với lao động nữ đang mang thai nhưng lại không làm việc để được hưởng chế độ thai sản. Khi đó thanh tra BHXH sẽ phải kiểm tra lại thông tin bảo hiểm.
Các trường hợp thực hiện đúng quy định, hoặc không đúng quy định nhưng có dấu hiệu nghi vấn sẽ được chỉ định thanh tra bảo hiểm thai sản. Ví dụ một công ty có quá nhiều lao động nữ hưởng chế độ thai sản nhưng thời gian tham gia bảo hiểm trong công ty chỉ vừa đủ thời gian hưởng chế độ thai sản.
3, Quy trình làm việc với cơ quan BHXH
Khi có quyết định thanh tra bảo hiểm thai sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và có quy trình làm việc với cơ quan chức năng, người trực tiếp làm việc cần biết nghiệp vụ. Dưới đây là các bước cơ bản bạn có thể tham khảo:
4, Doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm đột xuất cần chuẩn bị những gì?
Vậy để tránh các tình huống bị thanh tra đột xuất như vậy thì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản, doanh cần chuẩn bị gì? Những loại giấy tờ cần thiết để phục vụ công tác điều tra của cơ quan BHXH bao gồm những gì?
Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị
Ngoài những loại giấy tờ trên, tùy vào các cơ quan BHXH sẽ yêu cầu và gửi thông báo để doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ.
5, Những lưu ý khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?
Giấy tờ cần thiết:
- sơ yếu lý lịch có dấu xác nhận của địa phương
- đơn xin việc
- giấy khám sức khỏe
- bằng cấp được công chứng
- CMND/CCCD
- Hồ sơ lương ký tá đầy đủ.
Đối với các hợp đồng thử việc, cần phải chú ý thời gian thử việc sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước.
Để chắc chắn thì bạn nên chuẩn bị thêm phiếu chi thanh toán lương (thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt) hay danh sách thanh toán đính kèm ủy nhiệm chi (thanh toán chuyển khoản).
Nếu có sự thanh đổi về mức lương thì cần nộp lại đầy đủ thang bảng lương.
Tạm kết:
Nội dung thanh tra bảo hiểm thai sản trong chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự do Vinatrain tổ chức các khóa học: khóa học hành chính nhân sự, C&B do VinaTrain tổ chức theo hình thức đào tạo trực tiếp tại trung tâm chi nhánh Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ – Hà Nội hoặc 190B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, Tphcm và khóa học online bạn độc có nhu cầu quan tâm có thể tham khảo.
Bài viết có sự tham khảo nguồn từ trang Bảo hiểm xã hội và Thư viện pháp luật, trang chính thống về pháp luật tiền lương và bảo hiểm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
LiLy – Biên tập và Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Công ty mình cũng vừa có 2 trường hợp giải trình hồ sơ thai sản cho 2 trường hợp nữ sinh con nhưng có thời gian tham gia bhxh dưới 9 tháng, 1 bạn 8 tháng một bạn 6 tháng. Thực tế là hai bạn này là người lao động của công ty nhưng thuộc vào đối tượng thanh tra kiểm tra nên khi làm chế độ thai sản cho hai bạn này bộ phận Nhân sự phải giải trình hồ sơ để được giải quyết chế độ. Hồ sơ thì nhất định phải có là Hệ thống thang bảng lương công ty, Quy chế lương, HĐLĐ của NLĐ, Hs nhân sự của NLĐ cần giải trình bảng lương bảng BCC cả Công ty (có tên người lao động), Quyết toán thuế năm trước,… Nói chung là khá nhiều giấy tờ đó, sẽ mất thời gian đi lại, làm hồ sơ đầy đủ, chính xác làm hồ sơ mà ko đúng và ko khớp là còn ko được giải quyết và bị truy thu các trường hợp chế độ của NLĐ khác nữa nên các bác cứ cẩn thận làm chuẩn các tài liệu, hồ sơ, chứng từ để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền lợi chính đáng của NLĐ