Bài viết về Cách tính cước hàng lẻ container (LCL) được tư vấn nghiệp vụ bởi chị Nguyễn Thị Mai, Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
|
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
I. Hàng Lẻ Container, Hàng LCL Là Gì?
LCL (Less than container load)/Hàng lẻ/Hàng ghép/Hàng consol là lô hàng không đủ lớn để chất đầy một container hàng. Nếu sử dụng một container để vận chuyển một lô hàng này thì lãng phí không hiệu quả về mặt kinh tế , thay vào đó lô hàng sẽ được gom với những hàng hóa của chủ hàng khác cùng một điểm đến để cùng vận chuyển trong một container tại một kho khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station).
Hiện nay, trong dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ có hai hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL bao gồm trực tiếp (direct) và trung chuyển (via).
1. Direct (trực tiếp)
Đây là hình thức hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ cảng A đến cảng B theo như thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Trong trường hợp này, container chứa hàng không cần phải tháo dỡ hay thực hiện chuyển tải ở cảng trung gian nào khác, thay vào đó sẽ đi thẳng từ cảng bắt đầu A đến cảng đích B. Hình thức trực tiếp thường được lựa chọn khi cảng gốc và cảng đích đều có sẵn dịch vụ vận chuyển hàng LCL đủ tiện ích và tiếp nhận hàng.
2. Via (trung chuyển)
Đây là hình thức trung chuyển hàng từ cảng bắt đầu A đến cảng đích B có thể phải dừng lại ở một cảng trung gian C. Trong trường hợp này, hàng được đóng gói trong container và vận chuyển từ cảng A đến cảng trung chuyển C. Tại cảng C, container được tháo dỡ và hàng hóa được xử lý, phân loại hoặc kết hợp với các lô hàng khác để tạo thành container LCL mới. Sau đó, container LCL mới này sẽ được vận chuyển từ cảng trung chuyển C đến cảng đích B cuối cùng.
Việc lựa chọn hình thức vận chuyển LCL phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm cảng gốc và cảng đích, tính linh hoạt của lộ trình, thời gian và chi phí vận chuyển cũng như quyết định của chủ hàng và người vận chuyển. Hiểu rõ hai hình thức này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình logistics và lựa chọn phương thức vận chuyển hiệu quả nhất cho hàng lẻ của mình.
II. Cách Tính Cước Hàng Lẻ Container (LCL)
Để tính cước hàng lẻ container các đơn vị vận tải sẽ căn cứ vào 2 tiêu thức: Gross weight – tức là khối lượng của hàng hoá được chứa đựng trong container và Dimmention (thể tích hàng hoá) khi chứa đựng bên trong container, 2 tiêu chí này sẽ được so sánh với nhau tiêu chí nào lớn hơn sẽ được lấy làm căn cứ tính cước hàng lẻ container.
1. Đơn vị tính cước hàng lẻ Cont, hàng LCL
Để tính cước một lô hàng nhập , bạn cần phải hiểu được một số thuật ngữ thông dụng sau:
Sẽ còn tùy thuộc vào hãng vận chuyển, tuyến hành trình và phương thức vận chuyển để quy định về cách quy đổi, như:
2. Các bước tính cước hàng lẻ LCL
Ví dụ: Kích thước của một kiện hàng là 3mx1mx2m. Trọng lượng là 3 tấn (3000 KGS). Giá cước được chào bởi công ty vận chuyển là $15 /tấn. Vậy tiền cước trả cho lô hàng này bao nhiêu?
Nếu kích thước của một kiện hàng là Dài: 3m x Rộng: 1m x Cao: 2m thì thể tích của kiện hàng này sẽ là: 3 x 1 x 2 = 6CBM.
- Giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM là: 6CBM x $15 = $80.
- Giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT là: 3 tấn x $15 = $45.
- Cước sẽ được tính theo thể tích (6 CBM > 3 tấn), và cước cho lô hàng đó sẽ là $80.
III. Chi Phí Ảnh Hưởng Trực Tiếp Khi Tính Cước Hàng Lẻ Container (LCL)
Với một lô hàng lẻ container, ngoài cước chính thì lô hàng sẽ còn chịu thêm những chi phí LCC (Local charge) tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng được các công ty gom hàng lẻ consolidator chia lại cho từng chủ hàng. Một lô hàng LCL (Less than Container Load) nhập khẩu bằng đường biển, thông báo hàng sẽ được gửi từ công ty logistics sẽ có thêm các khoản Local Charge cần phải thanh toán để có được lệnh giao hàng. Dưới đây là các phí Local Charge thường gặp trong trường hợp hàng LCL:
- CFS (Container Freight Station) – giao động từ 15 – 20 USD/CBM: Hay còn được gọi là phí dịch vụ xử lý hàng hóa diễn ra trong kho CFS (phí khai thác hàng lẻ) như: Phí vận chuyển hàng hóa từ container vào trong kho, phí vận chuyển từ kho ra giao hàng, phí bảo quản hàng hóa trong kho….Mức giá sẽ còn phụ thuộc vào từng công ty logistics hoặc đơn vị gom hàng lẻ và còn tùy vào từng thời điểm.
- THC (Terminal Handling Charge) – giao động từ 5 – 10 USD/CBM: Là phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng, Những hoạt động được gom vào phí THC này bao gồm: Phí cont ra ngoài cầu tàu, ký khai thác dỡ cont từ trên tàu xuống đất. Thông thường, phí THC này được tính cho cả cont, tuy nhiên hàng hóa của bạn được đóng trong cont đó thì vẫn phải chịu một phần phí THC dựa theo thể tích hàng hóa.
- CIC (Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge) – dao động 60 – 140 USD mỗi container 20/40: Do hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng, từ nơi thừa container rỗng về nơi thiếu container rỗng để đóng hàng xuất.Ví dụ: Việt Nam là nước nhập siêu, nhập khẩu rất nhiều hàng từ Trung Quốc về, nên vỏ cont rỗng ở Việt Nam rất nhiều, trong khi cont để đóng hàng bên đầu Trung lại thiếu. Hãng tàu bắt buộc phải vận chuyển vỏ cont rỗng đó về Trung Quốc và thu phí này của doanh nghiệp đã sử dụng xong vỏ cont rỗng đó.
- D/O (Delivery Order) –dao động 35 – 45 USD/set: D/O sẽ được các hãng tàu hoặc các đơn vị forwarder phát hành cho người nhập. Bạn sẽ thanh toán phí này và cầm D/O cung cấp cho cảng sau đó lấy hàng khi tàu đã cập cảng. Bắt buộc phải có D/O thì mới lấy được hàng.
- Handling fee – Dao động từ 30 – 35 USD/lô hàng: Là phí xử lý hàng hóa, phí mà các công ty logistics hoặc đơn vị gom hàng lẻ thu từ việc theo dõi lô hàng hoá công ty bạn. Cụ thể các công ty ngoài họ sẽ theo dõi, liên lạc, email với Agent nước ngoài…
- LSS (Low Sulphur Surcharge) – Phí LSS thường sẽ dao động từ 30 – 35 USD/CBM: Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh.Thường một số hãng tàu sẽ kèm phí này vào cước biển, cũng có một số hãng tàu sẽ đẩy sang phần local charge ở đầu nhập khẩu. Thông thường, phí này được tính cho cả cont, tuy nhiên hàng hóa của bạn được đóng trong cont đó thì vẫn phải chịu một phần phí LSS dựa theo thể tích hàng hóa.
Ngoài viêc tính cươc hàng lẻ container/hàng LCL bạn cần biết cách cước vận tải hàng nguyên container. Nếu là người mới bắt đầu đang tìm hiểu về xuất nhập khẩu hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain, đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
- Xem thêm bài viết liên quan: Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển Với Hàng FCL Và LCL
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “cách tính cước hàng lẻ container (LCL) là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
___________________________________________________
Mục lục nội dung
Bảng lcl booking qua đơn vị nào được ạ
Tháng này trung tâm có mở lớp onl giờ hành chính không ad
Có nhiều chi phí gây ảnh hưởng đến cách tính cước lẻ Tính Cước Hàng Lẻ Container (LCL)
Bài viết sát thực tế này. Những bạn mới đi làm nên tham khảo để tránh những lỗi sai khi tính cước