Khi thực hiện biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện nay. Tuy nhiên không phải người lao động cũng biết về điều này, đôi khi cả nhân viên bảo hiểm xã hội cũng rơi vào tình trạng như người lao động. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về quyền lợi này, Trung tâm VinaTrain chia sẻ bài viết sau đây.
1. Điều Kiện Hưởng Chế Độ Khi Thực Hiện Biện Pháp Tránh Thai.
- Người lao động nam, nữ thực hiện biện pháp tránh thai tại các cơ sở khám chữa bệnh, nghỉ việc theo chỉ định của nơi khám chữa bệnh.
- Người lao động nam, nữ có tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Chế Độ Khi Thực Hiện Biện Pháp Tránh Thai.
- Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động được hưởng chế độ thai sản cụ thể như sau:
- 07 ngày cho người lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày cho người lao động thực hiện biện pháp triệt sản (kể cả người lao động nam).
- Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai tính cả ngày nghỉ lễ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Lưu ý: thời gian này do cơ quan khám chữa bệnh quyết định số ngày nghỉ cho người lao động nam và người lao động nữ.
3. Cách Tính Tiền Chế Độ Tránh Thai.
4. Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Thai Sản.
– Giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (điều trị ngoại trú);
– Hoặc giấy ra viện (điều trị nội trú)
5. Thời Gian Nộp Hồ Sơ:
– Trong vòng 45 ngày kể từ ngày đầu tiên quay trở lại làm việc.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain.
Cho hỏi trường hợp tôi bị làm sai chế độ thai sản sang chế độ ốm đau thì có được truy lãnh không. Cám ơn
Cám ơn trung tâm, vậy trước giờ mà tôi chỉ được hưởng có 75%, thiệt thòi quá đi. Vậy có cách nào truy thu lại được không? Cám ơn
Người lao động nam đi thắt ống dẫn tinh thì có được hưởng chế độ này không vậy?