Nguồn: Quốc Bảo – Hải Phòng
VinaTrain xin cám ơn câu hỏi của anh Bảo gửi về cho trung tâm. Đối với vận tải hàng hóa qua đường biển thì việc tham gia bảo hiểm là cách tốt nhất để hạn chế các thiệt hại về mặt tài chính khi gặp những tai nạn trong quá trình áp tải hàng hóa. Và khi cần vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, nhiều chuyến liên tiếp trong một thời gian nhất định thì doanh nghiệp của anh Bảo nên tham gia hợp đồng bảo hiểm mở. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển nhé!
I, Bảo hiểm trong vận tải đường biển là gì?
- Bảo hiểm trong vận tải đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ, nhằm hỗ trợ, giảm thiểu các rủi ro trên biển, trên sông hoặc các rủi ro trên bộ có liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu, thuyền trên biển.
- Bảo hiểm trong vận tải đường biển hạn chế những ảnh hưởng gây tổn thất hàng hóa.
- Là một trong những loại bảo hiểm được nhiều doanh nghiệp tham gia vì tính thiết thực mà nó mang lại.
II, Sự cần thiết của bảo hiểm trong vận tải đường biển
Quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển bằng tàu, thuyền chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (thiên tai, các tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, hỏng tàu, chìm tài, cướp biển,…) mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
Hơn nữa, việc xuất – nhập khẩu hàng hóa phải vượt qua biên giới của một hoặc nhiều quốc gia và các đơn vị xuất/nhập khẩu ít khi trực tiếp áp tải hàng hóa mà phải thuê đơn vị vận chuyển. Và thông thường, theo hợp đồng thì đơn vị vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm về một số tổn thất của hàng hóa trong giới hạn nhất định mà không phải tất cả các rủi ro có thể xảy đến với hàng hóa trong quá trình vận tải.
Vì vậy, việc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hàng hải là một đối sách hợp lý nhằm hạn chế các rủi ro và thiệt hại không đáng có.
III, Phân loại các rủi ro trong vận tải đường biển
Việc xác định và phân loại các rủi ro có được bảo hiểm hay không có vai trò rất quan trọng, vì chỉ những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra thì mới được bồi thường. Có thể phân loại như sau:
Điều kiện để được các công ty bảo hiểm chi trả khoản phí bồi thường bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển như sau:
IV, Các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển
Có hai loại hợp đồng bảo hiểm trong vận tải đường biển:
1, Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ, không có kế hoạch vận chuyển nhiều trong thời gian tới. Có thể là: Hợp đồng hành trình, hợp đồng thời gian, hợp đồng hỗn hợp, hợp đồng định giá hoặc hợp đồng không định giá.
Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác được ghi cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Và đơn vị bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho hàng hóa trong phạm vi một chuyến.
2, Hợp đồng bảo hiểm mở
Là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho lô hàng có khối lượng vận chuyển lớn, trong nhiều chuyến tiếp theo ở một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc không giới hạn về thời gian.
Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động và phí bảo hiểm sẽ được trả theo chứng từ trong khoảng thời gian đã thỏa thuận (thường thanh toán theo tháng).
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá xuất – nhập khẩu qua đường biển cần lưu ý một số điều sau:
Tạm kết: Việc mua bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp để được đền bù, giảm thiểu các thiệt hại về tài chính khi có có những tai nạn không đáng tiếc xảy ra trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hàng. Trên đây là khái niệm và các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển hiện nay, hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Nếu phân loại theo các điều kiện bảo hiểm gồm có: Bảo hiểm loại A, bảo hiểm loại B, Bảo hiểm loại C
Sơ đồ tóm tắt các điều kiện bảo hiểm trong vận tải quốc tế:
Các điều khoản được hưởng bảo hiểm | A | B | C | * Cháy hay nổ |
* Tàu hay thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc lật | ||||
* Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh | ||||
* Tàu, thuyền hay phương tiện vận chuyển đâm va hoặc va chạm với bất kỳ vật thể nào bên ngoài, không kể nước | ||||
* Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn | ||||
* Hy sinh tổn thất chung | ||||
* Ném hàng khỏi tàu | ||||
* Ðộng đất, núi lửa phun hoặc sét đánh | ||||
* Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn trôi khỏi tàu | ||||
* Nước biển, nước sông hay nước hồ tràn vào tàu, thuyền, hầm hàng, phương tiện vận chuyển công ten nơ hoặc nơi chứa hàng | ||||
* Tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên, hay đang dỡ khỏi tàu hoặc thuyền | ||||
* Các rủi ro khác | ||||
* Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm | ||||
Điều khoản loại trừ | ||||
* Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông
thường hoặc hao mòn thông thường |
||||
* Mất mát hư hỏng hoặc chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp | ||||
* Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh do khuyết tật vốn có tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm | ||||
* Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra do chậm trễ, ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra | ||||
* Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc nguời điều hành tàu | ||||
* Hư hại hoặc phá hủy do cố ý gây ra cho đối tượng bảo hiểm hay một bộ phận bất kỳ của đối tượng bảo hiểm do hành động sai trái của bất kỳ người nào | ||||
* Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự | ||||
* Ðiều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở |
Điều khoản riêng * Chiến tranh, đình công, bạo động, khủng bố…
Nội dung này có trong chương trình đào tạo xuất nhập khẩu thực tế tại trung tâm VinaTrain với các khóa học xuất nhập khẩu online và trực tiếp. Bạn đọc có thể tham khảo.
Chúc bạn thành công!
Tổng hợp – Biên tập: Phước Thiện
_____________________________________________________________
Trường hợp bên mua bảo hiểm chỉ muốn bảo hiểm cho hàng hoá từ khi xếp lên tàu cho đến khi dỡ ra khỏi tàu có được không ạ ?
Thông thường người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho hàng hoá từ kho người bán đến kho người mua, như vậy ngoài quãng đường vận chuyển trên biển hàng hoá còn được bảo hiểm trong quãng đường vận chuyển từ kho người bán đến cảng bốc hàng và từ cảng dỡ hàng đến kho người mua bằng các phương tiện vận chuyển thông dụng khác. Tuy nhiên, nếu người mua bảo hiểm chỉ muốn bảo hiểm cho hàng hoá trên quãng đường vận chuyển biển từ khi hàng hoá được xếp lên tàu cho tới khi hàng hoá được dỡ ra khỏi tàu thì hoàn toàn không có gì cản trở để người bảo hiểm cung cấp bảo hiểm chỉ trong quãng đường đó. Trong trường hợp này giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm mà người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm sẽ ghi rõ “trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu từ khi hàng được xếp lên tàu và kết thúc khi hàng được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến”.
Thế nào là tổn thất toàn bộ thực tế, trường hợp hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất này thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì việc giải quyết bồi thường sẽ được tiến hành như thế nào ạ?
Lô hàng vải (400 kiện, trị giá 400.000 USD) tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm
300.000 USD theo điều kiện B, QTC 1990. Tại cảng đến, biên bản giám định tổn thất
cho biết: 100 kiện vải bị cháy đen, 50 kiện bị ngấm nước biển giảm giá trị 40%, 10 kiện
vải bị rách giảm giá trị 20%. Tính số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm phải trả cho chủ hàng là bao nhiêu ạ?
Bảo hiểm là bắt buộc phải mua đủ cho cont hàng hay sao vậy ạ?
Trường hợp hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm B hoặc điều kiện bảo hiểm C, người mua bảo hiểm muốn đề nghị người bảo hiểm nhận bảo hiểm thêm một hoặc một số rủi ro phụ có được không?
Đối với hàng hóa nguy hiểm thì khi xảy ra các vấn đề cháy nổ hay thiệt hại mất mát thì bảo hiểm chi trả như thế nào ạ
Chào bạn Hoàng Long nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối với hàng hóa nguy hiểm thì khi xảy ra các vấn đề cháy nổ hay thiệt hại mất mát thì bảo hiểm sẽ chi trả theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa nguy hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm, theo đó bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên mua bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với hàng hóa nguy hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây ra trong phạm vi và thời hạn do hợp đồng quy định.
Rủi ro được bảo hiểm đối với hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
Cháy, nổ
Lũ lụt, bão tố, sét đánh
Sụt lún, sập đổ
Tai nạn giao thông
Tai nạn vận chuyển
Tai nạn khác do bên bảo hiểm chấp nhận
Thiệt hại được bảo hiểm đối với hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
Thiệt hại vật chất do hàng hóa bị cháy, nổ, hư hỏng, mất mát
Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Chi phí cứu hộ, cứu nạn
Mức bồi thường bảo hiểm đối với hàng hóa nguy hiểm được xác định theo giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm xảy ra tổn thất, nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 nhé.
Trường hợp tàu chở hàng bị mắc cạn dọc đường, hàng hoá về đến tay chủ hàng muộn, chủ hàng bị mất cơ hội bán hàng hoặc phải bán hàng với giá hạ, những thiệt hại này có được người bảo hiểm bồi thường hay không ạ?
Nếu tổn thất xảy ra nhưng khi kiện tụng bên mua hoặc bên bán thua và phải bồi thường hợp đồng thì những trường hợp này bảo hiểm có chịu trách nhiệm 1 phần k ạ
Trung tâm ơi cho em hỏi trong các điều kiện bảo hiểm ICC 1982 phí bảo hiểm điều kiện B cao hay thấp?Vì sao ạ?
Cho em hỏi nếu mình sai phạm trong các loại bảo hiểm trong vận chuyển đường biển thì có đền bù trong bảo hiểm hàng hóa không ạ? em cần giải đáp thắc mắc á chị
Trung tâm cho em hỏi thắc mắc này thì có bao nhiêu loại bảo hiểm trong vận tải đường biển ạ và cái nào quan trọng nhất khi sử dụng trong khi lái tàu ạ em cần tư vấn do em học về hàng hải, em đang tham khảo học thêm chứng chỉ mong trung tâm reply tin nhắn ạ
Trong hợp đồng vận chuyển có nhất thiết phải mua bảo hiểm kèm theo ạ trung tâm, theo em thì nếu như bên mua họ k yêu cầu hoặc k cần thì 2 bên vẫn có thể thỏa thuận k mua bảo hiểm cũng được đúng k ạ