Các Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Truyền Tờ Khai Hải Quan

Bạn đang muốn tìm hiểu về quy trình khai báo hải quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng vẫn chưa biết tờ khai hải quan là gì,các vấn đề cần lưu ý khi truyền tờ khai hải quan, đừng bỏ qua bài viết do VinaTrain trình bày tại đây.

Bài viết về Các vấn đề cần lưu ý khi truyền tờ khai hải quan được tư vấn nghiệp vụ bởi chị Nguyễn Thị Mai, Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • Giảng viên tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vân khoá học nghiệp vụ xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ với trung tâm qua hotline:0964.237.168

I. Khái Niệm Tờ Khai Báo Hải Quan Là Gì?

Khai báo hải quan là những thủ tục bắt buộc tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép xuất / nhập khẩu ra khỏi biên giới quốc gia Việt Nam.

Tờ khai báo hải quan (Customs Declaration) là văn bản mà chủ hàng (người xuất khẩu & người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam. Đây là chứng từ đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bất kì một mặt hàng gì khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải truyền tờ khai hải quan để có được tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan.

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì lên tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.

Hiện nay để truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp sẽ thực hiện thông quan phần mềm. Có 2 phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Hệ thống phần mềm ECUS5 VNACCS của công ty Thái Sơn và Phần mềm hải quan điện tử FPT. TQDT của FPT. Thông thường đa số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sử dụng phần mềm của bên Thái Sơn để khai hải quan điện tử.

Sau khi truyền tờ khai hải quan, Hải quan sẽ trả kết quả phân luồng, doanh nghiệp sẽ in tờ khai này và kèm theo bộ chứng từ làm Thủ tục hải quan để tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa.

  • Luồng xanh: Cách doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh. Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.
  • Luồng vàng: Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.
  • Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

  • Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
  • Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: Hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra.
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng: Đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

II. Quy Trình Khai Báo Hải Quan Điện Tử

Quy trình khai hải quan điện tử bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Cung cấp thông tin xuất khẩu (EDA), nhập khẩu (IDA). Người khai phải cung cấp thông tin xuất khẩu theo yêu cầu qua EDA hoặc thông tin nhập khẩu theo IDA trước khi đăng ký tờ khai xuất, nhập khẩu. Sau khi hệ thống tiếp nhận và gán số, thông tin khai báo xuất, nhập khẩu (EDA, IDA) được lưu trữ trên hệ thống VNACCS.
  • Bước 2: Đăng ký tờ khai xuất, nhập khẩu.Sau khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai EDC (xuất khẩu), hoặc IDC (nhập khẩu) nên xem lại thông tin mà bạn đã khai báo. Nếu chính xác và chắc chắn đúng thì nộp tờ khai vào hệ thống để đăng ký. Nếu có lỗi thì bạn phải sử dụng EDB (hàng xuất) hoặc IDB (hàng nhập) để sửa lỗi.
  • Bước 3: Kiểm tra lại điều kiện đăng ký tờ khai.
  • Bước 4: Phân luồng hàng hóa, kiểm tra và thông quanhàng hóa. Hệ thống tự động phân luồng tờ khai báo thành các luồng xanh, vàng, đỏ. Tùy từng trường hợp cụ thể, người nộp đơn sẽ nhận được hướng dẫn cụ thể về cách tiến hành kiểm tra và xử lý tiếp theo.
  • Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan.

III. Các Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Truyền Tờ Khai Hải Quan

Dưới đây là những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý khi truyền tờ khai hải quan:

  • Khai báo sai nhóm, mã loại hình: đối với người mới khai báo lần đầu do chưa hiểu rõ mục đích của nhóm loại và mã loại tương ứng với nhóm đó.

Giải pháp: Bạn cần tìm hiểu mục đích kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty bạn. Khi đã biết mục đích, bạn có thể chọn đúng mã loại. Khai báo sai mã nhóm và mã loại là chỉ tiêu không được thực hiện khai báo bổ sung. Vì vậy, tuyệt đối không nên mắc sai lầm ở điểm này.

  • Khai báo sai mã phương thức vận chuyển: Lỗi này có thể xảy ra ngay cả với những người khai báo có nhiều năm kinh nghiệm. Điều này có thể là do bạn đã sao chép tờ khai thuế cũ nhưng quên thay đổi phương thức vận chuyển. Việc nhập sai mã phương thức vận chuyển không được phép khai bổ sung và phải bị hủy tờ khai.

Giải pháp: Xem lại bộ chứng từ xác định rõ phương thức vận chuyển rồi kiểm tra, so sánh với thông tin đã khai trước khi truyền tờ khai chính thức.

  • Khai sai tên người nhập khẩu trên tờ khai xuất khẩu và khai sai tên người xuất khẩu trên tờ khai nhập khẩu: Nếu đơn thuần là quan hệ thương mại giữa hai bên thì không khó để xác định thông tin người nhập khẩu, người xuất khẩu. Tuy nhiên, giả sử có thêm một bên thứ ba tham gia vào chuỗi mua bán giao nhận gây nhầm lẫn cho người khai báo hải quan. Ví dụ: A ký hợp đồng với B và A yêu cầu C giao hàng. Bạn sẽ chọn nhà xuất khẩu là A hay C?

Giải pháp: Ở trường hợp này, nhà xuất khẩu là A bởi vì A đang có quan hệ mua bán theo hợp đồng và B có nghĩa vụ thanh toán cho A theo các điều khoản của hợp đồng.

  • Khai sai về số lượng kiện hàng: Phương pháp đóng gói khác nhau tùy theo loại hàng hóa. Ví dụ: Một pallet có 10 hộp, mỗi hộp có 100 bộ thìa, mỗi bộ thìa có 10 thìa, được đóng gói trong túi vải.

Giải pháp: Khi khai báo số lượng kiện hàng, bạn phải khai số kiện tổng và không ghi chi tiết bên trong. Trong trường hợp trên, số lượng kiện hàng là 1 pallet.

  • Lỗi khai sai mã sản phẩm: Doanh nghiệp nhập khẩu miễn thuế phải tạo và quản lý mã nguyên liệu, mã sản phẩm. Cuối năm, bộ phận tài chính của doanh nghiệp phải lập báo cáo hải quan.

Giải pháp: Ví dụ, công ty VinaTrain hoàn thành thủ tục thông quan nhập khẩu vào năm 2023 và báo cáo quyết toán mã X 1000 chiếc và mã Y 5000 chiếc. Tuy nhiên, khi hải quan kiểm tra thì phát hiện kho hàng nhập 2000 chiếc mã X và 4000 chiếc mã Y, sau khi kiểm tra đối chiếu thì thấy kho nhập đúng, nghĩa là nhân viên xuất nhập khẩu đã cung cấp sai mã số nguyên vật liệu.

Nếu kê khai sai sẽ dẫn đến sai lệch giữa số liệu kho và kế toán doanh nghiệp nếu không thể giải trình được sẽ bị xử phạt hành chính. Giải pháp duy nhất là người khai hải quan phải hiểu rõ hàng hóa đã khai báo và kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi khai báo. Không chắc có thể so sánh với kho hàng và các bộ phận liên quan.

IV. Câu Hỏi Thường Gặp Khi Khai Báo Hải Quan Điện Tử

1. Đối với chủ thể là cá nhân

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội trốn thuế như sau:

Tội trốn thuế: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này.

Như vậy, hành vi khai sai tờ khai hải quan bị xem là hành vi trốn thuế và sẽ bị xử lý hình sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
  • Thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc
  • Số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu hành vi khai sai tờ khai hải quan mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Đối với các hành vi trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng trở lên hoặc hành vi có tính chất mức độ nguy hiểm cao (như có tổ chức, tái phạm nguy hiểm,…) còn có thể bị phạt tiền từ từ 500 triệu đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 07 năm.

2. Đối với pháp nhân

Hành vi khai sai tờ khai hải quan của pháp nhân sẽ bị xử lý hình sự đối với tội trốn thuế khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa được thông quan;
  • Thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Số tiền trốn thuế từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc
  • Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Pháp nhân phạm tội trốn thuế sẽ bị phạt tiền hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy vào mức độ và tính chất của hành vi.

Lưu ý: trong trường hợp cá nhân khai sai tờ khai hải quan nhưng đã khai bổ sung trước khi cơ quan hải quan phát hiện hoặc trước khi có quyết định kiểm tra hàng hóa sau thông quan thì sẽ không bị xử lý hình sự.

Nếu bạn là người mới bắt đầu đang tìm hiểu về khai báo hải quan điện tử chưa nắm được các vấn đề cần lưu ý khi khai báo hải quan điện tử cần nhận thêm tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các độc giả hiểu rõ về tờ khai hải quan là gì cũng như những vấn đề bạn cần lưu ý khi truyền tờ khai hải quan.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Các vấn đề cần lưu ý khi truyền tờ khai hải quan”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

___________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Cúc Họa Mi says:

    Hên bữa giờ em khai mấy bộ đều được luồng xanh nên hồ sơ cũng nhanh được thông quan lắm

    0
    0
  2. Hoàng Phúc 92 says:

    Khi khai báo hồ sơ hải quan tốt nhất nên làm cẩn thận chứ để lúc thông quan rồi mà sửa đổi, bổ sung hồ sơ là mệt lắm

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *