Hoàng Minh – Cầu Giấy, Hà Nội.
Cảm ơn bạn Hoàng Minh đã đặt câu hỏi chủ đề khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân tới phòng tư vấn nghiệp vụ tại trung tâm VinaTran. Đây cũng là thắc mắc của nhiều người có mức thu nhập phải đóng thuế nhưng trong diện được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Theo quy định: Thuế TNCN là khoản tiền được trích nộp từ phần lương và các nguồn thu khác của người lao động sau sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Đối tượng phải nộp thuế TNCN
Hiện tại, ở Việt Nam đang áp dụng 3 nhóm đối tượng phải nộp thuế TNCN như sau:
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế là những đối tượng đánh thuế TNCN, cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Mức Thu Nhập Phải Đóng Thuế TNCN Theo Quy Định
Mức thuế thu nhập cá nhân được áp dụng với cá nhân có thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ nhưng thu nhập vẫn trong mức chịu thuế cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên có thu nhập tính thuế như sau:
Trường hợp 2: Mức đóng thuế với cá nhân không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức 10% trên tổng thu nhập, trừ trường hợp làm cam kết 02 nếu đủ điều kiện theo quy định tại (quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
2. Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân
Các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào tiền lương, tiền công, từ kinh doanh trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định hiện nay, bao gồm 3 khoản giảm trừ vào thuế thu nhập cá nhân, đó là:
- Giảm trừ gia cảnh (Bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc được người nộp thuế nuôi dưỡng)
- Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và quỹ hưu trí tự nguyện
- Các khoản đóng góp vào quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học, từ thiện.
2.1 Các khoản giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế
Mức giảm trừ: Từ sau ngày 1/7/2020
– Với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng tương đương 132 triệu đồng/năm.
– Với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng mỗi người.
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh:
+ Bản thân người nộp thuế:
+ Người phụ thuộc:
2.2 Bảo hiểm bắt buộc, và các quỹ hưu trí tự nguyện
Quỹ hưu trí tự nguyện
Việc giảm trừ đối với các khoản tiền đóng bảo hiểm bắt buộc, các quỹ hưu trí tự nguyện được thực hiện theo quy định như sau:
Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (đối với một số ngành nghề xem đây là dạng bảo hiểm bắt buộc). Và mức giảm trừ giữa các bảo hiểm bắt buộc là khác nhau, cụ thể: Bảo hiểm xã hội là 8%, bảo hiểm y tế là 1,5% và bảo hiểm thất nghiệp là 1%.
Giá trị đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được giảm trừ vào nguồn thu nhập được chọn để chịu thuế theo tình hình thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 1.000.000 đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện, bao gồm số tiền do người chủ sử dụng lao động đóng cho người lao động và số tiền người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia cùng lúc nhiều quỹ.
Quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) để làm căn cứ xác định thu nhập được trừ.
2.3 Các khoản đóng góp vào quỹ nhân đạo, khuyến học, từ thiện
Giảm trừ đối với các khoản đóng góp vào quỹ nhân đạo, quỹ khuyến khích, từ thiện như sau:
Các khoản giảm trừ:
Các khoản đóng góp vào các quỹ khuyến học, quỹ nhân đạo, từ thiện được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Khoản tiền dành cho việc đóng góp vào các cơ sở, tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, mất khả năng lao động.
- Khoản tiền dành cho việc đóng góp vào các quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học, từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định.
Mức giảm trừ:
- Mức giảm trừ không được vượt quá thu nhập từ tiền lương, tiền công được đăng ký chịu thuế của năm tính thuế phát sinh đóng góp vào quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học và từ thiện.
- Các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc cấp tỉnh sẽ cung cấp tài liệu chứng minh việc đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học hợp pháp.
Trên đây là tóm tắt ngắn gọn các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Nội dung về thuế TNCN dược đào tạo trong khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp và các chương trình đào tạo chuyên sâu về C&B do trung tâm hành chính nhân sự VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với chúng tôi qua zalo để nhận tư vấn chi tiết.
.
Tác giả: Phước Thiện
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com