Trần Thị Minh – Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Vinatrain. Việc tính lương cho người lao động khi nghỉ ốm là một trong những kiến thức nghiệp vụ cần có của một nhân viên hành chính nhân sự.
Mới đây, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi từ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được quy định có hiệu lực từ ngày 01/9/2021. Theo đó một số nội dung được đưa ra như sau, người lao động và người sử dụng lao động cần nắm bắt.
I. Về mức hưởng chế độ ốm đau
Quy định chia tách cụ thể thành 2 nhóm đối tượng ốm đau chữa bệnh dài hạn và ốm đau do bệnh lý thông thường bạn đọc có thể tham khảo:
Người lao động nghỉ việc do mắc những bệnh cần chữa trị dài hạn
Trong trường hợp người lao động nghỉ do mắc những bệnh cần điều trị lâu dài (đã được quy định trong danh mục bệnh của Bộ Y tế) vào những ngày lẻ không trọn tháng được mức hỗ trợ ốm đau là một tháng.
Giả sử như chị Linh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có nhu cầu nghỉ ốm do bệnh nặng thuộc trong danh mục bệnh cần chữa dài ngày. Theo yêu cầu nghỉ là từ ngày 29/5/2021 – 25/8/2021.
Ví dụ: Chị K nghỉ việc do ốm đau do mắc bệnh ung thư từ 10/04/2019 đến 15/11/2019 (220 ngày). Lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc là = 6,000,000 VNĐ; thời gian đóng BHXH = 16 năm. Hãy tính trợ cấp của chị K?
- Chị K mắc bệnh ung thư thuộc danh mục mắc bệnh dài ngày
- Thời gian nằm điều trị: 220 ngày
- Mức hưởng 180 ngày đầu x 75 % = 6.000.000 x 75% x 6 tháng = 27.000.000 đồng
- Mức hưởng 40 ngày (1 tháng + 10 ngày lẻ) còn lại x 55% = 6.000.000 x 55% x 1 tháng + 6.000.000 /24 ngày x 55% x 10 ngày = 4.675.000 đồng
- Tổng số tiền được trợ cấp = 27.000.000 + 4.675.000 = 31.675.000 VNĐ
Th2: Trong đó chị Linh đóng BHXH bắt buộc với mức lương tối thiểu 7.000.000 đồng/tháng ghi nhận tại tháng 4/2021. Trong quá trình ốm đau chị Linh sẽ được hưởng chế độ tính bằng 75% lương.
Chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng (28 ngày) của chị Linh được hưởng là:
Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng | = | 7.000.000 đồng / 24 ngày | X | 75% | X | 28 ngày | = | 6.125.000 đồng |
Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng là 6.125.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (5.250.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của chị Linh được hưởng là 5.250.000 đồng.
Căn cứ:
Lưu ý:
1) Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
2) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Trường hợp người lao động ốm đau không phải bệnh dài ngày
Trong trường hợp này người lao động sẽ được hưởng mức bảo hiểm được tính bằng 75% so với mức đóng bảo hiểm của tháng liền kề ngay trước khi người lao động nghỉ việc.
Nếu người lao động mới đi làm hoặc thời điểm đóng bảo hiểm bị gián đoạn, có nghỉ ốm đau trong tháng đi làm trở lại thì sẽ được hưởng 75% mức lương đóng bảo hiểm của ngay tháng đó. Tỷ lệ này áp dụng cho thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động diễn ra trong 180 ngày đầu.
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau | = | (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc) : 24 ngày | x 75 (%) x | Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
Vói trương hợp của công ty bạn VinaTrain xin tư vấn như sau:
Tiền lương người lao động nhận được khi nghỉ ốm 10 ngày nhưng bạn không nói rõ thời gian nghỉ ốm nếu mức lương đóng ổn định không thay đổi trong các tháng thì tiền ốm đâu anh X nhận được là:
Mức hưởng chế độ ốm đau | = | 6.700.000 đồng / 24 ngày | X | 75% | X | 10 ngày | = | 2.093.000 đồng |
Trong trường hợp người lao động đã hưởng đủ mức lương theo chế độ ốm đau của Bảo hiểm xã hội trong 180 ngày đầu tiên mà vẫn tiếp tục điều trị hoặc vẫn ốm đau thì tỷ lệ được hưởng sẽ giảm dần như sau:
Ngoài việc tính lương cho người lao động theo chế độ bảo hiểm khi ốm đau thì nhân viên hành chính nhân sự còn cần quan tâm thêm chế độ tính lương đối với thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sau khi ốm.
Tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có đưa ra các quy định về điều dưỡng sức khỏe sau khi người lao động bị ốm hoặc tai bạn như sau:
Nội dung này nằm trong chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự do Vinatrain tổ chức các khóa học: khóa học hành chính nhân sự, C&B do VinaTrain tổ chức theo hình thức đào tạo trực tiếp tại trung tâm theo chi nhánh:
Hà Nội: Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy
Hồ Chí Minh:190B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
Đào tạo trực tuyến: Các khóa học hành chính nhân sự online
Bạn đọc cần tư vấn nghiệp vụ nhân sự và các dịch vụ nhân sự trọn gói vui lòng liên hệ với trung tâm qua hotline để được hỗ trợ. VinaTrain là đơn vị cung ứng và đào tạo nhân sự hàng đầu tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng nhân sự.
Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn mọi thắc mắc từ quý độc giả. Bạn đọc có câu hỏi cần tư vấn vui lòng điền thông tin để nhận được hỗ trợ:
Bài viết có sự tham khảo nguồn từ trang Bảo hiểm xã hội và Thư viện pháp luật, trang chính thống về pháp luật quy định chế độ lao động và bảo hiểm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
LiLy – Biên tập và Tổng hợp