• Trang chủ
  • Hành Chính Nhân Sự
  • Cách Tính Tiền Dưỡng Sức Sau Sinh Của Lao Động Nữ, Cập Nhật Đầy Đủ Quy Định Và Thủ Tục Đề Nghị Năm 2024

Cách Tính Tiền Dưỡng Sức Sau Sinh Của Lao Động Nữ, Cập Nhật Đầy Đủ Quy Định Và Thủ Tục Đề Nghị Năm 2024

Hiện tôi đang làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội và có tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2021. Dự kiến đầu tháng 11/2023 tôi sẽ sinh con. Tôi muốn hỏi quy định của pháp luật về cách tính tiền chế độ dưỡng sức sau sinh và thủ tục để nhận tiền. Rất mong được trung tâm giải đáp. Tôi xin cám ơn

Mỹ Linh – Hà Nội

Cám ơn câu hỏi của bạn Mỹ Linh, Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là chế độ dành cho lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên có rất nhiều lao động không biết nên bị bỏ lỡ chế độ này; Tại bài viết này Vinatrain sẽ chia sẻ cho bạn đọc chi tiết về quy định cách tính tiền dưỡng sức sau sinh của lao động nữ thủ tục để được hưởng chế độ dưỡng sức, hồi phục sức khỏe sau sinh của lao động nữ theo pháp luật hiện hành.

1. Chế Độ Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh Là Gì

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là chế độ dành cho lao động nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ( và đủ điều kiện được hưởng theo quy định). Hiện nay, khái niệm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật mà chỉ được thể hiện dưới hình thức quy định trường hợp, điều kiện được nghỉ dưỡng sức sau sinh. Theo đó ta có thể hiểu chế độ dưỡng sức sau sinh là chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi người lao động được nghỉ chế độ thai sản những cảm thấy sức khỏe chưa được hồi phục.

2. Điều Kiện Để Được Hưởng Chế Độ Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh

Pháp luật có quy định rõ về điều kiện người lao động nữ được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:

“Người Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, Khoản 1 hoặc khoản 3, Điều 34 của Luật này trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày” ( Tại Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

“Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe” ( Khoản 9, Điều 3, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Như vậy, Lao động nữ sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh khi đáp ứng được 02 điều kiện: “nghỉ trong thời gian 30 ngày sau thời gian hưởng chế độ thai sản đi làm trở lại mà sức khỏe chưa phục hồi” và ” có nghỉ việc để dưỡng sức sau sinh”

3. Quyền Lợi Của Lao Động Nữ Khi Hưởng Chế Độ Dưỡng Sức Sau Sinh

Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh lao động nữ sẽ được hưởng các chế độ sau đây

3.1. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh được quy định chi tiết tại  Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 như sau:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Lưu ý:

– Phải tham gia bảo hiểm xã hội trong tháng quay lại làm việc mới hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản.

– Thời gian được phép nghỉ dưỡng sức sau sinh là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đầu quay lại làm việc.

– Phải thực hiện chế độ dưỡng sức theo ngày thực tế người lao động nghỉ việc.

3.2. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

 Tại Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014  nếu rõ: “Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định bằng 30% mức lương cơ sở”

Ví dụ: Mức lương cơ sở từ 1/7/2023 là 1.800.000 VNĐ, bạn Mỹ Linh sinh đôi  thì sẽ được hưởng nghỉ dưỡng sức 10 ngày với số tiền được hưởng trợ cấp là: 10 x 30% x 1.800.000 = 5.400.000đ

4. Thủ Tục Đề Nghị Hưởng Chế Độ Dưỡng Sức Sau Sinh

4.1. Thủ tục đề nghị hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định tại Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội. Bao gồm:

  • Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này.
  • Giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật trong trường hợp người lao động muốn hưởng chế độ cao hơn
  • Mẫu 01B-HSB

4.2. Quy trình nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp sau sinh, lao động nữ thực hiện quy trình nộp hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh như sau:

Bước 1. Nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức và hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Người lao động nộp cho doanh nghiệp/đơn vị nơi mà người lao động làm việc và đóng BHXH.

Bước 2: Chờ kết quả: Doanh nghiệp xem xét hồ sơ người lao động đã nộp, nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện phê duyệt đơn và ra quyết định cho nghỉ. Quyết định phải ghi rõ thời gian được nghỉ dưỡng sức phục hồi sau sinh.

Bước 3: Nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị: Lao động nữ nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị của mình về việc nghỉ. Doanh nghiệp/đơn vị lập danh sách theo Mẫu 01B-HSB và làm các thủ tục báo tăng lao động gửi cơ quan BHXH (có thể gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, hoặc nộp qua mạng).

Bước 4: Nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ doanh nghiệp/đơn vị nơi người lao động làm việc, cơ quan BHXH phải giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động.

Bước 5: Nhận tiền hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Cơ quan BHXH sẽ trả về doanh nghiệp/đơn vị người lao động nhận trực tiếp từ doanh nghiệp đơn vị của mình.

Trong vòng 10 ngày sau khi người lao động được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.

4.3. Hướng dẫn kê khai Mẫu 01B-HSB

Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập.

Mẫu đơn xin được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Trên đây là bài viết chia sẻ nghiêp vụ về cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh của lao động nữ và cập nhật đầy đủ chế độ và thủ tục đề nghị hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2024. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp các bạn có thể để lại trực tiếp dưới bài viết nhé.

Nguyễn Thơm- Tổng hợp 

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

 Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
 Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
• Văn phòng Hà Nội: P1503 CT1A, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
• Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
• Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
• Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Khách says:

    Cho tôi hỏi, NLĐ nghỉ để thực hiện KHHGĐ (đặc vòng) được nghỉ 7 ngày, như vậy cách tính tiền được hưởng ntn? Xin cảm ơn!

    0
    0
  2. Hòa says:

    Sinh thường đc 5 ngày dưỡng sức, phẫu thuật đc 7 ngày dưỡng sức và 10 ngày đối LĐ nữ sinh 1 lần 2 con trờ lên đúng là cơ quan bhxh có cái chế độ này quá là tốt cho các chị e luôn nhưng cũng đúng là rất nhiều người lđ ko biếtỉ. Thế nên tham gia bhxh có nhiều cái lợi cho NLĐ là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi NLĐ nghỉ việc do ốm đau, thai sản…

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *