Chào trung tâm ạ, em có dự định mở một trung tâm đào tạo nghề cho các bạn học viên là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, người mới ra tù,… tạo môi trường làm việc hòa đồng giúp họ tái hòa nhập. Vậy em có thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp không ạ?. Mong nhận được giải đáp từ VinaTrain, hiện tại em chưa rõ về các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Em xin cám ơn!
Nhật Ánh – Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi tới bộ phận tư vấn nghiệp vụ của trung tâm VinaTrain. Chủ đề thuế thu nhập doanh nghiệp được nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Tại bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn Nhật Ánh và bạn đọc cùng hiểu rõ hơn.
1, Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì?
Theo quy định bạn có thể hiểu thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, trong đó các khoản thu nhập này được xác định từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định.
2, Đối Tượng Nộp Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì
Theo Điều 2 của luật thuế TNDN quy định rất rõ người nộp thuế thuộc các nhóm đối tượng sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Như vậy, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động có đăng ký kinh doanh đều thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rõ những trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC.
3, Những Trường Hợp Được Miễn Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
-
-
- Trường hợp 1: Nguồn thu nhập của các hợp tác xã từ việc nuôi, trồng, chế biến thủy, hải sản, nông sản, sản xuất muối.
Nguồn thu nhập của các doanh nghiệp từ nuôi, trồng, chế biến thủy, hải sản, nông sản, ở địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.
Nguồn thu nhập từ các hoạt động trong lĩnh vực nông. lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp do doanh nghiệp/hợp tác xã tổ chức thực hiện trên địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Nguồn thu nhập từ hoạt động đánh bắt, khai thác tôm, cua, cá, mực,…(thủy, hải sản).
Đánh bắt hải sản
- Trường hợp 2: Nguồn thu nhập từ công tác dịch vụ để phục vụ kỹ thuật trực tiếp trong nông nghiệp, như: Dịch vụ cày, bừa đất; tưới tiêu cây trồng; nạo vét kênh, mương nội đồng; phun thuốc để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; dịch vụ thu hoạch nông sản khi vào mùa vụ.
- Trường hợp 3: Nguồn thu nhập từ các hoạt động ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học kỹ thuật và phát triển công nghệ theo quy định của Pháp luật về khoa học và công nghệ (thời hạn miễn thuế không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu nhận nguồn thu từ việc thực kiến ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ).
Nguồn thu nhập nhờ việc bán sản phẩm làm ra từ kỹ thuật công nghệ hiện đại lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam theo quy định của Bộ KHCN (thời hạn miễn thuế không quá 05 năm kể từ ngày có nguồn thu từ việc bán sản phẩm).
Nguồn thu nhập nhờ bán sản phẩm được sản xuất với mục đích thử nghiệm (thời hạn miễn thuế là thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của Pháp luật).
- Trường hợp 4: Trong trường hợp, doanh nghiệp có số người lao động là người nhiễm HIV, người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy chiếm >= 30% tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp: Nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó được miễn thuế.
- Trường hợp 5: Đối với các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật, người đang/sau cai nghiện, người nhiễm HIV, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đối với các cơ sở dạy nghề, bên cạnh đào tạo các nhóm đối tượng người khuyết tật, người đang/sau cai nghiện, người nhiễm HIV, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, còn đào tạo các đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên thuộc nhóm đối tượng nêu trên.[/alert-announce]
- Trường hợp 6: Đối với các hoạt động mua cổ phần, góp vốn, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, thì nguồn thu nhập được chia được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp 7: Khoản tài trợ cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
- Trường hợp 8: Nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng CERs (chứng chỉ giảm phát thải) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ CERs.
- Trường hợp 9: Nguồn thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu.
Nguồn thu nhập của của Ngân hàng chính sách xã hội từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Nguồn thu nhập của Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Nguồn thu nhập của các quỹ tài chính Nhà nước từ việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao: Quỹ BHXH Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ BHYT, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ LĐTBXH, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển KHCN quốc gia, Quỹ hỗ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm.
Nguồn thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp 10: Phần thu nhập không chia.
- Trường hợp 11: Nguồn thu nhập từ công tác chuyển giao công nghệ (thuộc nhóm lĩnh vực ưu tiên) cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.
- Trường hợp 12: Trong khoảng thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của Pháp luật về thi hành án dân sự, nguồn thu nhập của văn phòng thừa phát lại.
Như vậy, trường hợp câu hỏi của bạn Nhật Ánh theo quy định doanh nghiệp của bạn được xét trong diện miễn thuế thu nhập cá nhân. Chúc cơ sở đào tạo nghề của bạn ngày càng phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương.
Tạm kết:
Trên đây là những trường hợp thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật hiện hành. Hy vọng bài chia sẻ của mình chứa đựng những thông tin mà bạn đọc đang tìm kiếm.
Nội dung đào tạo thuế thu nhập doanh nghiệp đã được đưa vào giảng dạy tại các khóa học nghiệp vụ kế toán tổng hợp và hành chính nhân sự tại VinaTrain.
Ngoài ra, Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain cũng là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu và nhân sự uy tín.
Bạn đọc cần tư vẫn miễn phí vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 093.170.5774 / Mrs Nguyễn Mai
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Phước Thiện
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com