Cách Tính Trợ Cấp Thôi Việc Đúng Luật, Cập Nhật Năm 2025

Trợ cấp thôi việc là gì ?

Tôi vừa kết thúc 6 tháng nghỉ sau thai sản, do sau khi sinh tôi không có người phụ giúp trông con nên tôi quyết định nghỉ việc ở nhà. Khi tôi xin nghỉ việc thì được nhận một khoản tiền trợ cấp thôi việc, số tiền này nhỏ hơn số tiền mà tôi tự tính do nhân sự báo với tôi là 6 tháng tôi nghỉ thai sản không được hưởng trợ cấp thôi việc. Tôi rất hoang mang trước câu trả lời này, vậy trung tâm có thể giải thích rõ cho tôi được biết chi tiết về cách tính trợ cấp thôi việc, thời gian được hưởng loại trợ cấp này được không ?

Mai Anh – công nhân tại Bình Dương

Bài viết cách tính trợ cấp thôi việc được cố vấn chuyên môn bởi thầy Nguyễn Quang Thuận, chuyên gia đào tạo hành chính nhân sự tại VinaTrain, 18 năm kinh nghiệm làm việc thực tế. 

Nội dung này được hướng dẫn trong khóa học hành chính nhân sự tại VinaTrain

Cám ơn bạn Mai Anh đã gửi câu hỏi tới trung tâm hành chính nhân sự VinaTrain. Trợ cấp thôi việc là một khoản hỗ trợ, quyền lợi mà được rất nhiều người lao động quan tâm. Tuy nhiên, do sự hiểu biết hạn chế về quy định của luật, nhiều người lao động không biết đến khoản trợ cấp này hoặc không biết cách xác đinh và cách tính dẫn tới việc không được nhận khoản tiền này dẫn tới thiệt thòi cho người lao động khi thôi việc. Bài viết dưới đây trung tâm sẽ giải thích chi tiết các thông tin về loại trợ cấp này.

Trợ cấp thôi việc là gì ?

I. Trợ cấp thôi việc là gì ?

  • Trợ cấp thôi việc là một khoản trợ cấp mà phía người sử dụng lao động (công ty) bắt buộc phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc.
  • Khoản hỗ trợ này sẽ giúp người lao động có kinh phí nhỏ để trang trải trong những ngày chưa có việc làm (Khoản trợ cấp này khác với khoản trợ cấp thất nghiệp)
  • Đây là khoản trợ cấp mà doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả cho người lao động. Tuy nhiên để được nhận tiền trợ cấp này, người lao động phải thỏa mãn một số điều kiện nhất đinh.

II. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc

Theo điều 46 của Bộ Luật Lao động 2019 quy định điều kiện cụ thể để người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc từ phía người sử dụng lao động như sau:

2.1 Người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trước khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động

2.2 Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Do hết thời hạn hợp đồng lao động đã ký
  2. Đã hoàn thành công việc theo điều khoản quy định của hợp đồng lao động
  3. Khi người lao động và người sử dụng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
  4. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
  5. Người lao động chết; được cơ quan có thẩm quyền tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
  6. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; hoặc bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc mất tích/đã chết.
  7. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động/bị thông báo không có người đại diện.
  8. Người lao động  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp (tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019) hoặc phía người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu phòng ban, thay đổi mô hình kinh doanh, công nghệ hoặc do chia tách, hợp nhất doanh nghiệp( tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)

Như vậy: Người lao động muốn nhận trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc phải đáp ứng 2 điều kiện trên nghĩa là: Người lao động phải làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động tối thiểu 12 tháng trước khi nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động thuộc 1 trong 8 trường hợp vừa nêu ở trên theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

III. Cách tính trợ cấp thôi việc và mức hưởng trợ cấp thôi việc

Hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc

Dưới đây trung tâm hành chính nhân sự VinaTrain sẽ hướng dẫn bạn cách tính trợ cấp thôi việc và biết được mức hưởng trợ cấp thôi việc cho mình như sau:

Căn cứ pháp lý:  

  1. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
  2. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 46, Bộ Luật Lao Động 2019

II. Căn cứ pháp lý tính trợ cấp thôi việc

Theo điều 46 của Luật Lao Động 2019, trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

2.1 Mức tiền lương tính trợ cấp thôi việc

Mức tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là mức tiền lương bình quân 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thủy trước khi nghỉ việc tại công ty VinaTrain ngay 1/11/2023 nhận được lương như sau:

  • Tháng 1/2022- tháng 8/2023:8.500.000vnđ/ tháng 
  • Tháng 8/2023- tháng 10/2023: 8.900.000vnđ/ tháng

Như vậy bình quân tiền lương 06 tháng liền kề của chị Thúy trước khi nghỉ việc sẽ bao gồm: 

2.2 Cách xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc Tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động Thời gian đã tham gia BHTN –  Thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (nếu có)

Cách xác định thời gian người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp bao gồm

Cách xác định thời gian làm việc thực tế

  • Thời gian thử việc
  • Thời gian người lao động làm việc trực tiếp cho người sử dụng lao động
  • Thời gian người lao động được người sử dụng lao động cử đi học tập
  • Thời gian người lao động nghỉ hưởng các chế độ ốm đau, thai sản,
  • Thời gian nghỉ để điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được trả lương, thời gian điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn lào động
  • Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
  • Thời gian nghỉ hàng tuần
  • Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội

2.3  Xác định thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp

  •  Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp;
  • Thời gian thuộc diện không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng được người sử dụng chi trả cùng tiền lương một khoản tiền bằng với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2.4 Thời gian đã được người lao động tri trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Thời gian đã được nhận chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc nghĩa là khoảng thơi gian mà trước kia người lao động đã từng được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp cho lần nghỉ việc trước đó (nếu có)

Lưu ý quan trọng khi tính trợ cấp thôi việc

  1. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm tính đủ 12 tháng
  2. Nếu có tháng lẻ thì tính như sau:
  • Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm;
  • Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

III. Hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc kèm theo ví dụ 

Ví dụ: Tính trợ cấp thôi việc của anh Nguyễn Văn B, biết Anh B có thời gian làm việc tại Công ty VinaTrain như sau:  Vào công ty từ tháng 10/2021, Công ty tham gia Bảo hiểm thất nghiệp cho anh từ tháng 3/2022, Ngày 15/11/2023  anh B gửi đơn xin nghỉ việc Anh bắt đầu nghỉ việc từ ngày 1/1/2024. Biết rằng lương từ tháng 03/2022 đến tháng 4/2023 của anh B là: 8.650.000 đồng, lương từ tháng 5/2023 đến 12/2023 của anh B là: 9.500.000 đồng.

Bài giải:

1, Phân tích dữ liệu:

  •  Anh B đã làm việc tại công ty từ 10/2021 đến hết tháng 12/2023 => làm việc từ đủ 12 trở lên.
  •  Anh B đưa đơn xin nghỉ việc từ ngày 15/11/2023 đến ngày 01/01/2024 nghỉ việc => Anh B đã báo trước 45 ngày khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ (đúng luật)

Từ 2 dữ liệu trên => anh B đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

2, Tính trợ cấp thôi việc cho Anh B khi làm việc tại công ty VinaTrain như sau:

  • Thời gian anh B làm việc tại VinaTrain từ tháng 10/2021 đến 1/2024 là 2 năm (1)
  • Thời gian tham gia BHTN từ 03/2022 đến hết tháng 12/2023 là 1 năm 9 tháng. (2)
  • Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là: (1) – (2) = 3 tháng (theo nguyên tắc làm tròn từ 1 tháng đến dưới 06 tháng tính là nửa năm. Như vậy anh B được hưởng là 06 tháng trợ cấp.
  • Mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thôi việc là: 9.500.000 vnđ
  • Tiền trợ cấp thôi việc Anh B được nhận là: 9.500.000 vnđ * 0.5  *0.5 = 2.375.000vnđ 

 (nhân 0,5 là vì mỗi năm được nửa tháng lương)

IV. Trong thời gian nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Câu hỏi của chị Mai Anh được chuyên gia Nguyễn Quang Thuận, giáo viên hướng dẫn khóa học hành chính nhân sự tại VinaTrain tư vấn như sau:

  • Căn cứ vào Khoản 2, Điều 35, Luật BHXH số 71/2006/QH11, thời gian lao động được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là khoảng thời gian người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi nghỉ chế độ này, lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải đóng BHXH.
  • Căn cứ quy định tại Điều 11 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thời gian nghỉ thai sản của người lao động từ 14 ngày trở lên, hưởng trợ cấp BHXH và không nhận lương tại đơn vị làm việc thì không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
  • Do đó, trong thời gian lao động nghỉ thai sản sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.Chị kiểm tra lại xem thời gian này công ty có đóng bảo hiểm xã hội cho chị không. Nếu công ty báo giảm (không tham gia bảo hiểm) thì thời gian chị nghỉ thai sản là 06 tháng vẫn được tính là thời gian chị làm việc thực tế tại công ty như phía trên đã phân tích. 
  • Như vậy, khi chị xin nghỉ việc, công ty tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc phải tính cả thời gian nghỉ thai sản 06 tháng vào. Như chị chia sẻ bộ phận nhân sự của công ty chị đã làm chưa đúng. Chị liên hệ với công ty giải quyết lại chế độ và tính lại tiền trợ cấp thôi việc cho mình nhé.

Nội dung về trợ cấp thai sản được giảng dạy trong khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệpkhóa học C&B tại VinaTrain. Chúng tôi đã giúp hơn 6.000 học viên tốt nghiệp làm trong lĩnh vực hành chính nhân sự. 

 

Trên đây là nhữngthông tin quan trọng liên quan đến trợ cấp thôi việc mà người lao động và người sử dụng lao động đều nên biết. Mong rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ mang đến cho Mai Anh và bạn đọc có những kiến thức đầy đủ về Trợ cấp thôi việc, biết cách tính số tiền và thời gian được hưởng để đảm bảo được hưởng đúng quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp – Biên tập: Hà Phượng

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  •  Văn Phòng Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *