Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá KPI Trong Quản Trị Nhân Sự, Ngắn Gọn Và Đầy Đủ

KPI là một trong những thang đo để đánh giá năng lực hoàn thành công việc được áp dụng nhiều trong doanh nghiệp hay tổ chức lớn. Vậy, đâu là tiêu chuẩn để đánh giá KPI trong nhân sự?  Cùng Trung tâm hành chính nhân sự VinaTrain tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

KPI là gì? Và được sử dụng như thế nào trong quản lý nhân sự?

KPI có tên tiếng anh là Key Performance Indicator, có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, thường thì mỗi tháng hay mỗi ngày, nhân viên sẽ tiếp nhận và xây dựng bản kế hoạch làm việc cho khoảng thời gian đó. Thông qua kết quả và chất lượng công việc được nhân viên hoàn thành, nhà quản lý sẽ dựa vào đó để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Chế độ khen thưởng sẽ được thực hiện dựa trên kết quả của chỉ số KPI định kì.

Xây dựng KPI trong quản trị nhân sự là điều cần thiết trong doanh nghiệp
Xây dựng KPI trong quản trị nhân sự là điều cần thiết trong doanh nghiệp

Các chỉ số KPI trong quản trị nhân sự 

KPI tập trung đầu ra: hệ thống này đánh giá dựa vào kết quả, cho phép chuyên viên nhân sự đánh giá nhanh. Tuy nhiên, có điểm yếu đó là không khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên có thể tập trung vào việc giải quyết công việc trong thời gian ngắn.

KPI hành vi: là hành vi khá phổ biến ở quốc tế, tuy nhiên khá hiếm được sử dụng tại Việt Nam. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá hành vi làm việc của nhân viên như mức độ chăm chỉ, sự tỉ mỉ cẩn thận trong công việc.

KPI năng lực: chỉ số này chú trọng đánh giá năng lực của nhân viên. Tùy vào mỗi nhân viên, mỗi vị trí, thời điểm và mục tiêu hoạt động để lựa chọn loại KPI phù hợp nhất.

Cách xây dựng các chỉ số KPI
Cách xây dựng các chỉ số KPI

Tiêu chuẩn đánh giá KPI trong nhân sự là gì?

Tuỳ vào mỗi vị trí công việc và trách nhiệm của nhân viên để đánh giá KPI. Theo cách đánh giá phổ biến nhất, các tiêu chuẩn đánh giá KPI của nhân sự đó là:

KPI về lương: chỉ tiêu đánh giá là thu nhập trung bình của nhân viên, thu nhập dựa trên chức danh, tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu và chỉ số đánh giá hiệu quả trong các nguồn tuyển dụng.

KPI về an toàn lao động: có chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ báo cáo an toàn lao động, tỷ lệ thời gian mất mát hay cả đào tạo về an toàn lao động cho nhân viên.

KPI về đào tạo: dựa trên tổng số thời gian đào tạo cho nhân viên, chi phí đào tạo cho nhân viên, tỷ lệ nhân viên được đào tạo trong tổ chức phòng ban và hiệu quả của công việc đào tạo nguồn nhân lực.

KPI về hiệu quả làm việc: có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dựa trên tỷ lệ nhân viên hoàn thành 100% công việc được giao. Bên cạnh đó, có bao nhiêu phần trăm nhân viên không hoàn thành KPI và mức độ vi phạm nội quy là như thế nào.

KPI về giờ làm việc: có chỉ số là thời gian nhân viên trong công ty đi làm trễ giờ so với quy định, tỷ lệ ngày nghỉ có phép và so sánh mức độ thời gian nghỉ làm việc hay thời gian nhân viên đi làm muộn giữa các phòng ban.

KPI về năng suất lao động: tiêu chuẩn này được ban nhân sự khá chú trọng. Chỉ số đánh giá đó là doanh số, lợi nhuận và chi phí của một nhân viên. Ngoài ra, các chỉ số như năng suất làm việc hay lương tăng ca của nhân viên cũng được quan tâm.

Xây dựng KPI cần có chiến lược cụ thể và sự am hiểu về lĩnh vực đó
Xây dựng KPI cần có chiến lược cụ thể và sự am hiểu về lĩnh vực đó

Một số điều cần lưu ý khi tính KPI phù hợp cho nhân viên

Trước tiên, quản lý cần nhận thấy tầm quan trọng của việc phổ biến vai trò và nhiệm vụ của nhân viên với tổ chức, phòng ban. Và trên yếu tố đó, nhân viên tự giác xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp về thời gian và chi phí. Nội dung KPI có thể linh hoạt thay đổi, tuy nhiên phải có sự thống nhất trong nội bộ công ty, để tránh những xáo trộn nhất định.

Tiêu chuẩn đánh giá KPI là thực sự cần thiết, cần xây dựng trong nội bộ công ty để có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả công việc và có những hướng giải quyết phù hợp nhất.

Thực tế làm quản trị nhiều năm tôi thấy không có nhiều doanh nghiệp áp dụng KPI thành công vì nhiều lý do sau: 

  • Bộ máy quản trị nhân sự chưa hoàn thiện 
  • Cơ chế quyền lợi và trách nhiệm cho người lao động chưa thực sự đảm bảo bạn muốn đánh KPI cho nhân viên thì phải cho họ quyền lợi
  • Các doanh nghiệp thường bị tình trạng lắp ghép chắp vá KPI từ đơn vị khác qua chỗ mình dẫn tới tình trạng nhân viên áp dụng không hiệu quả bị đào tạo
  • Vận dụng KPI vào chồng chéo dẫn tới tình trạng nhiều báo cáo, biểu mẫu nhân viên không cập nhật kịp hiệu suất lao động giảm sút. 
Thất bại trong áp dụng KPI là chuyện khá phổ biến
Thất bại trong áp dụng KPI là chuyện khá phổ biến

Trên đây là những thông tin sơ bộ về tiêu chuẩn đánh giá KPI của nhân sự. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ này hữu ích đến bạn. Nếu có những thắc mắc cần giải quyết, vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé.

Nôi dung đào tạo về KPI nằm trong chương trình đào tạo quản trị nhân sự chuyên nghiệp tại trung tâm hành chính nhân sự VinaTrain tổ chức các khóa học nghiệp vụ trực tiếp tại trung tâm và các khóa học nghiệp vụ online được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên nhiệt tình có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế.

Trân trọng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *