Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là chứng từ cần có trong bộ chứng từ thông quan xuất nhập khẩu. Ngoài chức năng chứng nhận xuất xứ thì C/O còn giúp doanh nghiệp được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt vì thế quy định về tính hợp lệ của chứng từ này rất cao. Tuy nhiên, nhằm linh động cho doanh nghiệp, tránh những chi phí phát sinh không cần thiết, cơ quan Hải Quan cho phép có những lỗi được chấp nhận trên C/O khi chúng không ảnh hưởng đến quy định về tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ.
C/O là gì vai trò của C/O trong chính sách quản lý mặt hàng
CO (certificate of original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ.
Chứng nhận xuất xứ được xem là chứng từ bắt buộc phải có khi xuất, nhập khẩu. Thông quan việc kiểm tra và phân loại C/O sẽ biết được mặt hàng đó đến từ đâu có được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt. Chính vì vậy nhà nước sẽ có những quy định rất khắt khe về chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, vẫn có một số lỗi nhỏ được chấp nhận mà không bị bác C/O.
Những lỗi được chấp nhận trên C/O doanh nghiệp cần biết
Về cơ bản, thông tin trên C/O không được phép sai hay khác biệt so với hàng hóa thực tế. Bộ tài chính đã có thông tư hướng dẫn chi tiết về các lỗi nhỏ được chấp nhận trên C/O tại Điều 26 thông tư 38/2015/TT-BTC.
Căn cứ Điểm c.3, Khoản 2, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, “Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
(1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
(2) Cách đánh dấu trên ô chứng nhận xuất xứ; đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”; là lỗi được chấp nhận trên C/O
(3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu trên dữ liệu hải quan
Việc kiểm tra C/O ngoài khác biệt nhỏ về chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu, cơ quan hải quan còn phải kiểm tra các tiêu chí khác, để xác định tính chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bảo đảm điều kiện hưởng ưu đãi. Hiện không có quy định thống nhất giữa hải quan và doanh nghiệp như thế nào là khác biệt nhỏ về chữ ký.
Tuy nhiên, hiện nay có một số C/O có dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp thì cơ quan hải quan sẽ không kiểm tra dấu và chữ ký của nơi cấp như C/O mẫu AK do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cấp; C/O mẫu AK do Hải quan Hàn Quốc cấp.
Trong thời gian tới, khi các quốc gia khác triển khai thực hiện dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp, cơ quan hải quan cũng sẽ không kiểm tra dấu và chữ ký của nơi cấp.Về thời hạn xác minh xuất xứ hàng hóa
(4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);
(5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan với mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;
(6) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: ví dụ: màu xanh hoặc màu đen
(7) Sự khác về mã số hàng hóa: phù hợp ở phân nhóm 6 số nhưng khác biệt ở cấp độ 8 số do mã hscode các nước sẽ khác nhau nên hải quan chỉ cần kiểm tra sự phù hợp tới 06 chữ số đầu tiên. Tuy nhiên trường hợp hscode trên C/O và tờ khai hải quan khác nhau để được hưởng ưu đãi thuế bạn cần xem thêm bài viết: Cách xử lý khi mã hscode trên tờ khai khác với trên C/O
(8) Sự khác biệt về tên và số chuyến do thay đổi phương tiện vận chuyển: do trễ lịch tàu nhiều lô hàng có tình trạng tên tàu số chuyến trên C/O trước đó khác với con tàu thực tế trên vận đơn. Trường hợp này doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ giải trình tính hợp lệ sẽ được chấp nhận lỗi này trên C/O
(9) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;
(10) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.
(Khoản 8 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC)
Lỗi xác minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được chấp nhận trên C/O
Theo Điểm b, Khoản 3, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định thời hạn xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu nêu rõ: “Việc xác minh phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể từ thời điểm người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc kể từ thời điểm cơ quan thực hiện việc xác minh đối với các nghi vấn phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn xác minh.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu trả lời kết quả xác minh quá thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan căn cứ kết quả xác minh để xử lý theo quy định tại Điểm d Khoản này…”.
Điều này có nghĩa là nếu thời hạn xác minh xuất xứ quá 150 ngày thuộc về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu không phải do phía Việt Nam thì cơ quan hải quan sẽ không từ chối C/O mà vẫn chờ kết quả xác minh, nếu phù hợp sẽ chấp nhận C/O cho doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp cần xúc tiến quá trình làm việc với đối tác để sớm có kết quả xác minh về C/O.
C/O được cấp theo từng lô hàng nhập khẩu, do đó sai sót của C/O này không thể áp dụng tương tự cho C/O khác. Vì vậy, tùy theo sai sót của từng C/O mà có hướng dẫn xử lý khác nhau. Về nguyên tắc thì phải thống nhất giữa các cấp về việc xử lý C/O theo quy định của pháp luật.
Tình huống: Công ty mua hàng từ Thái Lan về mục số 12 trên C/O ghi cảng bốc là “Bangkok Port” có được chấp nhận không do trước đó công ty đã nhập nhiều lô hàng trên C/O thể hiện tương tự như vậy?
Trả lời:
g) Nếu nội dung ghi trên C/O không khớp với hồ sơ hải quan nhận được và không phù hợp về quy định khi kiểm tra C/O sẽ bị bác C/O. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp hỏi không thuộc các trường hợp quy định tại điểm c khoản này, cơ quan hải quan sẽ yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá. Tài liệu giải trình hợp lệ thì C/O sẽ được chấp nhận.
Nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở để chứng minh giải trình của doanh nghiệp không phù hợp sẽ chỉ định doanh nghiệp đổi mức thuế nhập khẩu từ ưu đãi đặc biệt qua mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN)hoặc thuế suất thông thường.
Với những trường hợp có nghi vấn về tính xác thực của chứng nhận xuất xứ C/O, hải quan sẽ tạm tính thuế nhập khẩu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và tiến hành xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp khi công ty đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí còn lại của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu từ Thái Lan hợp lệ, thì dấu chứng nhận xuất xứ có chữ “Bangkok Port” như công ty mô tả thuộc thông tin về đơn vị cấp C/O, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận sẽ đối chiếu, kiểm tra.
Dựa vào thực tế trường hợp thuộc các lỗi không được chấp nhận khi kiểm tra C/O, công ty nên làm việc với đối tác bên nước xuất khẩu có văn bản giải trình và cung cấp thêm tài liệu về việc đóng mộc tại ô 12 nêu trên hay chứng từ khác để chứng minh xuất xứ hàng hoá là phù hợp. Nếu nội dung giải trình và tài liệu cung cấp không được chấp nhận, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện xác minh theo trình tự được quy định.
Doanh nghiệp quan tâm tới dịch vụ làm C/O– giấy chứng nhận xuất xứ trọn gói vui lòng liên hệ hotline: 0964.237.168. Hy vọng, bài viết về các lỗi được chấp nhận trên C/O sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức hữu ích khi kiểm tra C/O .
Nội dung này được tư vấn đào tạo tại khóa học chứng nhận xuất xứ do VinaTrain tổ chức, Tham gia khóa học tự chứng nhận xuất xứ C/O tại VinaTrain để có thể tự làm hồ sơ xin cấp C/O cho đơn vị.
Nếu như DN bị từ chối cấp C/O thì DN nên làm gì ạ?
Có những lỗi nào khác mà doanh nghiệp nên biết để tránh vi phạm trong quy trình C/O không ạ