- Bài viết được xem nhiều nhất: Khoá học xuất nhập khẩu
I. Vai trò của các loại chứng từ vận chuyển đường hàng không
Dưới đây là một số vai trò quan trọng của các loại chứng từ vận chuyển đường hàng không trong xuất nhập khẩu:
- Chứng nhận việc giao nhận hàng hóa: Chứng từ vận chuyển đường hàng không giúp xác nhận việc giao nhận hàng hóa từ người bán đến người mua. Đồng thời, nó cũng chứng minh rằng hàng hóa đã được vận chuyển theo đúng quy trình và điều kiện đã thỏa thuận.
- Chứng minh quyền sở hữu hàng hóa: Chứng từ vận chuyển đường hàng không thường đi kèm với hóa đơn mua bán và các tài liệu khác để chứng minh quyền sở hữu của người mua đối với hàng hóa. Điều này giúp tránh được các tranh chấp về quyền sở hữu khi hàng hóa đang ở trong quá trình vận chuyển.
- Thủ tục hải quan: Chứng từ vận chuyển đường hàng không là một trong những yếu tố quan trọng để hoàn thành thủ tục hải quan khi hàng hóa nhập cảnh vào một quốc gia. Hải quan thường yêu cầu các chứng từ này để kiểm tra và xác nhận thông tin về hàng hóa, giá trị và nguồn gốc.
- Bảo hiểm hàng hóa: Chứng từ vận chuyển đường hàng không cũng có vai trò quan trọng trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa. Các công ty bảo hiểm thường yêu cầu có chứng từ này để xác nhận thông tin vận chuyển và giá trị của hàng hóa, từ đó đưa ra các chính sách bảo hiểm phù hợp.
- Chứng minh nguồn gốc hàng hóa: Trên chứng từ vận tải đường hàng không thường có thông tin về nguồn gốc của hàng hóa. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa không vi phạm các quy định về nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời giúp người mua có thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.
II. Các Loại Chứng Từ Trong Vận Chuyển Đường Hàng Không Thường Gặp
Có nhiều loại chứng từ vận chuyển đường hàng không quan trọng mà bạn cần phải biết khi gửi hàng hóa bằng đường hàng không. Dưới đây là một số loại chứng từ phổ biến:
1. Vận đơn vận chuyển bằng đường hàng không – Airway Bill
Vận đơn hàng không (Airway Bill): Đây là loại chứng từ vận chuyển đường hàng không quan trọng nhất và được coi là hợp đồng giữa người gửi và hãng hàng không. AWB chứa thông tin về hàng hóa, người gửi, người nhận, điểm xuất phát và điểm đến, cũng như các điều khoản và điều kiện vận chuyển.
Đơn vị vận chuyển sẽ cấp vận đơn hàng không cho người gửi hàng sau khi người gửi hàng giao hàng cho hãng vận chuyển và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu.
Vận đơn hàng không được chia làm 2 loại:
- House Airway Bill (HAWB): được phát hàng bởi người giao nhận (Forwarder). House Airway Bill được sử dụng để xác định và theo dõi lô hàng từ khi nó được giao cho hãng vận chuyển đến khi được giao đến đích cuối cùng.
- Master Airway Bill (MAWB): được phát hàng bởi hãng hàng không ( Airline). Trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, MAWB đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, bao gồm hãng hàng không, đại lý hàng không, người gửi và người nhận hàng. Đồng thời, MAWB cũng giúp tăng tính chính xác và hiệu quả trong quá trình quản lý và theo dõi vận chuyển hàng hóa.
Dưới đây là một mẫu Vận đơn hàng không (Airway Bill)
2. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
Hóa đơn thương mại: Đây là tài liệu quan trọng trong bộ chứng từ vận chuyển đường hàng không, chứng minh giá trị của hàng hóa và thông tin về người mua và người bán,do người bán phát hàng cho người mua. Commercial invoice cần được chuẩn bị cẩn thận để tránh các vấn đề hải quan và thuế nhập khẩu. Commercial invoice cần thế hiện đủ các thông tin quan trọng như:
Hóa đơn thương mại trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tương tự đối với các phương thức vận chuyển khác.
Ví dụ về hóa đơn thương mại trong vận chuyển hàng air
3. Phiếu đóng gói – Packing list
Packing List: Là danh sách chi tiết về các mặt hàng trong lô hàng, bao gồm số lượng, trọng lượng, kích thước và giá trị của từng mặt hàng. Packing list giúp hải quan kiểm tra và xác định hàng hóa dễ dàng hơn.
Packing list không thể hiện trị giá hàng hóa mà chỉ tập chung thể hiện quy cách đóng gói, trọng lượng hàng. Đây là điểm khác biệt với Commercial Invoice
Ví dụ về phiếu đóng gói trong vận chuyển hàng air
4. Thông báo hàng đến – Arrival notice
Thông báo hàng đến Là chứng từ được đơn vị vận chuyển gửi cho người nhận hàng để thông báo lô hàng sắp đến nơi dỡ hàng. Arrival notice sẽ được gửi trước từ 1-2 ngày hàng đến.
5. Lệnh giao hàng – Delivery order
Trong lệnh giao hàng, thông tin về hàng hóa cần vận chuyển sẽ được ghi rõ, bao gồm số lượng, loại hàng, trọng lượng, kích thước và giá trị của hàng hóa. Ngoài ra, lệnh giao hàng cũng chứa thông tin về người gửi, người nhận, địa chỉ giao hàng, điều kiện vận chuyển, thời gian giao hàng dự kiến và các điều khoản và điều kiện khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
Lệnh giao hàng có vai trò quan trọng trong việc xác nhận và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đúng người nhận, đúng thời gian và trong tình trạng an toàn. Ngoài ra, lệnh giao hàng cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hoặc khiếu nại liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
Sau khi người nhận hàng thanh toán các chi phí liên quan cho người vận chuyển, họ sẽ nhận được chứng từ lệnh giao hàng
6. Certificate of Origin
Certificate of Origin Là tài liệu chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, cung cấp thông tin về quốc gia sản xuất hàng hóa. Certificate of Origin có thể giúp giảm hoặc loại miễn thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại giữa các quốc gia.
7. Dangerous Goods Declaration:
Nếu vận chuyển những hàng hóa chuea chất nguy hiểm hoặc hóa chất đặc biệt, thì đây là loại chứng từ mà đơn vị của bạn cần phải cung cấp. Dangerous Goods Declaration cung cấp thông tin về loại chất nguy hiểm, cách xử lý an toàn và biện pháp phòng ngừa tai nạn.
- Bài viết liên quan: Full Bộ Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Đầy Đủ PDF [ Cập Nhật 2024 ]
Tổng hợp và biên tập: Hà Phượng
Sao bên em làm hàng air này mà chỉ có mỗi AWB nhỉ, em mới làm không biết có phải đầy đủ tất cả các bộ này không ạ ?
Chào Khánh Linh, AWB cũng thể hiện khá đầy đủ các thông tin về hàng hóa vận chuyển, người gửi và người nhận. Tuy nhiên để làm thủ tục hải quan sẽ phải yêu cầu thêm một số chứng từ phía dưới. Em có thể làm việc với đối tác để yêu cầu cung cấp thêm.
Tư vấn cho mình khoá học về book cước ? Vui lòng gửi thông tin vào mail tuanphong91@gmail.com
Cảm ơn Tuấn Phong đã quan tâm tới khoá học Xuất Nhập Khẩu của VinaTrain, bạn vui lòng check email của trung tâm. Nếu bạn chưa nhận được email, vui lòng liên hệ với hotline 0964237168 để được hỗ trợ
Trung tâm có khóa học nào dạy chi tiết về phần này không ạ, công ty bên mình chuyên nhập khẩu hàng lẻ thực phẩm chức năng bằng đường hàng không, nên mình đang rất quan tâm tới nội dung này, nhờ trung tâm tư vấn khóa học phù hợp.
Dạ chào bạn Ngọc Hiền, hiện tại nội dung này đang được giảng dạy rất chi tiết trong khoá học Xuất Nhập Khẩu và Logistics của trung tâm VinaTrain. Bạn vui lòng liên hệ với trung tâm qua hotline 0964237168 để được hỗ trợ.
Cảm ơn bạn !
(HAWB) và (MAWB) dùng trong trruowngj hợp cụ thể là gì, có gì giống và khác nhau nhiều không ạ. Mình nên dùng loại nào hơn. Cảm ơn trung tâm
Chào bạn Hiếu, Hai loại này đều là các vận đơn hàng không, chúng chỉ khác nhau ở chỗ, HAWB sẽ do người giao nhận phát hành còn MAWB sẽ do hãng hàng không phát hành bạn nhé.
Những mẫu về Phiếu đóng gói, lệnh giao hàng, thông báo hàng đến của đường hàng không và đường biển nó có giống nhau không ạ ?
Chào bạn Nam, về form thì các loại chứng từ này của đường hàng không và đường biển đều giống nhau bạn ạ
Trung tâm có bài nào hướng dẫn đọc hiểu chi tiết các thông tin trên Vận đơn hàng không (Airway Bill) không ạ ?
Chào bạn, phần này sẽ được giáo viên phân tích chi tiết trong nội dung khoá học Xuất Nhập Khẩu, bạn quan tâm đến nội dung này có thể tham khảo khoá học của Vinatrain bạn nhé