“Copy B/L” hay còn được gọi là vận đơn copy là hình thức sao y bản vận đơn gốc ra thành một hoặc nhiều bản khác bằng các hình thức như các bản sao, bản in, đánh máy hay bản photo…Có thể có nhiều bản sao của vận đơn để phục vụ cho các bên liên quan trong quá trình vận chuyển, như người xuất khẩu, người nhập khẩu, các bên liên quan trong quá trình thanh toán và bộ phận giao nhận hàng hóa. Các bản sao này có thể được cung cấp cho các bên liên quan để thực hiện các thủ tục nhập khẩu, thanh toán và xác nhận việc chuyển giao hàng hóa.
Xem thêm: Vận Đơn Gốc Là Gì (Original Bill of lading), Kèm Theo Mẫu
Thông thường trên các BL Copy ( Vận đơn copy ) sẽ có dòng chữ “copy”, tuy nhiên sẽ có một vài vận đơn khác là chữ “ Non-negotiable”. Việc sử dụng vận đơn copy cần phải có sự đồng ý từ các bên liên quan. Trong trường hợp vận đơn gốc bị mất thì các hãng tàu sẽ không giải phóng các mặt hàng cho bạn. Khi đó, bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản chi phí tương đương 110% giá trị hàng hoá, cam kết với phía hãng tàu, lúc này nếu bạn muốn giải phóng hàng hoá, và phía hãng tàu sẽ giữ lại trong 2 năm.
Lưu ý: Vận đơn Copy không cho phép ký bằng tay
Cách phân biệt Vận đơn Copy
Trong thực tế, vận đơn ( Bill of Ladding ) là loại chứng từ được in sẵn và một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó có 3 bản gốc và nhiều bản sao nên việc thể hiện bản gốc & bản sao vận đơn như sau:
- Cách 1: Vận đơn đường biển được in hoàn toàn giống nhau, khi phát hành, nếu là vận đơn gốc thì đóng thêm dấu “Original”, còn nếu bản sao thì đóng thêm dấu “copy” lên mặt trước tờ vận đơn
- Cách 2: Nếu là vận đơn gốc thì in sẵn chữ “Original”, nếu là vận đơn Copy thì in sẵn chữ “copy” lên mặt trước của tờ vận đơn
- Cách 3: Nếu là vận đơn gốc thì in “Negotiable origin”, nếu là vận đơn copy thì in “Copy-Non-Negotiable”
- Cách 4: Thể hiện vận đơn gốc theo thông lệ vận tải quốc tế: “Original” – Bản gốc thứ nhất; “Duplicate” – Bản gốc thứ hai; “Triplicate” – Bản gốc thứ ba
- Cách 5: Ghi thứ tự các bản vận đơn gốc như sau: “First Original” – Bản gốc thứ nhất; “Second Original” – Bản gốc thứ hai; “Third Original” – Bản gốc thứ ba
Trong tất cả các trường hợp trên, sẽ có 2 trường hợp mà vận đơn gốc không có chữ “Original” nhưng vẫn được xem là bản gốc, bởi vì nó là thông lệ quốc tế trong vận tải biển. Cần lưu ý, đối với vận đơn gốc có thể là không lưu thông được (Non – Negotiable) và vận đơn lưu thông được (Negotiable). Những vận đơn gốc mà trên đó quy định hàng hóa được giao theo lệnh hay vô danh là những vận đơn chuyển nhượng được, song nếu vận đơn gốc quy định giao hàng đích danh thì không thể chuyển nhượng. Còn đối với tất cả các bản sao vận đơn đều không thể chuyên nhượng (Copy Non – Negotiable).
Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm
Trên đây là một số thông tin về vận đơn copy ( B/L Copy ) mà Vinatrain muốn chia sẻ tới các bạn bởi đây là một loại vận đơn rất hay gặp trong công việc thực tế của một nhân viên xuất nhập khẩu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vận đơn copy các bạn hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng nhau thảo luận về chủ đề này nhé
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
Pingback: BL Copy – Vận Đơn COPY Là Gì? Cách Nhận Biết – VinaTrain Việt Nam