Chào trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain công ty em sắp mua lô hàng nhập từ Thái Lan đây là lần đầu tiên nhập khẩu nên em chưa biết cách tính thuế xuất nhập khẩu cho mặt hàng này. Mong trung tâm tư vấn giúp em cách tính thuế xuất nhập khẩu đầy đủ với một mặt hàng bất kỳ. em xin cảm ơn.
Thuế xuất nhập khẩu gồm nhiều loại thuế được áp vào mã hàng hóa, sản phẩm khi xuất nhập khẩu vào một quốc gia. Tại Việt Nam thuế xuất nhập khẩu được tính theo mức lũy tiến và có trình tự tính thuế nhất định. Để tính được đúng thuế nhập khẩu cần biết rõ về nguyên tắc tính thuế. Trong chương trình đào tạo xuất nhập khẩu thực tế VinaTrain có đưa nội dung này vào giảng dạy rất chi tiết. Bạn đọc chưa tham gia các khóa học có thể tham khảo bài viết tại đây.
Bài viết về cách tính Thuế xuất nhập khẩu được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
11 năm kinh nghiệm làm logistics.
Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
I. Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu (XNK) được gọi là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Loại thuế này áp dụng vào mặt hàng hoá nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ vào thị trường Việt Nam. Mục đich thu thuế xuất nhập khẩu với chính phủ để bảo hộ các mặt hàng sản xuất trong nước, ngoài ra nguồn thu từ thuế sẽ giúp nhà nước quản lý và vận hành hính là bảo hộ những mặt hàng có thể sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch
Thuế xuất nhập khẩu bao gồm 2 loại thuế là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng cuối cùng nhưng doanh nghiệp sẽ nộp thuế trước khi nhập khẩu và tính tiền thuế vào tiền hàng.
Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu là hàng hoá và dịch vụ trong đó quy định cụ thể như sau:
1.1 Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Hàng hóa xuất, nhập khẩu được xuất nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài với mục đích trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
Hàng hoá xuất nhập khẩu của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam với các hình thức kinh tế khác nhau.
Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
Hàng là quà biếu tặng, tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế sẽ phải nộp thuế.
Luật thuế xuất nhập khẩu cũng quy định chi tiết những trường hợp không phải nộp thuế bao gồm:
Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.
Hàng viện trợ nhân đạo từ các tổ chức phi chính phủ, quốc gia vào Việt Nam và từ Việt Nam gửi đi các tổ chức, quốc gia
Hàng mua bán trong khu phi thuế quan, xuất nhập từ khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác chỉ là mục đích mua bán trong các khu đó với nhau.
Hàng hoá là dầu khí thuộc phần tài nguyên của quốc gia khi xuất khẩu, nhập khẩu không chịu thuế.
1.2 Người nộp thuế xuất nhập khẩu là những ai?
Người đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ là đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.
Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Đại lý làm thủ tục hải quan được những đối tượng trên ủy quyền nộp thuế xuất, nhập khẩu.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
1.3 Những trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu
Hàng hoá tạm nhập tái xuất tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, máy móc công nghệ trong thời gian nhất định
Hàng hoá là tài sản di chuyển của cá nhân và tổ chức trong quy định của nhà nước
Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho công ty nước ngoài hoặc Việt Nam gửi đi gia công
Hàng hoá là cây giống, vật nuôi được nhập khẩu để tham gia các dự án đầu tư của nhà nước trong linh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Lưu ý: Định mức miễn thuế xuất nhập khẩu áp dụng với từng trường hợp cụ thể.
II. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là gì
Theo điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Như vậy có thể hiểu: Để tính thuế xuất nhập khẩu với một mặt hàng bất kỳ cần dựa vao những căn cứ sau:
Xác định % thuế xuất nhập khẩu áp dụng với mặt hàng đó là bao nhiêu: Điều này thực hiện bằng cách tra mã hscode của mặt hàng tại các file biểu thuế xuất nhập khẩu áp dụng theo từng năm.
Xác định % thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu với măt hàng được áp dụng: Dựa vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá kiểm tra xem mặt hàng khi nhập khẩu được hưởng loại thuế nhập khẩu ưu đãi nào không: Thuế nhập khẩu thông thường: Không áp dụng C/O; Thuế nhập khẩu ưu đãi: áp dụng C/O form được hưởng ưu đãi như form A; B; Thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Áp dụng C/O form theo các hiệp định kinh tế mà Việt Nam ký kết song phương hoặc hiệp định đa phương được ký với tổ chức mà Việt Nam là thành Viên.
Xác định trị giá tính thuế (tri giá hải quan): Căn cứ vào hoá đơn, hợp đồng mua bán hàng hoá để xác định trị giá tính thuế của hàng xuất khẩu và trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu cần phải được xác định với hàng xuất khẩu là giá FOB trên hoá đơn. Nếu hàng không ở giá này sẽ được trừ các chi phí để về giá FOB. Trị giá tính thuế với hàng nhập khẩu là giá mua tới cửa khẩu nhập đầu tiên tương tứng với Term: CFR, CIF, CPT,CIP, DAT.
Thuế xuất nhập khẩu được xác định theo nhiều phương pháp tính thuế khác nhau, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp theo hoạt động kinh doanh của đơn vị mình:
Phương pháp tính thuế hỗn hợp: là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phương pháp tính thuế tuyệt đối: là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tuy nhiên, phương pháp tính thuế theo tỉ lệ phần trăm được áp dụng phổ biến hơn các phương pháp còn lại.
IV. Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định
4.1 Công thức tính thuế xuất nhập khẩu áp dụng với cách tính thuế theo tỉ lệ phần trăm
TIỀN THUẾ = Số Lượng Hàng Hoá x Trị Giá Tính Thuế Của Một Mặt Hàng x % thuế suất Áp Dụng Mặt Hàng Đó
Trong đó:
Số lượng hàng hoá: được xác định theo số lượng mua bán trên hoá đơn thương mại
Trị giá tính thuế: Xác định theo trị giá hải quan với hàng xuất là trị giá xuất; hàng nhập là trị giá hải quan nhập
% thuế suất: Áp dụng thông qua việc tra mã HS để xác định phần % thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu của mặt hàng là bao nhiêu. Mức % này sẽ có thể điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào loại thuế thông thường, ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt.
Ví dụ: Công ty VinaTrain nhập khẩu mặt hàng là sữa rửa mặt đơn giá trên hoá đơn là 4.5usd/sản phẩm giá DAT. Công ty nhập khẩu đơn hàng số lượng 2.000 sản phẩm. Tính thuế xuất nhập khẩu cho mặt hàng theo phương pháp tỉ lệ phần trăm?
Bài giải:
Hscode của sữa rửa mặt: 33049930 – Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%; Mặt hàng có C/O form AJ khi nhập từ Nhật Bản về được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi về 0%.
Trị giá tính thuế của 1 sản phẩm: Giá mua tới cửa khẩu nhập đẩu tiên. 4,5 usd.
4.2 Công thức tính thuế xuất nhập khẩu áp dụng với hàng hoá tính thuế theo phương pháp tuyệt đối
Tiền thuế được xác định theo phương pháp tuyệt đối sẽ tính theo lượng hàng hoá thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và mức thuế án định tuyệt đối tại thời điểm tính thuế quy định tại Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, như sau:
Điều 6. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
1. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế.
2. Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 của Luật này.
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Công thức tính thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối:
Tiền thuế = Số lượng hàng hoá thực tế xuất, nhập khẩu * Mức thuế tuyệt đối áp dụng trên đơn vị tính thuế
4.3 Công thức tính thuế xuất nhập khẩu áp dụng theo phương pháp tính thuế hỗn hợp
Tính tiền thuế xuất nhập khẩu theo phương pháp hỗn hợp là tiền thuế được tính theo tỉ lệ phần trăm và tiền thuế áp dụng tính theo phương pháp tuyệt đối. Công thức tính thuế như sau:
Tiền thuế = Tiền thuế nộp xác định theo tỉ lệ phần trăm + Tiền thuế nộp xác định theo phương pháp tuyệt đối
5. Lưu ý cần biết khi tính thuế xuất nhập khẩu
Trong thực tế khi tính thuế xuất nhập khẩu rất nhiều doanh nghiệp không nắm được những điều này ảnh hưởng trực tiếp tói tiền nộp thuế và kế hoạch khai thác hàng hoá. Nhiều công ty phải chịu nộp phạt hành chính, vậy để khắc phục bạn cần nắm được những lưu ý sau:
Trị giá tính thuế phải được xác định theo hoá đơn chứng từ hợp lệ có xác nhận mua bán của 2 bên: Chứng từ xác định trị giá là hợp đồng mua bán ( sale contract); hoá đơn thương mại (commercial invoice); các hoá đơn chi phí khác phát sinh có liên quan tới giá tính thuế tới cửa khẩu đầu tiên.
Phương pháp xác định thuế xuất nhập khẩu phải thực hiện theo quy định của nhà nước
Khi tính thuế xuất nhập khẩu cần quy đổi ra đồng tiền tính thuế là Việt nam đồng nếu tiền giao dịch trên hoá đơn là ngoại tệ
Tỉ giá quy đổi khi tính thuế xuất nhập khẩu được gọi là tỉ giá tính thuế được ấn định theo tỉ giá của tổng cục hải quan quy định theo giá mua vào Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế.
Người kê khai thông tin tính thuế có quyền và nghĩa vụ giải trình và được giải trình trước pháp luật
Trường hợp xác định gian dối về thuế xuất nhập khẩu doanh nghiệp sẽ phải cung cấp chứng từ giải trình với Hải Quan nếu không đúng sẽ tiến hành nộp phạt, nộp thuế bổ sung và đóng tiền chậm nộp thuế quy định tạiLuật thuế số 38/2019/QH14 do Quốc Hội ban hành
Cần đảm bảo đúng các quy định về thời điểm nộp thuế xuất nhập khẩu
6. Khi nào phải tính thuế, nộp thuế xuất nhập khẩu thời điểm cần biết
Luật thuế XNK quy định thời điểm tính thuế XNK và nộp thuế XNK chính là khi công ty đăng ký tờ khai hải quan điện tử. Thời điểm này thực hiện theo quy định về pháp luật hải quan.
Theo quy định tại điều 85 Luật Hải quan 54/2014/QH13 23/06/2014 “Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế”.
Khoản 3 điều 44 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 13/06/2019 thì “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế”
Khoản 1 điều 55 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 thì “Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế”
Điều này có nghĩa là chủ hàng có thời gian 10 ngày nộp thuế xuất nhập khảu tính từ ngày có thông báo thuế từ chi cục hải quan nơi đơn vị mở tờ khai.
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về thuế xuất nhập khẩu và có thể tự tính được thuế phải nộp cho hàng hóa của doanh nghiệp.
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Cách tínhThuế xuất nhập khẩu là gì? Mặt hàng nào phải chịu loại thuế này”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Việc tính thuế xuất nhập khẩu là nghiệp vụ rất quan trọng doanh nghiệp cần phải biết để có kế hoạch lập dự toán giá thành chi phí trước khi quyết định mua bán. Hy vọng, chị Diệu Linh sau khi đọc bài viết này có thể hiểu và biết cách tính thuế xuất nhập khẩu cho mặt hàng của công ty mình.Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Cho em xin hỏi: do hàng mình nhập term FCA thì bên vận chuyển báo Thuế GTGT = 10% x (giá trị hàng hóa + cước vận chuyển) * tỉ giá USD. Như vầy là bên vận chuyển áp dụng cho em đúng không ạ.
Nếu đã tính GTGT của CP vận chuyển như vậy thì lúc em thanh toán cước phí cho bên vận chuyển có thanh toán thêm VAT cước vận chuyển nũa không ạ. Em xin cảm ơn
Cho em xin hỏi: do hàng mình nhập term FCA thì bên vận chuyển báo Thuế GTGT = 10% x (giá trị hàng hóa + cước vận chuyển) * tỉ giá USD. Như vầy là bên vận chuyển áp dụng cho em đúng không ạ.
Nếu đã tính GTGT của CP vận chuyển như vậy thì lúc em thanh toán cước phí cho bên vận chuyển có thanh toán thêm VAT cước vận chuyển nũa không ạ. Em xin cảm ơn
Thuế chống bán phá giá là gì ad
là thuế đánh vào những mặt hàng mà giá bán của nước nhập khẩu vào thấp hơn giá của thi trường trong nước do nhà xuất khẩu trong nước bạn đó