Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Cước Hàng Air Bằng Chargeable Weight

72006 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

“Em đi phỏng vấn chứng từ, vị trí nhân viên mua hàng cho một công ty nhập khẩu bao bì trong bài phỏng vấn có đoạn tính cước chargeable weight hàng air như sau: Công Ty A xuất lô hàng mẫu đến Mỹ về có khối lượng đóng gói là 450kgs. kích cước đóng vào 1 kiện: 70*96*140 (CM) – Hãy tính C.W cho lô hàng trên. Trường hợp thực tế cân năng tại Cảng hàng không tại Mỹ  phát sinh cân năng từ 450kgs thành 500kgs hàng đã làm thủ tục thì sử lý thế nào.”  Em chưa hoc phẩn này nên đã nói là chưa rõ cách tính, mong trung tâm trả lời giúp em câu hỏi này và cách tính cước vận tải cho hàng air với ạ.”

Hà Nguyễn Vân Anh – học viên tại Khóa K65HN01

Cảm ơn bạn Hà Nguyễn Vân Anh đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về Cách tính cước hàng Air bằng Chargeable Weight được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
Thực tế nhiều bạn mới vào nghề hoặc đi phỏng vấn xin việc sẽ gặp các tình huống hỏi như vậy, nghe có vẻ lý thuyết nhưng hoàn toàn rút ra từ công việc hàng ngày các bạn phải làm. Câu hỏi của bạn Vân Anh chúng tôi sẽ trả lời thành 2 ý. Đầu tiên là cách tính Chargeable Weight (C.W) hàng Air và thứ 2 là đưa phương án hướng dẫn xử lý trường hợp sai lệch cân với thực tế. 
Cước vận tải hàng air tính thế nào, cân nặng thực tế và cân trên tờ khai chệnh lệch xử lý ra sao

I. Khái Niệm Chargeable Weight Là Gì?

Hiện nay vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không ngày càng phổ biến bởi sự nhanh chóng và tiện lợi. Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cần dự trù trước mức phí vận chuyển. Bởi trong các loại hình vận chuyển thì vận tải hàng không luôn có mức chi phí cao nhất.

Chagreable Weight (CW) là khái niệm được sử dụng để nói đến trọng lượng để tính cước trong vận chuyển hàng không. Hiểu một cách đơn giản là trọng lượng tính cước.

II. Cách Tính Cước Chagreable Weight để áp cước vận tải hàng Air 

Đối với hàng Air, khi tính cước, bạn cần tính 2 loại Weight (trọng lượng): Gross weight (GW) & Volume weight (VW)
  • Gross Weight (Trọng lượng thực tế): là trọng lượng cân nặng thực tế của cả hàng hóa và cả của trọng lượng bao bì hàng hóa sau khi đã đóng gói
  • Volume Weight (Trọng lượng thể tích): là trọng lượng theo kích thước các thùng hàng, được tính theo công thức:

Volume Weight = Kích thước kiện (Dài x Rộng x Cao) (cm)/6000

  • C.W (Chargeable Weight) là kết quả khi so sánh giữa Gross Weight và Volume Weight. Số nào lớn hơn sẽ tính là Chargeable weight (CW) dùng để tính cước hàng Air.

Sau đây là các bước để tính cước vận chuyển hàng Air:

Bước 1: Xác định trọng lượng thực tế (Gross Weight – GW) của lô hàng

Bước 2: Tính trọng lượng thể tích (Volume Weight – VW) của lô hàng

Bước 3: So sánh Gross Weight và Volume weight của lô hàng. Giá trị nào lớn hơn sẽ tính là Chargeable Weight (CW) dùng để tính cước.

Bước 4: Tính giá cước dựa trên Gross Weight hoặc Volume Weight.

Công ty ABC muốn gửi một lô hàng bao gồm 6 kiện hàng, mỗi kiện hàng có kích thước trong thông số là 120 cm x 120 cm x 120 cm. Khối lượng mỗi kiện: 200 Kgs/trọng lượng cả bao bì.

Tiêu chí   Hướng dẫn giải 
Bước 1: Xác định trọng lượng thực tế (GW) của lô hàng: => GW của lô hàng = 200 Kgs
Bước 2: Tính trọng lượng thể tích (Volume Weight – VW) của lô hàng:

VW = Kích thước kiện (Dài x Rộng x Cao) (cm)/6000

=> VW của lô hàng = (120 x 120 x 120)/6000 = 288 Kgs 
Bước 3: So sánh Gross Weight và Volume weight của lô hàng. Giá trị nào lớn hơn sẽ tính là Chargeable Weight (CW) dùng để tính cước.

 

=> VW (288 Kgs) > GW (200 Kgs)

=> Lấy giá trị của VW để tính cước (Chargeable Weight)

Bước 4: Tính giá cước dựa trên Gross Weight hoặc Volume Weight

 

Giả dụ, FWD báo giá cho bạn giá 3$/Kgs. Do Lô hàng này lấy VW để tính cước cho nên cước của lô hàng sẽ là:

Giá cước = 288 * 6 * 3$ = 5184 (USD)

III. Các Loại Cước Vận Chuyển Hàng Không

Khi vận tải hàng air bạn sẽ thấy hãng bay áp dụng nhiều loại cước với từng nhóm hàng khác nhau được phân định cho loại hàng đặc biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định… như sau:

1. Cước thông thường (Normal Rate)

Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR):  đây là mức tối thiểu mà hãng bay chấp nhận làm để chuyển 1 lô hàng, được xem là chi phí cố định k thể thấp hơn được nữa. Nên khi vận tải thường phải cân lại hàng ở sân bay và thực tế là các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu

2. Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR)

Cước hàng bách hoá được coi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.

3. Cước hàng theo loại (Class Cargo rate)

Loại cước này được áp dụng với từng loại hàng nhất định  theo quy định của hãng bay: (vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa)….

4. Cước hàng gửi nhanh (Priority rate)

Phí áp dụng với hàng gửi anh cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.

IV. Cách Xử Lý Tình Trạng Hàng Sai Trọng Lượng GW (Chênh lệch về trọng lượng giữa tờ khai hải quan và phiếu cân hàng)

Hải quan sẽ quan tâm tới GW còn hãng hàng khônng quan tâm tới CW ( vì có lợi cho họ khi tính cước), tình trạng hàng đóng tại kho cân xong mang ra sân bay cân lại lệch só cân lên là bình thường vì  khi cân và đóng gói có thể các bạn ước lượng số cân số kiện rồi nhân lại nhưng chưa thực tế cân cả thùng hàng hoặc kiện hàng lại khác hoặc do thực tế đóng hàng. Vậy nếu doanh nghiệp đã truyền tờ khai mà ra làm thủ tuc cân hàng bị lệnh thì xử lý thế nào?
Phiếu cân hàng air là căn cứ thực tế đê tính cước vận tải
Phiếu cân hàng air là căn cứ thực tế để tính cước vận tải

Cho tôi hỏi nếu trường hợp hàng hóa công ty chúng tôi xuất qua đường hàng Không có sai lệch trọng lượng giữa tờ khai hải quan và phiếu cân hàng.Công ty chúng tôi có phải thực hiện khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL hay không? Xin cảm ơn &trân trọng kính chào!

Ghi nhận và tổng hợp từ Nguồn: https://www.customs.gov.vn/
Trả lời:
Trường hợp Công ty thực hiện khai bổ sung: cần nghiên cứu Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 23/05/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
“Theo quy định tại khoản 7 Điều 52a Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa đủ điều kiện qua khu khu vực giám sát sẽ được đưa vào kho hàng không. Trường hợp có chênh lệch về trọng lượng, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng cập nhật thông tin trọng lượng thực tế vào hệ thống và gửi đến cho cơ quan hải quan, hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu theo quy định, trừ trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan dừng hàng qua khi vực giám sát theo quy định. Người khai hải quan không phải khai bổ sung với cơ quan hải quan đối với trường hợp chênh lệch trọng lượng nhưng không ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa xuất khẩu, chính sách thuế và chính sách mặt hàng.”
Hải quan giám sát làm việc 24/7 nên khi doanh nghiệp phát hiện cân hàng thực tế lệch với tờ khai hải quan mà không ảnh hưởng tới thuế phải nộp thì phương án xử lý như sau: Hoàn thiện ” nhanh” với hải quan giám sát vì trong luật cho phép doanh nghiệp không phải sửa tờ khai hải quan khi và chỉ khi hải quan không có nghi vấn về hàng hóa: Trường hợp lệch cân đối với hàng xuất, không yêu cầu DN phải sửa tờ khai đã thông quan, chỉ yêu cầu hải quan giám sát và doanh nghiệp vận tải cập nhật số cân đúng vào hệ thống. Tuy nhiên, nếu lệch cân và cơ quan hải quan có nghi vấn thì yêu cầu dừng hàng, chuyển kiểm tra thực tế tại chỗ. Vậy doanh nghiệp không muốn hải quan Nghi vấn cần phải biết làm gì rồi đó, vì hàng gần tới giờ xuất mà bị kiểm hóa thì xác định là lỡ chuyến bay. Còn cước hàng không sẽ được tính thực tế theo CW tại sân bay doanh nghiệp trả thêm phí cước bay.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Vận đơn Air way bill gốc dùng để tra cứ lịch bay của hàng

Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp bạn Vân Anh và độc giả có thêm những thông tin hữu ích về cách tính Chargeable Weight trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Chargeable Weight là gì? Cách tính cước hàng Air bằng Chargeable Weight”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_______________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Bảo says:

    Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu của công ty bạn như thế nào, ib giúp tôi đã gửi thông tin qua mail bên bạn

    0
    0
  2. tuấn says:

    cho em hỏi tính cước hàng air sai thì có sửa lại được không, mong nhận tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không? 🙄

    0
    0
  3. Mai Linh Happywork says:

    cho tôi hỏi tính cước hàng air sai có sửa được không, tôi muốn được tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không? 🙄

    0
    0
    • Hoàng David says:

      Tùy vào tính chất của hàng và mức độ ảnh hưởng còn quyết định vào nó có ảnh hưởng tới thuế phải nộp không, trường hợp mà có thay đổi thuế sẽ phải khai lại tờ khai còn k thì chỉ cần ghi nhân thông tin trên phiếu cân và tính vào giá thực tế là được bạn

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *