Cách Viết CV Xin Việc Hiệu Quả Đúng Với Mọi Nghành Nghề

viết đơn xin việc cho người mới bắt đầu

Cách viết CV xin việc hiệu quả là thìa khóa hiệu quả giúp ứng viên tiếp cận gần hơn với nhà tuyển dụng. Một CV xin việc hiệu quả sẽ giúp học viên có nhiều cơ hội lựa chọn nhiều hơn với nhà tuyển dụng. Bạn thất nghiệp không phải vì không có khả năng mà do chưa biết tới bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách viết CV xin việc gửi đâu trúng đo phù hợp với mọi nghành nghề.

Phần lớn sinh viên mới ra trường, mới đi làm hay làm trái nghành chuyển qua công việc mới đều không biết cách trình bày mẫu đơn xin việc hấp dẫn để nhà tuyển dụng chọn mình giữa rất nhiều ứng viên khác. 

Với kinh nghiệm tư vấn và lọc hồ sơ xin việc tôi nhận thấy phần lớn ứng viên tốt gửi CV xin việc không có cơ hội tham gia phỏng vấn nhiều vì những lý do sau:

  • Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc
  • Người đi làm chuyển xang công việc trái nghành

Đặc điểm chung của những CV xin việc này đều hạn chế về kinh nghiệm hoặc những công việc trước đó không liên quan tới vị trí cần làm hiện tại. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tạo một hồ sơ xin việc hiệu quả có phương pháp. trong bài viết này VinaTrain sẽ giúp bạn làm rõ thông tin.

I. Các bước cần tạo CV xin việc hiêu quả

Để có một CV xin việc hiệu quả bạn cần chú ý các thông tin trình bày trên CV xin việc theo các đầu mục: Bố cục, nội dung trình bày, hình thức và cách thức gửi  hồ sơ xin việc.

1.1 Bố cục nào phù hợp cho CV

Đây là trình tự tóm tắt các bước một giúp bạn viết CV xin việc với các thông tin cơ bản nhất:

  1. Chọn Theme & Bố cục phù hợp
  2. Nhập thông tin cá nhân & thông tin liên hệ của bạn
  3. Viết phần Summary (Tóm tắt) và Objective (Mục tiêu)
  4. Liệt kê Work Experiences (kinh nghiệm làm việc) & Achievements (thành tích của bạn)
  5. Điền các Soft & Hard Skills (kỹ năng mềm và kỹ năng cứng) nổi bật nhất của bạn
  6. Bổ sung thêm thêm các mục khác như Ngoại ngữ, sở thích, v.v,
  7. Điều chỉnh các nội dung phù hợp với JD (Job Description) của công ty bạn ứng tuyển

Tùy vào kinh nghiệm của mình bạn có thể lựa chọn cách trình bày bố cục viết CV xin việc như sau:

Bố cục được phân bổ theo cách nào phù hợp vào việc lựa chọn

1) Bố cục CV theo thời gian: Dạng Cv này sẽ phù hợp với ứng viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm từ công việc gần nhất tới công việc trước đó là cách giúp nhà tuyển dụng chú ý với CV xin việc của bạn. Tuy nhiên, kiểu viết CV này chỉ phù hợp với người có kinh nghiệm làm việc lâu năm nếu bạn không thuôc nhóm này có thể tham khảo những cách viết CV xin việc bên dưới.

2) Bố cục CV dựa trên chuyên môn / kỹ năng – Phù hợp với người có ít kinh nghiệm,như sinh viên mới ra trường, người làm trái nghành, đặc trưng của việc CV the chuyên môn này nhấn mạnh vào kỹ năng bạn đã đạt được hay được học là gì. Lưu ý, cần trình bày đúng trọng tâm tránh lan man.

3) Bố cục CV kết hợp – CV kết hợp: Thường nhiều người sẽ sử dụng hình thức này áp dụng với cả nhóm người có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Bạn có thể kết hợp CV mô tả kỹ năng được học hay đã có kết hợp với kinh nghiệm bạn đã từng làm có thể liên quan với công việc hoặc đúng là vị trí nhà tuyển dụng cần tuyển dụng.

1.2 Cách trình bày CV xin việc chuẩn nhất vừa mắt nhà tuyển dụng

Một số điều bạn cần biết về cách trình bày bố cục khi viết CV xin việc bạn cần lưu ý:

Dưới đây là một số phương pháp hay khi nói đến bố cục CV của bạn:

  1. Trong một trang: Hãy cố gắng trình bày nội dung được trình bày ở CV trong 1 trang Cv nếu không thực sự cần thiết, thường nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào những yếu tố mang tính nổi trội để làm căn cứ họ sẽ lựa chọn bạn những mục như sở thích, hoạt động ngoại khóa sẽ không thực sự cần thiết trong cv.
  2. Tiêu đề các phần rõ ràng và thống nhất: Cần tạo các mục trình bày rõ ràng, hãy viết hoa rõ ràng các mục xắp xếp từng mục theo bố cục hợp lý
  3. Lưu ý về cách căn lề, sử dụng font chữ hợp lý, phối màu font chữ chính và phụ một cách hài hòa, kich thước chữ ở định dạng 11- 12 phần nội dung, phần tiêu đề: 13-14, font chữ dễ đọc 
  4. Font chữ dễ đọc. Bạn nên chọn sự nổi bật, nhưng không quá khó nhìn. Cụ thể là: Ubuntu, Roboto, Overpass, v.v. Đừng (bao giờ): Comic Sans
  5. Theo nguyên tắc chung, hãy lưu CV dưới dạng PDF.

Cần lưu ý: Tùy vào loại hình công việc bạn ứng tuyển có thể chọn “gu” viết CV phù hợp: Ví dụ nếu bạn định hướng làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nhân sự hãy chọn cách trình bày CV truyền thống. Nhưng nếu bạn nộp CV ở những vị trí yêu cầu tính sáng tạo: content, thiết kế, đồ họa… có thể phá cách CV theo cách hiện đại.

1.3  Nội dung cần thể hiện trên CV 

Dù trình bày V theo phong cách truyền thống hay hiện đại bạn cần trình bày đủ các ý sau:

  • Contact Information (Thông tin liên hệ cá nhân)
  • Professional Summary or Objective (Tóm tắt và chuyên môn và mục tiêu của bạn)
  • Work Experience and Achievements
  • Education (Kiến thức nền tảng được đào tạo)
  • Skills (Kỹ năng)

Cách trình bày chi tiết từng mục trong nội dung của CV xin việc:

Contact Information (Thông tin liên hệ cá nhân): Tại mục này bạn cần trình bày những thông tin để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với mình:

  • Ảnh thẻ: nên dùng ảnh thẻ có thể nhìn rõ chân dung của bạn thể hiện sử chuyên nghiệp, tươi tắn.
  • Tên / Họ: Ghi đầy đủ họ và tên 
  • Số điện thoại.
  • Địa chỉ email:  tránh gửi những mail có tên không liên quan đến tên thật của bạn ví dụ ( mydreams191@gmail.com) những email này không nên sử dụng khi đưa vào CV nhé.
  • Vị trí – nơi ở của bạn: Nơi ở hiện ại 

Education (Kiến thức nền tảng được đào tạo)Trình bày những văn bằng được đào tạo có liên quan tới nghành nghề bạn đang theo đuổi, nên liệt kê bằng cấp từ trình độ: Trung cấp, cao đẳng, đại học, văn bằng 2 các kỹ năng nghiệp vụ khác bổ sung, và thành tích học tập danh hiệu bạn đat được là gì. Nêu ngắn gọn vì thường ứng viên sẽ gửi file đính kèm các văn bằng liên quan.

Những lưu ý để hoàn thiện mục Education:

  • Nếu bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc cần trình bày mụ này trước mục Work Experience.
  • Nếu bạn có bằng đại học và có nhiều chứng chỉ liên quan đến chuyên môn rồi thì đừng đề cập thêm về trường trung học của bạn.
  • Chỉ đề cập đến điểm trung bình nếu bạn tự tin về thành tích học tập của mình.

Work Experiences (Kinh nghiệm làm việc): Đây là phần trọng tâm ở CV xin việc của bạn khi viết CV về kinh nghiệm của mình hãy viết theo các mục sau:

  • Chức vụ / Công việc
  • Tên công ty / Bộ phận / Mô tả
  • Achievements and Responsibilities
  • Thời gian – Các giai đoạn thời gian làm việc của bạn trong mỗi công ty.

Nên đưa vào mục kinh nghiệm làm việc bao nhiêu mục là đủ?: Nhiều ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực khá đa dạng để liệt kê vào trong CV sẽ gây loãng nội dung vì vậy bạn cần rút ngắn lại kinh nghiệm của mình bằng việc liệt kê những mục cơ bản nhất. Khoảng 3 dự án tốt nhất gắn liền với nhà tuyển dụng.

Đối với ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể điền theo một vài gợi ý:

  • Người tìm việc không có kinh nghiệm – Liệt kê các công việc partime củ bạn có thể liên quan tới kinh nghiệm làm việc ở vị trí ứng tuyển.
  • Ứng viên cấp đầu vào (đã đi làm 1 – 3 năm) – Những công việc của ban đã làm tói thời điểm hiện tại.
  • Chuyên gia cấp trung (4 -10 năm làm việc) – Nên nêu những công việc đã liệt kê tới vị trí ứng tuyển.
  • Chuyên gia cao cấp (trên 10 năm) – Chọn ra tối đa 3 công việc gần đây nhất mà bạn thấy liên quan nhất đến vị trí bạn đang ứng tuyển và có thời gian làm việc với nó nhiều nhất.

=> Cần lưu ý: Những người chuyển việc nhiều nên hạn chế việc liệt kê hết các công việc bạn đã làm ở trong CV, không nhà tuyển dụng nào muốn nhận một ứng viên có thành tích nhảy việc quá nhiều.

Kỹ năng – Skills: Có 2 loại kỹ năng bạn có thể bao gồm khi viết CV của mình:

  1. Kỹ năng cứng (Chuyên môn). Những kỹ năng liên quan đến công việc đặc thù của bạn, ví dụ nếu bạn là một lập trình viên có thể trình bày các kỹ năng chuyên môn là khả năng code các loại ngôn ngữ lập trình như Java, Python
  2. Kỹ năng mềm. Đây là sự kết hợp của các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, đặc điểm cá nhân, thuộc tính nghề nghiệp, v.v. Cụ thể là kỹ năng Lãnh đạo, tư duy phản biện, quản lý và giao tiếp,…

Bước 1 – Liệt kê các Kỹ năng cứng với Mức độ Kinh nghiệm. Đối với mỗi kỹ năng khó mà bạn liệt kê, bạn muốn đề cập đến mức độ thành thạo theo mức đánh giá: trung bình, tốt, rất tốt, hãy để ý tới những kỹ năng liên quan tới công việc

Bước 2 – Bao gồm một số kỹ năng làm việc là loại kỹ năng hữu ích cho hầu hết mọi công việc hiện có. Đây là cả kỹ năng mềm (lãnh đạo, làm việc nhóm, tư duy phản biện, v.v.) và kỹ năng văn phòng (Excel, Powerpoint, Photoshop, viết, v.v.).bạn có thể kể thêm những kỹ năng khác.

1.4 Những mục khác có thể thêm vào trong CV xin việc 

Ngoại ngữ: Hiện tại đây là mục được nhiều nhà tuyển dụng chú ý, hãy thể hiện rõ khả năng ngoại ngữ của bạn đang ở mức nào, bạn biết bao nhiêu ngoại ngữ. Lưu ý: Không nên nói quá về khả năng ngoại ngữ của bạn vì sẽ bị phát hiện rất nhanh.

Sở thích (Hobbies & Interests): Đây là mục không bắt buộc nhưng nếu thêm vào hãy liệt kê những sở thích được đánh giá giá có liên quan tới công việc của bạn hoặc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

1.5  Hoàn thiện – Kiểm tra lại CV của bạn

Hãy kiểm tra CV của bạn xem đầy đủ thông tin và chưa, điều này rất quan trọng bạn có thể kiểm tra theo check list sau:

  • Phần thông tin liên hệ của bạn có tất cả các thông tin bắt buộc chưa? 
  • Email liên hệ của bạn có chuyên nghiệp không?
  • Bạn có đang sử dụng đúng format CV không?
  • Độ dài CV đã hợp lý chưa?
  • Đã đủ hết các mục quan trọng nhất ?
  • Những kinh nghiệm làm việc mà bạn liệt kê có phải phù hợp không?
  • Trong mục Work Experiences, đã có nêu thành tích chưa hay chỉ mới có nhiệm vụ?
  • Bạn có thêm các mục nào khác không?
  • Cuối cùng, bạn đã đọc lại CV của mình chưa? Bạn nên nhờ người khác đọc thử và nhận xét hoặc sử dụng phần mềm kiểm tra ngữ pháp.

Vậy Cần Viết Gì Trong CV Xin Việc Để  Gây Được Chú Ý Với Nhà Tuyển Dụng

II. Cách viết CV Cho Người Mới Bắt Đầu

2.1  Sinh viên ra trường thì nên viết gì?

Phần lớn các bạn sinh viên không có nhiều kinh nghiệm đi làm, chỉ có các công việc làm thêm ngắn hạn. Mình nghĩ bạn cần xem xét công việc xem có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không. Ví dụ  các bạn đi làm có kinh nghiệm: bán hàng, dạy gia sư, tư vấn khách hàng cho các sự kiện ngắn hạn… thì có thể cân nhắc đưa vào phù hợp. Nếu đã đi học qua một khóa học nghiệp vụ dạy nghề như: kế toán, xuất hập khẩu, hành chính nhân sự…. thì nên viết những kiến thức và nghiệp vụ được học vào.  Nếu các bạn chưa biết viết gì thì cần tham khảo những yêu cầu công việc chi tiết trong bảng mô tả công việc trên các trang tuyển dụng.  Cần cân nhắc viết vào có chọn lọc, khi viết như vậy bạn mới được nhà tuyển dụng tin tưởng gọi phỏng vấn.  Nếu bạn mới ra trường thì chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất nên tìm một khóa học nghề dạy nghiệp vụ thực tế hoặc tìm người dạy gia sự, chỉ việc thêm. Điều này rất cấn thiết, do thực tế bây giờ doanh nghiệp không muốn tuyển người mới như trang giấy trăng vào làm việc phải đào tạo lại từ đầu.

Phần kỹ năng: các bạn cần bổ sung kỹ năng về ngoại ngữ, tin học văn phòng, và những kiến thực cơ bản về nghiệp vụ hành chính: sử dụng công  cụ văn phòng, cách lưu văn bản chứng từ, ký tên, đóng dấu….những nghiệp vụ này rất cơ bản và cần thiết mà phần lớn các bạn sinh viên không biết nên bỏ qua không tìm hiêu vào làm thực tế bị nghỉ việc  sớm vì những lý do này.

2.2 Người đi làm trái nghành thì nên viết gì trong CV xin việc?

Với người  đi làm trái nghành chuyển qua thì cần chọn lọc những công việc có liên quan vào trong CV, nhiều bạn tham kể rất nhiều công việc trước đó vào để có kinh nghiệm nhưng thực tế là không gây được hiệu ứng tốt với nhà tuyển dụng. Chỉ nên đưa tối đa 2 công việc  trước đó có chọn lọc và đưa vào công việc.  Trong các công bạn làm thì cần đưa vào những nghiệp vụ có thể liên quan tới công việc vào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: Bạn làm sale bán hàng, tư vấn kinh doanh:

  • Kỹ năng bán hàng, tím kiếm khách hàng, theo dõi công nợ, hỗ trợ khách làm chứng từ, giải quyết những nghiệp vụ phát sinh. Cố gắng đưa  loại chứng từ liên quan tới công việc vào, cái này thì bạn có thể lấy trong tin tuyển dụng để biết rõ công việc mình cần tuyển dụng gồm những gì.

Nếu bạn là nhân viên kế toán, kho, hành chính nhân sự, kỹ thuật:  nên viết những nghiệp vụ có mà công việc cần phải làm gì  cần chọn lọc kiến thức nghiệp vụ để làm nghiệp vụ. Bạn cần thêm các kỹ năng cần thiết như:  kiểm soát chứng từ, xắp sếp công việc, theo dõi tiến độ, làm việc với nhà cung cấp, khách hàng …

  • Kể tên những kiến thức bạn đã được học về nghề này, thật cơ bản và đầy đủ
  • Bạn đã làm được những gì trong những kiến thức đó
  • Trong những phần bạn học và làm thì bạn thấy tự tin với phần kiến thức nào nhất có thể tự làm được không
  • Bạn đã tự học thêm kiến thức này ở đâu, do ai hướng dẫn và được họ đánh giá như thế nào
  • Nếu đã đi thực tập, học việc thì vị trí bạn đã làm là gì, trong môi trường đó bạn tiếp xúc với công việc như thế nào
  • Thái độ của bạn với công việc

Nghe có vẻ trìu tượng nhưng bạn có thể xem 1 đoạn CV ví dụ ngắn của tôi đẻ hiểu hơn nhé. Trong vai trò 1 sinh viên mới ra trường vừa đi làm được 4 tháng ở 1 công ty lĩnh vực kinh doanh tôi sẽ viết CV xin việc vị trí chứng từ xuất nhập khẩu. Đã học qua 1 khóa nghiệp vụ tại VinaTrain – Khóa học xuất nhập khẩu thực tế bạn ấy viết CV như thế này:

Em/ Tôi đang làm vị trí nhân viên kinh doanh lĩnh vực đồ dùng gia dụng tại doanh nghiệp An Hoàng đây là công ty thương mại chuyên phân phối các sản phâm đồ dùng gia đình : nước giặt, hóa chất khử mùi, đồ dùng vệ sinh công nghiệp. Công việc tôi phải làm là tìm kiếm khách hầng, tư vấn đơn hàng, hỗ trợ cùng nhân viên thu mua lên kế hoạch giao hàng đảm bảo tiến độ công việc. Giải quyết những phát sinh liên quan tới đơn hàng mình phụ trách. Tìm kiếm nguồn hàng nhập của nhà cung cấp trong và ngoài nước.

Vốn yêu thích công việc xuât nhập khẩu tôi tự trang bị cho mình kiến thức nghiệp vụ thực tế trọng 1 khóa đào tạo tại trung tâm VinaTrain ( mình thây trung tâm này được đánh giá ok nên viết vào đây ) trong 2 tháng thực tập, học nghiệp vụ tại VinaTrain tôi đã hiểu cơ bản quy trình xuât – nhập khẩu chứng từ:

  • Hiểu bản chất Incorterm 2010, thanh toán quốc tế.
  • Biết cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương, những lưu ý khi soạn thảo, bản chất phương thức thanh toán
  • Tính cước vận tải hàng sea, hàng air…các bước làm chứng từ cho hàng hóa: bill, invoice, PO, packing list, A/N….
  • Lập và nộp hồ sơ C/O đến cơ quan chức năng
  • Xử lý lô hàng, chuẩn bị và hoàn thiện các loại chứng từ xuất nhập khẩu cho khách hàng
  • Theo dõi tiến độ xuất nhập khẩu, tính giá thành nhập kho sản phẩm
  • Chuẩn bị giấy tờ, làm thủ tục và xử lý các trường hợp liên quan tới chủ sở hữu hàng hóa để làm thủ tục Hải Quan.
  • Phối hợp và hỗ trợ với khách hàng, đồng nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác…
  • Giảng vien hướng dẫn là Thầy Nguyễn Hoàng hiện tại đang làm trưởng phòng xuất nhâp khẩu công ty XCV địa chỉ 156 Tôn Thất Thuyết, Hoàng Mai Hà Nội
  • Cô Lê Nguyễn Hải Hà Trường phòng chứng từ công ty Dịch vụ Vận Tải Biển Đông Shipping.
  • Tôi rất tự tịn với những trải nghiệm mình được học sẽ ứng dụng tốt cho công việc sau này.

Thay vì chỉ viết một khóa học nghiệp vụ thì rất đơn giản và không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nên bạn viết như thế này sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.

Buổi Offline hướng dẫn viết CV Xin việc cho học viên tại trung tâm VinaTrain
Buổi Offline hướng dẫn viết CV Xin việc cho học viên tại trung tâm VinaTrain

III. Nguyên Tắc Viết CV Xin Việc Cho Người Mới Bắt Đầu

2.1 Trình Bày Đúng Trọng Tâm

Xu hướng chung nhiều bạn trẻ tải form CV xin việc trên mạng về làm rất nhanh, đẹp mắt, tiện mà không cần nghĩ tới bố cục xem phù hợp chưa. Trung bình mỗi ngày mình nhận không dưới 10 CV xin việc, nhờ tư vấn về CV giúp học viên tại trung tâm đều thấy một lỗi sai kinh điển này, nhìn cả CV không thấy thông tin cần điền , chỗ cần viết nhiều thì chỉ vài dòng sơ sài hỏi thì bạn bảo mẫu này họ chỉ giới hạn viết từng đó viết thêm không được chị ạ.:). Hoặc tôi cũng chẳng đủ kiên nhẫn đọc CV nặng trình bày về trường học, sở thích, hoạt đồng trường lớp, các câu lạc bộ bạn tham gia. Với các em sinh viên chưa có kinh nghiệm nên trình bày gì mình sẽ viết phần dưới.

Với người đi làm thì khá hơn chút là có kinh nghiệm làm việc ở công ty A, B nào đó nhưng bới mơi mắt không thấy nghiệp vụ liên quan tới công việc. Điều này cho thấy bạn thiếu sự đầu tư khi nghiên cứu cách viết CV mình nói là đầu tư vào CV nhé công việc nào cũng có liên quan không ít thì nhiều tới các nghiệp vu nên bạn phải tìm hiểu  như mình xin vào vị trí này thì nó cần những tố chất gì, công việc làm chứng từ nào, các quy trình làm việc ra sao thì trước đó mình đã từng làm tương tự hoặc làm qua chưa. Nếu đã từng làm rồi thì tốt còn tương tự vẫn ghi vào nhé. Vì họ sẽ thấy bạn có thể đào tạo được  chứ không phải một trang giấy trắng.

Đơn xin việc không đúng trọng tâm sẽ không gây được chú ý với nhà tuyển dụng
Đơn xin việc không đúng trọng tâm sẽ không gây được chú ý với nhà tuyển dụng

2.2  Hình Ảnh Thiếu Chỉnh Chu

Thực sự các em sinh viên mới ra trường còn rất trẻ nên các bạn mang luôn sự ngây thơ ấy tới CV xin việc, đơn xin việc để ảnh tự sướng, hoặc trang điểm đậm ( kỷ yếu tốt nghiệp), thực sự mình khuyên là KHÔNG NÊN. Xác định đi làm nên đầu tư ra quán chụp hình bảo họ chụp giúp mình 1 tấm hình thẻ thật đẹp và dùng trong CV. Nên nhớ bạn đi xin việc làm là cần sự nghiêm túc, khuôn mặt khả ái sẽ là một lợi thế giúp bạn được lựa chọn nhưng không có nghĩa chọn hình nào cũng được. Nguyên tắc đó phần lớn người đã đi làm không ai mắc phải. Nếu để ý bạn sẽ thấy những ứng viên đã có kinh nghiệm xin việc đầu 9X trở về luôn chọn những mẫu form CV xin việc truyền thống ảnh thẻ làm trên Word hoặc Excel rồi chuyển qua PDF.

Ảnh trên CV xin việc cần để ảnh thẻ hạn chế để ảnh thẻ là tốt nhất
Ảnh trên CV xin việc cần để ảnh thẻ hạn chế để ảnh thẻ là tốt nhất

2.3 Không để ý tới format của một CV hoàn thiện: Nhiều bạn tải CV trên mạng về nhưng lại không hiểu được bố cục của CV như thế nào là hoàn hảo bạn cần lưu ý những mục tác giả đã trình bày ở trên nhé. 

IV. Những lỗi cơ bản thường gặp khi viết và gửi CV xin việc

  • Thiếu lời cảm ơn

CV xin việc sẽ gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng nếu bạn thêm 1 câu cảm hơn dưới cuối CV thể hiện sự biết ơn tới nhà tuyển dụng và mong muốn được tạo cơ hội gặp để thể hiện rõ hơn khả năng bản thân. Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng/.

Sau buổi phỏng vấn nếu có thể bạn cũng nên viết 1 bức thư cảm ơn đơn giản cho nhà tuyển dụng để thể hiện sự tôn trọng và thái độ chuyên nghiệp của mình dành cho nhà tuyển dụng, điều này được đánh giá rất cao

  • Copy và gửi CV nhiều nơi cùng một nội dung

Bạn có quyền gửi đơn ứng tuyển của mình đi khắp muôn nơi nhưng nên lưu ý không nên để chế độ gửi cùng lúc nhiều người, bạn nên để chế độ BCC để nhà tuyển dụng không biết. Và tất nhiên cần biết rõ  thông tin doanh nghiệp gọi mình đi phỏng vấn đừng trả lời kiểu: “ em chưa kịp tìm hiểu, hay em không biết”. Rất mất thiện cảm

  • Không Lưu Tên File Trên CV ứng tuyển

Nhiều bạn quyên lưu tên Trên CV ứng tuyển theo mẫu cơ bản như sau: UNGTUYEN-NGUYENTHIHOAI-VITRIXUATNHAPKHAU điều này thể hiện sự gọn gàng, logics của bạn trong công việc. Khi tìm kiếm ứng viên trong file đã lưu chúng tôi sẽ dễ dàng hơn, nhiều người không lưu tên file khi tìm lại thông tin ứng viên rất khó nếu trường hợp nhân sự có nhiều thông tin ứng viên tốt hơn họ sẽ dễ dàng bỏ qua thông tin của bạn.

Ngay trong tiều đề mail bạn cũng nên ghi thật khoa học theo cú pháp: HỌ Tên _ Vị trí ứng tuyển _ Tên Doanh nghiệp

  • CV Cần Viết Bản Tiếng Anh Và Tiếng Việt

CV xin việc cần được chuẩn bị 2 bản tiếng anh và tiếng việ để có thể gửi được nhiều vị trí công việc nhà tuyển dụng có yêu cầu cao.

V.  Gửi mail xin việc cần lưu ý những gì

Viết xong CV xin việc rồi bạn gửi mail cho nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý những điều này nha.

  •  Tiêu đề mail không có, hoặc cho có, thể hiện sự cẩu thả của người viết đơn xin việc

VD: CV Telesale, Đơn xin việc

=>Trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng không ghi rõ yêu cầu tuyển dụng thì bạn nên viết theo cách thức sau: (Vị trí ứng tuyển) + (Họ và tên)

  • Nội dung để trống, ghi quá sơ sài cho có

Câu mở đầu trên mail xin việc cũng cần tường thuật lại thông tin bạn thấy tin tuyển dụng từ đâu, kèm lời cảm ơn cho việc check và phản hồi mail của các bạn.

Viết Email gửi đơn xin việc cần lưu ý cần hạn chế copy gửi nhiều nơi cùng lúc
Viết Email gửi đơn xin việc cần lưu ý cần hạn chế copy gửi nhiều nơi cùng lúc
  • Gửi thông tin qua File Word

Cần lưu thông tin văn bằng chứng nhận và nghiệp vụ qua định dạng PDF để tránh lỗi font, sai bố cục CV khi hiển thị trên thiết bị của người tuyển dụng.

  • Thông tin trên CV thể hiện nhiều màu sắc: Màu sắc và bố cục trên CV chỉ nên để 2 gam màu là đủ đừng để quá nhiều màu săc sẽ không hiệu quả đâu nhé.

Không đọc kỹ thông tin tuyển dụng: Nhiều người gửi CV xong cũng không kiểm tra lại xem đã chuẩn chưa, lên bị tình trạng khi sai thông tin công tin công ty, nhiều khi tới còn không nhớ được công ty ower đâu, hoạt động trong lĩnh vực nào. Nhiều khi mình gọi tin yêu cầu phỏng vấn có bạn còn nói không nhớ chính xác tên công ty ở đâu, gửi CV khi nào, hoạt đọng trong lĩnh vực gì.

  • Lỗi cuối cùng xem xong mail mà không  trả lời tin nhắn của nhà tuyển dụng.

Hy vọng, bài viết này có ý nghĩa với bạn khi cần tham khảo thông tin viết CV xin việc. Hệ thống đào tạo nghiệp vụ thực tế VinaTrain là đơn vị đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực: kế toán, xuất nhập khẩu, quản trị nhân sự, tin học văn phòng.. Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề cho người mới bắt đầu cam kết đầu ra. Học viên được hướng dẫn kỹ năng viết CV xin việc và trả lời phỏng vấn để tư tin ứng tuyển những công việc mới.

Chúc bạn thành công !

————————————————————————————-

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh: 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  •  Văn Phòng Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  •  Hotline tư vấn đào tạo0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Mục lục nội dung [Hiển thị] [Hiển thị]

Mục lục nội dung

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Trần Ngọc Loan Đài says:

    Mình đang chưa biết viết Cv xin việc hành chính nhân sự thế nào, cung muốn tìm 1 khóa học trung tâm có dạy lớp này tại Sài Gòn k add, lớp hành chánh cho người mới băt đầu nha vintrain

    0
    0
    • Cường says:

      Mẫu cv xin việc hành chính nhân sự bạn vào mục khóa học hành chính nhân sự mình thấy trung tâm này có bài viết hướng dẫn khá chuẩn đó bạn, tham khảo xem

      0
      0
  2. Đông Hưng says:

    Bên ngoại ngữ Không Gian chỗ Bình Thạnh đó bạn đối diện VinaTrain khúc cua á, học bên đó được đấy nhưng phải nhớ là học khóa nào trọng tâm kẻo tốn tiền à nha

    0
    0
    • My says:

      học bên chỗ Ngoại ngữ Không Gian cũng được mình đang tính đăng ký thêm khóa học tiếng anh giao tiếp để đổi việc đây làm chỗ cũ chán ghe 1 năm lương vãn lẹt đẹt 6tr

      0
      0
  3. Nhi says:

    Mình cũng đang k biết viêt sao cho hợp giá mà có ai chỉ, phần tiếng anh mình kém lắm, ở HCm đăng ký học đâu tốt nhỉ

    0
    0
  4. Đồng Thị Thu says:

    trung tâm ơi trong khóa học có buổi hướng dẫn nghiệp vụ viết CV xin việc không ah, em muốn đăng ký khóa học kế toán tỏng hợp bên mình ở HCM tư vấn giúp em nhé: 0988556560, cảm ơn tt

    0
    0
  5. Hạ Hà says:

    em vẫn chưa biết viết gì phần kinh nghiệm add ạ trươc đó em chỉ làm thu ngân vs kế toán kho mà muốn chuyển qua làm xnk thì nên viết thế nào ạ

    0
    0
  6. Hà Thu says:

    bài viết hay cảm ơn vinatrain nhìn lại cv của mình mới thấy tệ thật bảo sao gửi mãi k được bên nào gọi hic.

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *