Nguyễn Phương Liên – Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Cảm ơn bạn Phương Liên đã đặt câu hỏi tới ban biên tập tại VInaTrain. Câu hỏi của bạn cũng là vấn đề nhiều bạn học viên quan tâm trong thời gian gần đây.Nhận biết các loại hợp đồng và nguyên tắc ký kết là công việc cơ bản mà nhân viên hành chính nhân sự cần biết. Có các loại hợp đồng lao động theo quy định nào, cách sắp xếp, nhận biết ra sao hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đối với dân hành chính nhân sự nhập môn thì trước khi tìm hiểu Các loại hợp đồng lao động theo quy định thì bạn cần biết hợp đồng lao động là gì.
1, Hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ pháp lý: tại Điều 13 của Bộ Luật Lao Động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 thì Hợp đồng lao động được định nghĩa, cụ thể như sau
Theo nguyên tắc: Trước khi nhận người lao động vào làm việc.thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Vậy Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động..
Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới trong trường hợp cần thay đổi một trong những nội dung chủ chốt về điều kiện lao động
2, Các loại hợp đồng lao động

Có thể phân loại hợp đồng lao động theo nhiều cách. Như căn cứ vào tính kế tiếp (hợp đồng lao động chính thức, hợp đồng thử việc), tính hợp pháp (có hợp đồng bất hợp pháp, có hợp đồng hợp pháp)… Nhưng người ta thường dựa vào cơ sở thời hạn của hợp đồng để phân loại dưới góc độ pháp luật. Vì để bán được sức lao động, NLĐ cần thực hiện công việc theo hợp động một khoảng thời gian. Tùy theo tính chất công việc, thời gian hoàn thành công việc mà thời gian lao động sẽ dài ngắn khác nhau.
Căn cứ pháp lý: tại Khoản 1 Điều 20 của Bộ Luật Lao Động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 thì Hợp đòng lao động được chia thành 2 loại như sau:
Dù vậy, trên thực tế nhiều người lao động vẫn làm việc khi đã hết thời hạn hợp đồng. Vậy việc này giải quyết như nào?
Theo BLLĐ năm 2019 Điều 20, kể từ ngày hết hạn hợp đồng lao động 30 ngày, hai bên cần ký hợp đồng lao động mới. Quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các bên trong thời gian chưa ký hợp đồng mới sẽ ấp dụng theo hợp đồng đã ký.
3, Nguyên tắc ký hợp đồng lao động

Nguyên tắc ký hợp đồng lao động là trong suốt quá trình ký hợp đồng giao động gồm những tư tưởng, nguyên lý chỉ đạo quán triệt. Khi ký hợp đồng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1, Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận
2, Nguyên tắc bình đẳng
3, Nguyên tắc thỏa ước lao động tập thể và không trái pháp luật
4, Hình thức ký hợp đồng lao động
Điều 16 Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể các hình thức ký kết hợp đồng lao động thành các trường hợp sau:
- TH1: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. - TH2: Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
5. Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động
Đối với người sử dụng lao động:

Người ký hợp đồng lao động thuộc các trường hợp sau:
Tạm kết: Trên đây là thông tin về Các loại hợp đồng lao động theo quy định được tổng hợp từ luậ lao động mới nhất 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Quý bạn đọc có thể tham khảo.
Nội dung về hợp đồng lao động nằm trong chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự do Vinatrain tổ chức các khóa học: khóa học hành chính nhân sự, C&B do VinaTrain tổ chức theo hình thức đào tạo trực tiếp tại trung tâm chi nhánh Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ – Hà Nội hoặc 190B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, VinaTrain thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo online và tư vấn chuyên sâu tại doanh nghiệp theo nhu cầu.
Bài viết có sự tham khảo nguồn từ trang Thư viện pháp luật, trang chính thống về pháp luật và các quy định về luật lao động mới nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Lily – Tổng hợp và Biên tập
Mục lục nội dung