Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động đúng luật, cập nhật mới nhất

Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động đúng luật, cập nhật mới nhất

Tôi chuẩn bị về quê có lịch đi khám nghĩa vụ quân sự trong tháng tới, tôi muốn xin công ty tạm hoãn hợp đồng lao động nhưng bộ phận nhân sự báo lại, trường hợp tôi xin nghỉ ở trên không thuộc quy định tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu cố tình xin nghỉ và nghỉ quá thời gian quy định, công ty sẽ đuổi việc, do tính chất công việc không được nghỉ nhiều. Nhờ trung tâm VinaTrain tư vấn giúp tôi các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động, thủ tục và chế độ người lao động được hưởng là gì? Xin cảm ơn!”.

Nguyễn Văn Hùng – Hưng Yên

Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động đúng luật, cập nhật mới nhất
Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động đúng luật, cập nhật mới nhất

Cảm ơn anh Hùng đã gửi câu hỏi tới ban biên tập tại trung tâm VinaTrain, câu hỏi về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động của anh sẽ được chuyên gia Nguyễn Quang Thuận, Trưởng phòng nhân sự công ty cổ phần cơ điện Xuân Mai, giảng viên đào tạo chuyên đề hợp đồng lao động tại VinaTrain giải đáp.

Nan giải tình trạng người lao động và doanh nghiệp chưa hiểu luật quy định về trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động

Theo chuyên gia Quang Thuận chia sẻ, với gần 20 năm làm nghề nhân sự trong nhiều loại hình doanh nghiệp, Chuyên gia cũng gặp rất nhiều tình huống: bộ phận nhân sự công ty không hiểu luật hướng dẫn sai cho người lao động đề lại nhiều hệ luỵ tới uy tín và hoạt động của công ty.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, có nhiều trường hợp người lao động (NLĐ) phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng như thực hiện nghĩa vụ quân sự, lao động nữ mang thai, chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước,… Khi xảy ra những trường hợp này, việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là rất cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động. Vậy những trường hợp nào NLĐ được tạm hoãn hợp đồng lao động? Và các quy định liên quan đến tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hiện nay như thế nào?

I. Căn cứ pháp lý về tạm hoãn hợp đồng lao động

Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

Tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) là tạm thời ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận của các bên hợp đồng.

(Luật lao động 2019)

Mục đích của việc tạm hoãn HĐLĐ là giúp các bên giải quyết các vấn đề hoặc lý do cá nhân xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tạm hoãn HĐLĐ là khi các bên trong quan hệ lao động ngừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định mặc dù quan hệ chưa chấm dứt.

Tạm hoãn HĐLĐ có thể chia ra làm 2 loại: tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và tạm hoãn hợp đồng lao động do thoả thuận. 

II. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể 8 trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ bao gồm:

1. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ

Luật lao động cho phép người lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp nếu có giấy triệu tập tham gia nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ từ nơi cư trú sẽ được tạm hoãn hợp đồng lao động trong thời gian thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Trường hợp người lao động không xuất trình được giấy tờ triệu tập theo quy định sẽ không được công ty giải quyết chế độ.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự

Khi người lao động bị tạm giữ trong trường hợp bắt khẩn cấp, ra tự thú đầu thú với cơ quan công an hoặc có lệnh truy nã thì Người sử dụng lao động có thể tạm hoãn HĐLĐ do Người lao động không thể tiếp tục thực hiện công việc.

Trong trường hợp người lao động đang bị tạm giam phục vụ cho việc điều tra xét xử của toà án thì doanh nghiệp có quyền được tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động bị tạm giam. Thời gian tạm hoãn tính từ ngày người lao động nhận quyết định tạm giam cho tới khi người lao động kết thúc quá trình tạm giam, nhận được thông báo chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

Pháp luật cho phép tạm hoãn HĐLĐ trong trường hợp giúp cho người lao động có cơ hội quay trở lại làm việc, hòa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên, trường hợp này khá bất lợi cho Người sử dụng lao động, bởi thời gian Người lao động cai nghiện hoặc giáo dục bắt buộc, giáo dưỡng khá dài, các công ty buộc phải tìm kiếm nhân sự thay thế nhưng cũng không được phép chấm dứt HĐLĐ với Người lao động đó, điều này khiến doanh nghiệp phải bỏ chi phí nhiều hơn.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;

Lao động nữ mang thai có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi sẽ được doanh nghiệp làm thủ tục tạm hoãn hợp đồng lao động tương ứng với thời gian cơ sở khám bệnh đề xuất người lao động cần nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe của mình và của đứa trẻ.

5. NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

6. NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

7. NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

8. Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

III. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ

Theo điều 31, Luật lao động 2019 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:

Người lao động: không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Và người lao động sẽ phải quay trở lại nơi làm việc sau tối đa 15 ngày kể từ khi hết hạn tạm hoãn HĐLĐ.

Người sử dụng lao động: Không phải trả lương, các chế độ khác liên quan tới người lao động như: bảo hiểm, phúc lợi…. trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động. Và có trách nhiệm nhận Người lao động vào làm việc lại sau khi kết thúc việc tạm hoãn HĐLĐ.

Đối với Người lao động, khi tạm hoãn HĐLĐ cần lưu ý:

 Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Người lao động phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm dừng đồng lao động.​ Nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ khi hai bên có sự đồng ý khác, Người sử dụng lao động phải nhận Người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt trong trường hợp NLĐ không đến làm việc khi hết thời hạn.

Trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ, người lao động được quyền không thực hiện các nghĩa vụ đã giao kết trong HĐLĐ, còn người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Về tiền lương, theo Khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 “Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động không được hưởng lương, quyền và lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”

Về bảo hiểm xã hội, theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu người lao động tạm hoãn HĐLĐ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý khi không nhận Người lao động vào làm lại sau khi kết thúc thời gian tạm hoãn HĐLĐ như sau:

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện HĐLĐ như sau: Trường hợp Người sử dụng lao động không nhận lại Người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trừ trường hợp Người sử dụng lao động và Người lao động có thỏa thuận khác thì sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đôi với cá nhân, tức là mức phạt từ 6 triệu đồng đến 14 triệu đồng.

Ngoài ra, Người sử dụng lao động buộc trả lương cho Người lao động trong những ngày không nhận Người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Đối với Người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ không quay trở lại làm việc theo quy định, pháp luật lao động coi đó là trường hợp Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, khi đó NLĐ phải thực hiện các nghĩa vụ và chịu mức bồi thường theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019.

Bộ Luật lao động 2019 quy định các trường hợp đặc biệt NLĐ không cần báo trước sau đây:

Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ;

Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Như vậy, trường hợp của anh Hùng chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc như sau:

Nếu anh xuất trình giấy triệu tập tham gia nghĩa vụ quân sự từ phường xã cho công ty (bằng văn bản) thì anh sẽ được giải quyết chế độ tạm hoãn theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, anh Hùng không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp anh chỉ thông báo bằng lời nói mà không cung cấp đủ giấy tờ thì chưa đủ căn cứ kết luận anh thuôc trường hợp tạm hoãn, và nếu anh nghỉ phép vượt quá mức quy định của công ty thì có thể sẽ bị buộc chấm dứt HĐLĐ.

Hy vọng qua bài viết “Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động” do VinaTrain cập nhật đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định tạm hoãn hợp đồng lao động, các trường hợp cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nội dung này có trong Chuyên đề Hợp đồng lao động do Vinatrain hướng dẫn trong khóa học Hành Chính Nhân Sự tổng hợp. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo nội dung học tập tại đây

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. NGnga says:

    mình được học lớp HĐLĐ thầy Thuận dạy nè, nội dung chi tiết, dẫn luật cụ thể, mấy lần nhắn tin hỏi riêng bài thầy đề giải đáp 🥰🥰 đăng kí khóa học hành chính nhân sự tại vinatrain ko phí tiền chút nào

    0
    0
  2. Lại Phương Thảo says:

    Con bạn cùng phòng của tui đẻ 2 đứa liên tiếp ông giám đốc người Nhật là nóng mắt rồi. Cộng thêm combo con nhỏ nheo nhóc hay ốm đau nó xin tạm hoãn hợp đồng hơn 1 tháng để chăm con. Kết cục ông đấy tuyển luôn đứa mới vô làm luôn rồi. Chả biết ít nữa nó đi làm lại có còn chỗ không hay lại giải quyết cho nghỉ đây. hazz

    4
    0
  3. Cô Bé Đa Sầu says:

    Quy định pháp luật là vậy nhưng mà có mà con kiến kiện củ khoai á. Bên doanh nghiệp tư nhân nó thuê mình vô làm để được việc cho nó. Giờ xin tạm hoãn hợp đồng thì việc của nó ai làm cho. Nghỉ ít ngày thì được chứ tầm vài tháng có mà nó tuyển người mới luôn rồi chứ làm gì có chuyện nó đợi.

    3
    0
  4. Hoàng Phúc 92 says:

    Sau thời gian nghỉ thai sản do sức khỏe bị đi xuống nên tôi có xin công ty được tạm hoãn hợp đồng lao động để nghỉ không lương 03 tháng để dưỡng bệnh. Trong thời gian này công ty có tuyển thêm người để vào làm vị trí của tôi. Gần hết thời gian xin nghỉ tôi có liên hệ để đi làm thì bên phòng nhân sự nói vị trí của tôi đã đủ người rồi. Giờ đưa ra phương án 01 là chuyển đôi sang làm ở vị trí khác ( lương thấp hơn, vất vả hơn) hoặc là giải quyết cho tôi nghỉ việc. Vậy trong trường hợp này tôi cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.

    4
    0
  5. NgPhuong says:

    Em rất ấn tượng với lớp học bảo hiểm xa hội và hợp đồng lao động của cô Minh, lớp học thực tế, nội dung bài phân chia rõ ràng, có nhiều ví dụ sinh động

    4
    0
  6. Quang says:

    Tôi đang trong thời gian tạm hoãn hđlđ với công ty (đang đi viện dưỡng bệnh) và công ty đang có phương án luân chuyển tôi sang 1 bộ phận khác làm việc, vậy nếu tôi không đồng ý, thì công ty vẫn sẽ phải sắp xếp đúng vị trí cũ cho tôi sau khi tôi quay lại? trung tâm giải đáp câu hỏi giúp tôi

    4
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *