Cách Tính Giá Thành Nhập Kho Trong Xuất Nhập Khẩu,Dễ Hiểu Thực Tế

2038 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Khóa học kế toán dạy trên chứng từ thực tế

Nội dung về tính giá thành nhập kho sản phẩm được giảng dạy trong chuyên đề thuế xuất nhập khẩu tại khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế ở trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain. Tuy nhiên, rất nhiều bạn chưa hiểu cách tính và chưa biết cách tính giá thành xuất, nhập kho cho sản phẩm nên tôi sẽ chia sẻ rõ hơn trong bài viết này.

Giá thành xuất nhập kho của sản phẩm là gì?

Có nhiều cách hiểu nhưng bạn chỉ cần hiểu đơn giản nhất đối với sản phẩm nhập khẩu thì giá nhập kho tức là giá cuối cùng đã bao gồm các chi phí liên quan khác ngoài giá bán của nhà cung cấp.

Đối với hàng xuất khẩu thì xác định giá thành nhập kho sản phẩm là giá bán cho người mua theo yêu cầu của điều kiện mua bán incoterm tương ứng.

Để xác định được nghiệp vụ này bạn cần hiểu rõ về các điều khoản thương mại mua bán trong incoterm phiên bản phổ biến nhất là version 2010.

Cách Tính Giá Thành Nhập Kho
Tính giá thành hàng nhập kho rất quan trọng khi làm xuất nhập khẩu

Các yếu tố cấu thành nên giá thành xuất,nhập kho của sản phẩm

Để bạn đọc hiểu rõ hơn tôi sẽ có ví dụ thực tế thế này. Công Ty TNHH VinaTrain nhập kho sản phẩm là bô dụng cụ vê sinh nhà bếp là bồn rửa bát nhập khẩu nguyên kiện từ Đức. Trường hợp này công ty VinaTrain muốn mua giá FOB, Humburg, Đức phía nhà cung cấp báo giá lô hàng này là 100.000 USD tương ứng với term FOB,

Để nhập kho được về Việt Nam cụ thể tại  Hoàng Mai, Hà Nội công ty VinaTrain cần làm những nghiệp vụ kèm theo chi phí sau tôi sẽ liệt kê giả định số liệu không chính xác như thực tế để bạn tham khảo:

  • Phí vận tải quốc tế O/F từ Humburg – Hải Phòng (1*20′): 1270$
  • Phí LCC hãng tàu thu cho tuyến này tại cảng nhập gồm: Bill: 40$, CIC: 1.250.000VNĐ; THC: 1.300.000 VNĐ; VSC: 120.000; LSS: 80$; D/0:40$
  • Ngoài ra công ty TNHH VinaTrain cần đóng thêm các phí cảng vụ: Cơ sở hạ tầng: 250.000; nâng hạ cont: 819.000 VND; phí cảng khác: 200.000VNĐ
  • Công ty thuê dịch vụ thông quan nhập khẩu: 1.000.000 VNĐ- lô hàng dính kiểm hóa: 1.500.000VNĐ
  • Chi phí thuê Container 20DC từ HPP – Hoàng Mai: 4.500.000 VNĐ ( đã có phí đường cấm)
  • Chi phí giao dịch ngân hàng thanh toán L/C: 150$
  • Trường hợp này không cần vay ngân hàng
  •  Chi phí giáy phép nhập khẩu dự kiến khác: 10.000.000 vnđ

Lô hàng gồm 5.000 bộ sản phẩm hãy tính giá nhập dự kiến về Việt Nam. Theo bạn sẽ tính giá thành nhập kho thế nào cho sản phẩm này?

Nhiều bạn vội vã cộng hết chi phí trên rồi chia cho số sản phẩm để tính giá nhập kho sản phẩm là sai lầm, Bạn cần phải xác định được thuế nhập khẩu cho lô hàng trên là bao nhiêu nữa?

Vậy để xác định được thuế nhập khẩu dựa vào yếu tố nào chính là mã hscode của sản phẩm, trường hợp này bạn phải biết cách tra mã hscode trong ví dụ này tôi nhận được mã hscode tư nhà cung cấp cho sản phẩm này là: 73241010 bạn có thể  tra hsode theo thông tin sau:

7324 Thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép.
73241010 – – Bồn rửa nhà bếp
Sản phẩm này chịu thuế nhập khẩu 20% ( mức thuế nhập khảu ưu đãi)
VAT: 10%
Để tính được thuế nhập khẩu bạn cần biết được trị giá hải quan của lô hàng nhập này là bao nhiêu. Theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan cho hàng nhập khẩu được tính tới cửa khẩu nhập đầu tiên. Bạn cần đọc về trị giá tính thuế quy định rõ tại trong văn bản sau:
Trị giá hải quan: 100.000 $+ 1.270$ = 101.270$ – Xác định tỉ giá quy đổi theo VND ( lấy theo ngân hàng nhà nước: 23.115VNĐ/ 1$)
Trị giá hàng nhập khẩu = 101.270$ * 23.115 = 2.340.856.050  VNĐ
Thuế Nhập Khảu: 2.340.856.050  VNĐ *10% =  234,085.600 VNĐ
Thuế VAT: 257,495.000 VNĐ
Tiếp theo cần xác định các chi phí liên quan tới giá nhập kho như chi phí giao dịch ngân hàng, chi phí lưu kho bãi, chi phí vận tải, in ấn bao bì, chi phí giấy phép nhập khâu liên quan… tất cả những chi phí phát sinh này cần được tổng hợp và nhập liệu trong bảng phân bổ chi phí cụ thể.

Tổng giá thành nhập kho của sản phẩm trên:

GIÁ NHẬP ĐÃ BAO GỒM VAT                 3,134,511,136                    3,134,511,136.00
GIÁ NHẬP CHƯA GỒM VAT                 2,853,608,410                    2,853,608,410.00
GIÁ THÀNH 1 SẢN PHẨM CÓ VAT                         626,902.23
GIÁ THÀNH 1 SẢN PHẨM CHƯA VAT                         570,721.68

Để minh họa rõ hơn cho bạn đọc hiểu và có thể làm theo tương tự tôi có ví dụ minh hoa cụ thể trong video sau. Nếu bạn tự học thì nên đăng ký kênh youtube để nhận thêm những  video liên quan tới chủ đề xuất nhập khẩu được cập nhật thường xuyên.

Công Việc Của Nhân Viên Mua Hàng Cần Phải Làm 

Nếu bạn làm xuất nhập khẩu ở các vị trí mua hàng mà không biết tính giá nhập kho thì coi như bạn không biết về xuất nhập khẩu, các công ty thường phải làm điều này trước khi quyết định mua bán vậy nên học xuất nhập khẩu tại VinaTrain chúng tôi luôn hướng dẫn học viên cách làm thực tế để không bị ngộp khi vào việc thực tê.

Bạn học về incoterm thì phải link kiến thức đó với chi phí và khi học về thuế cách tra hscode bạn phải tính được giá nhập kho sản phẩm.tất cả những kiến thức này đều liên quan tới nhau. Ngoài ra, để làm được bạn cần biết cách check giá cước dịch vụ và phải hiểu được những lưu ý khi mail hỏi giá tôi sẽ nói rõ hơn trong bài sau.

Như vậy khi tính được giá nhập kho sản phẩm bạn sẽ xác định được 97% tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi quyết định mua bán. Incoterms là  cốt lõi bạn cần phải nhớ rõ đễ xác định các khoản chi phí phát sinh.

Ngoài ra cần hiểu về các phương pháp tính giá nhập kho trực tiếp, phương pháp khấu trừ là gì.

Để giúp bạn hình dung rõ hơn Trung tâm Xuất Nhập Khẩu VinaTrain Có thực hiện video hướng dẫn thực tế bạn xem trực tiếp sẽ hiểu vấn đề hơn. Nếu thấy hay đừng tiếc 1 đăng ký kênh để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích về xuất nhập khẩu.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *