Phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu là mong muốn của rất nhiều người khi hoàn thành các khóa học nghiệp vụ, nhưng trả lời sao để nhà tuyển dụng hài lòng và chọn mình đó là cả một lỗ lực không kém gì khi học nghề. Hãy tham khảo ngay bộ 100 câu hỏi phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu do trung tâm VinaTrain biên soạn.
Bộ Câu hỏi phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu được chia thành các chủ đề giúp người đọc dễ ràng tiếp cận và dễ phân tích hơn khi ghi thực hành. Lưu ý những câu hỏi phỏng vấn được nhà tuyển dụng đặt ra theo nhu cầu và tình huống cụ thể vì thế những tài liệu chúng tôi gửi tới bạn đọc chỉ mang tính chất tham khảo.
Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Xuất Nhập Khẩu
Mục đích cung cấp tài liệu về những câu hỏi phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu nhằm giúp các bạn học viên tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại VinaTrain có thể tự tin ứng tuyển vào nhiều vị trí doanh nghiệp khác nhau liên quan tới xuất nhập khẩu Logistisc.
- Sales logistics
- Documentation staff (docs)
- Customer Service (cus)
- Operations (Ops)
- Coordinator (Nhân viên điều vận đội xe/bãi)
Câu Hỏi Về Thông Tin Chung
Đây là những câu hởi mở màn buổi phỏng vấn, thường nhà tuyển dụng muốn bạn giới thiệu ngắn gọn về mình, lý do tham gia và một chút thông tin về cuộc sống hiện tại để xem bạn có phù hợp với doanh nghiệp và vị trí cần tuyển dụng không. Những câu hỏi phổ biến:
- Em đã đi làm ở đâu vị trí này chưa?
- Có thể giới thiệu một chút thông tin về em được không?
- Trước đó công việc của em là làm gì?
- Hiện tại em đang ở đâu nhỉ, em có gia đình chưa ?
- Em có người yêu chưa?
Những Câu Hỏi Tình Huống Cụ Thể
Tức là nhà tuyển dụng sẽ đưa ra cho bạn một tình huống giả định có liên quan tới công việc và yêu cầu bạn trả lời phản hồi về tình huống này mục đích muốn xem khản năng ứng biến và lý luận của bạn ra sao ví dụ như sau:
- Em đã tìm hiểu gì về thông tin công ty bên Chị trước khi phỏng vấn chưa em?
- Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, thậm chí là trực đêm. Bạn có sẵn sàng hay không?
- Em chưa đi làm mà bên anh chỉ tuyển nhân sự có kinh nghiệm rồi em ạ ?
- Em có thể làm việc OT không?
- Bên anh yêu cầu cao lắm em, e là em không đáp ứng được nhu cầu?
- Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên xuất nhập khẩu này của chúng tôi?/Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Câu Hỏi Về Mục Đích Tìm Hiểu Của Ứng Viên
Hoặc đôi khi nhà tuyển dụng xuất nhập khẩu cũng đặt những câu hỏi mang tính chiến lược như vậy:
- Mục tiêu 5 năm tới của bạn trong ngành xuất nhập khẩu là gì?
- Sao lại chọn xuất nhập khẩu là công việc của em công việc trước đó anh thấy cũng tốt mà?
- Em đã tìm hiểu thông tin công ty mình chưa nếu được chọn em muốn bắt đầu từ đâu?
- Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đối với những câu hỏi này nhà tuyển dụng không hy vọng ứng viên nói dài dòng chỉ cần ngắn gọn đi vào trọng tâm. Hãy chọn cách trả lời khôn ngoan cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có mục tiêu và rất chỉnh chu trong công việc như sau:
Tl: Em có thói quen trước khi làm việc gì cũng đều tìm hiểu rất kỹ để tránh những sai lầm tác tiếc nên việc tham gia phỏng vấn công ty mình đối với em là điều rất quan trọng và không thể thiếu việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp trước khi phỏng vấn ạ!
Tl: Mục tiêu 5 năm tới của em trở thành vị trí …. (tương ứng với vị trí được chọn), nhưng trước mắt em muốn làm thật tốt công việc đảm nhiêm trong ít nhất 1-2 năm ạ.
Nói thật nhà tuyển dụng cũng không nghĩ sẽ giữ được bạn tới tận 5 năm nếu cơ chế và công việc không phù hợp nên hãy thẳng thật với họ để họ thấy bạn là người phù hợp với tổ chức hơn là ba hoa mà không hiệu quả.
Câu Hỏi Nghiệp Vụ Chi Tiết
Tùy vào từng vị trí bạn sẽ được đặt những câu hỏi phỏng vấn khác nhau, nếu bạn chưa rõ tưng vị trí họ sẽ hỏi gì có thể tham khảo tại đây.
Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu (Document Staff)
Hãy note ra quy trình xuất – nhập khẩu một lô hàng gần nhất em đã làm
Công viêc của em ở công ty trước cụ thể làm những gì
Còn nếu muốn hỏi nghiệp vụ chi tiết thì có thể là
- Nêu quy trình nhập khẩu một lô hàng về Việt Nam (gốc độ doanh nghiệp nhập khẩu)
- Các chi phí phát sinh trong một lô hàng nhập khẩu về kho của doanh nghiệp. Phí nào tính theo lô hàng, phí nào theo khối lượng hàng.
- Các chú ý và quản lý khi nhập khẩu một lô hàng về Việt Nam. Nếu công ty bạn không có kinh nghiệp hoặc giấy phép nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì bạn sẽ làm cách nào để nhập được
- Liệt kê các loại chứng từ trong lĩnh vực XNK mà bạn biết. Với mỗi mặt hàng bộ chứng từ sẽ gồm những loại nào?
- Nội dụng và chú ý, yêu cầu với một số chứng từ cụ thể: PO, Sales Contract, CQ…
- Nội dụng của vận đơn đường biển (B/L) và vận đơn hàng không (AWB). Phân biệt BL vs AWB? Chức năng của BL và AWB? Số bản của 1 bộ? Cần chú ý gì với vận đơn tàu chuyến (charter BL)
- Phân biệt MBL và HBL? Trường hợp nào nên lấy MBL hoặc HBL? Mất phí gì khi sử dụng 2 loại BL này.
- Phân biệt bill gốc, surrender bill và sea waybill. 3 loại này giải phóng hàng theo phương pháp nào.
- Thế nào là back date, BL nào back date được? Mục đích back date để làm gì, rủi ro?
- Quy trình cấp BL/AWB, Sửa đổi BL có mất phí hay không. Xử lý thế nào khi mất BL của lô hàng?
- Thế nào là BL theo lệnh và ký hậu vận đơn? Các cách ký hậu vận đơn.
- Trường hợp nào phải làm chứng thư bảo hiểm? Phải mua bảo hiểm theo điều kiện nào?
- C/O là gi? Mục đích xin CO là gì? Có phải mọi hàng hóa xuất đi từ Việt Nam sẽ được cấp CO Việt Nam?C/O nhượng quyền có được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu không?
- Các loại form C/O mà bạn biết? Mỗi form có bao nhiêu bản? Xin cấp các form CO đó tại cơ quan nào?
- Bộ hồ sơ xin cấp C/O gồm những chứng từ gì? Xin CO lần đầu cần chú ý gì?
- Các chú ý trên C/O, các trường hợp xin cấp lại CO và những trường hợp bị từ chối C/O/
- Manifest là gì? Xử lý ra sao nếu khai sai/Chậm manifest.
- Pre-alert là gì? 1 bộ pre-alert gồm các chứng từ nào? Chú ý?
- Quy trình xin cấp chứng thư Hun trùng và Kiểm dịch thực vật.
Câu Hỏi Phỏng Vấn Với Vị Trí Giao Nhận Hiện Trường (Operations Staff)
- Em đã có kinh nghiệm làm hàng tại công ty nào, đơn vị gần nhất em đã làm và liệt kê một số công việc em làm tại đó?
- Hiện tại yêu cầu vị trí hiện trường cần nhân sự có kinh nghiệm em là người mới vậy em có nghĩ là không phù hợp
- Theo em nhân viên hiện trưởng phải làm những công việc nào
- Các lô hàng xuất nhập khẩu em có thể làm trực tiếp được hay nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp
- Ngoài kiến thức làm hàng thực tế tại cảng em có kiên thức nghiệp vụ khác liên quan về xuất nhập khẩu không?
Câu hỏi nghiệp vụ như sau:
- Local charges hàng xuất gồm những gì?
- Local charges hàng nhập gồm những gì?
- Thế nào hàng LCL, FCL, hàng rời. Thế nào là bên gom hàng và cức năng của bên gom hàng?
- Hàng kiểm hóa em phải làm những gì
Nhìn chung câu hỏi vị trí hiện trưởng không quá nhiều thử thách về nghiệp vụ mà quan trọng là trải nghiệm thực tế của người phỏng vấn và bạn cho nhà tuyển dụng thấy mình luôn sẵn sàng đi làm không ngại nắng mưa là được.
Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Sale Logistics
Thế nào là hàng chỉ định và hàng freehand. Hãy nêu 3 mức đô sales dịch vụ của công ty Logistics.
- Bạn có kinh nghiệm làm sale chưa công việc gần nhất bạn làm là gì
- Tại sao bạn lại chọn vị trí sale logsitics
- Ngoài kinh nghiệm sale bạn có kiến thức nghiệp vụ xuất nhập khẩu không
- Ở Công ty cũ lượng khách hàng của bạn ra sao
- Công ty có KPI theo lương bạn muốn áp lương theo KPI hay lương cố định + doanh số
- Em gọi điện chào giá khách hàng không đợi nói hết câu đã dập máy em sẽ làm gì?
Ngoài ra cũng có những câu hỏi nghiệp vụ tham khảo như sau:
- Theo em nếu khách hàng muốn làm hàng xuất CFR qua Mỹ là nhân viên sale em cần tư vấn cho khách hàng những gì
- Ai sẽ là bên lấy booking cho lô hàng nếu mua term FOB
- Các yếu tố tác động tới cước quốc tế theo bạn là những yếu tố nào
- Tại sao doanh nghiệp Việt Nam thường mua CIF, bán FOB. Nếu là công ty xuất khẩu, bạn muốn bán theo điều kiện nhóm E, F hay C, D. Tại sao?
- Phân biệt Detention/demurrage/Storage với hàng nhập khẩu/xuất khẩu, em đã gặp tình huống khách hang claim FWD về loại phí này chưa.
- Cách tính cước hàng LCL vs hàng air/sea/road trong đường biển
- Các chi phí báo giá 1 lô hàng air/sea của công ty FWD dành cho công ty XNK gồm những gì?
Nhìn chung đối với câu hỏi phỏng vấn sale nhà tuyển dụng mong muốn tìm nhân viên có kinh nghiệm vì họ đã có một lượng khách hàng cố định, sẽ mang lại doanh thu ngay cho công ty. Còn đối với người chưa có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng cần nhìn thấy sự cầu tiến và khả năng bám đuổi khách hàng của bạn.
Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Thanh Toán Quốc Tế
- Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay? Ở Việt Nam bạn nghĩ doanh nghiệp hay dùng phương thức nào nhất?Các chú ý và tài liệu bắt buộc nếu muốn làm tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế?
- So sánh mức độ rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay các doanh nghiệp VN hay dùng. Một số lô hàng vừa sử dụng LC, TT, tiền mặt có được không?
- Nếu lần đầu giao dịch với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nên sử dụng phương thức thanh toán nào? Tại sao?
- Đặc điểm và nội dung các trường thông tin của L/C? Các bên bắt buộc tham gia trong L/C
- L/C có an toàn tuyệt đối hay không? Nếu có rủi ro, hãy giải thích rõ trong một trường hợp cụ thể bạn đã từng gặp.
- Các chi phí khi sử dụng L/C cho một lô hàng dưới góc độ công ty xuất khẩu và công ty nhập khẩu.
- Quy trình mở thư tín dụng cho lô hàng nhập khẩu? Bộ chứng từ để mở thư tín dụng gồm những gì? Cần chú ý những gì.
- Quy trình khi chuẩn bị xuất trình chứng từ cho ngân hàng theo L/C với một lô hàng xuất khẩu.
- Các chú ý khi thanh toán T/T? Quy trình thanh toán lô hàng theo phương thức T/T? Chi phí thanh toán?
- Proforma Invoice có được dùng để thanh toán quốc tế không? Tác dụng của PI là gì – Nhớ là không nhé câu này rất hay được nhà tuyển dụng gài nhưng có thể dung PI để mở hồ sơ thanh toán L/C
- Theo phương thức L/C, trong trường hợp chứng từ tới muộn hơn so với lô hàng, muốn nhận hàng sớm thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể xử lý như thế nào. Nếu chứng từ bất đồng so với LC thì xử lý ra sao?
- Nhờ thu là gì? Nguyên tắc vận hành theo nhờ thu? Các chú ý khi sử dụng nhờ thu? Có mấy loại nhờ thu?
- Nên dùng D/P và D/A khi lô hàng thanh toán nhờ thu? Phân tích rủi ro gặp phải khi sử dụng nhờ thu?
- Theo bạn hình thức thanh toán nào là an toàn nhất
Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Nhân Viên Mua Hàng (Purchasing Staff)
- Bạn thường tìm kiếm khách hàng qua những kênh nào? B2B? Networks? Other sources?
- Yếu tố nào cấu thành nên giá bán, giá mua trong thương mại quốc tế
- Làm sao để có thể đánh giá được nhà cung cấp nước ngoài này uy tín nhà cung cấp khác không uy tín
- Bạn có thành thạo ngoại ngữ về các kỹ năng: chào hàng, hỏi hàng, mặc cả…?
- Công việc của bạn ở công ty cũ làm những gì liên quan tới nghiệp vụ mua hàng
- Theo bạn công việc của nhân viên mua hàng cần phải làm những gì
Ngoài ra bạn có thể tham khảo những câu hỏi nghiệp vụ như sau:
- Chứng từ cần có trong một bộ hồ sơ thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu?
- Khi truyền tờ khai hải quan sẽ ra mấy luồng? Quy định xử lý với các luồng đó. Tỉ lệ kiểm hóa với các lô hàng là bao nhiêu? Kiểm hóa theo phương pháp nào?
- Các trường hợp nào phải khai tờ khai giấy? Trường hợp nào không phải làm tờ khai hải quan.
- Thế nào là hàng PMD/Mậu dịch/ Định mức miễn thuế với các loại hàng này?
- Mã HS các nước có nhất thiết phải giống nhau hay không?
- Check một số mặt hàng xem có thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ nào và theo thông tư nào. Lấy một vài trường hợp với các mặt hàng cụ thể để phân tích cách xử lý, thông quan.
- Kể tên một số loại hình tờ khai hải quan mà bạn biết và đã làm trong thực tế
- Những lưu ý về thời gian khai mới tờ khai hải quan, phụ phí CIC có phải cộng vào trị giá tính thuế hay không?
- Các trường hợp nào phải hủy tờ khai hải quan, sửa tờ khai hải quan? Các trường hợp khai giấy?
- Các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan được quy định tại đâu?.
Câu hỏi tình huống liên quan tới nghiệp vụ
- Theo em khai báo hải quan hay găp lỗi gì phổ biến nhất, với hàng xuất nhập khẩu thì lưu ý gì trước khi khai báo
- Bây giờ có lô hàng lần đầu công ty nhập khẩu ví dụ là mặt hàng A em sẽ làm gì để tra cứu thủ tục, chính sách mặt hàng cho hàng hóa và có thể nói rõ cách em sẽ triển khai trước khi công ty nhập về
- Em có biết cách tình chi phí giá thành nhập kho xuất kho cho sản phẩm không ?
- Bây giờ anh có tình huống thế này, công ty nhập hàng về kho mà bị thiếu hoặc mất hàng thì việc em phải làm ở vị trí nhân viên chứng từ sẽ là gì
- Kỹ năng tin học văn phòng của em tốt chứ, bên anh cần các bạn đã biết cơ bản nghiệp vụ này rồi, biết đóng dấu, in và scan văn bản hết chưa hay phải vào day lại từ đầu nào
- Theo em bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần những chứng từ nào, công việc của em thì đã tiếp cận với chứng từ nào phổ biến nhất
- Bây giờ Công ty Anh có sản phẩm B muốn nhập về đường biển (Air) em nói cho anh quy trình nhập khẩu phải làm những gì nào
Các Câu Hỏi Về Lương Thưởng, Chế Độ Phúc Lợi Cho Người Lao Động
Thường khi đặt ra câu hỏi này nhà tuyển dụng đã có ý nhận bạn rồi sẽ có các tình huống trả lời cho các mức lương như sau:
- Lương Net và lương Gross: tức là lương cứng và lương bao gồm doanh số
- Lương trong khoảng
- Lương thỏa thuận
Kinh nghiệm cho thấy nhà tuyển dụng nếu cần ứng viên có thể trả bạn mức lương rất cao nhưng nếu bạn không làm được việc chỉ trụ được 1 tuần, vì vậy đừng quá so đo về lương nếu bạn là người mới bắt đâu họ trả mình được thì cũng có thể giảm được.
Quan trong nhất là cơ hội công việc bạn nhận được những gì cho vị trí đó. Cần lưu ý hỏi rõ về cơ chế để tránh nghỉ việc vì những lý do lương không rõ ràng.
https://www.youtube.com/watch?v=pdwLLTQoUMQ&t=1409s
Ngoài ra câu hỏi khác để nhà tuyển dụng biết được mức độ sẵn sàng của bạn đi làm trong doanh nghiệp như:
- Bạn có thể sẵn sàng đi làm khi nào
- Chúng tôi cần nhân sự có thể đi làm được ngay bạn có thể làm được không
Ngoài ra, bạn cần lưu ý việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ trong 3 phút đầu tiên, hãy chọn cho mình cách trả lời thông minh, tự tin đừng nói quá nhỏ hoặc ngập ngừng, bạn sẽ bị đánh giá thiếu tự tin và họ nghĩ rằng thường người không biết mới nhát như vậy.
Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu?
Với các câu hỏi nên trả lời đúng trọng tâm đừng quá sa đà vào kể lể vì mất thời gian và thực ra họ không để ý quá nhiều đâu. Hãy luôn chuẩn bị cho mình trước những kịch bản có thể xảy ra để biết cách ứng biến bạn nhé.
- Tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu: Đọc và nghiên cứu về ngành xuất nhập khẩu để có kiến thức căn bản về quy trình, luật pháp và các khía cạnh quan trọng khác liên quan đến ngành này. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề và sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
- Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ liên quan: Đảm bảo rằng hồ sơ xin việc của bạn đầy đủ, gồm CV, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ liên quan khác. Kiểm tra lại xem có yêu cầu bổ sung gì khác từ nhà tuyển dụng không.
- Nắm vững thông tin về công ty: Tìm hiểu về công ty mà bạn đang xin việc, bao gồm lịch sử, quy mô, các dự án hoặc sản phẩm nổi bật, định hướng phát triển, v.v. Điều này giúp bạn thể hiện sự quan tâm và chuẩn bị tốt cho phần trả lời câu hỏi liên quan đến công ty.
- Luyện tập câu hỏi phỏng vấn: Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thường được đặt trong phỏng vấn xin việc. Bao gồm các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sự quan tâm và đóng góp vào công ty, khả năng xử lý vấn đề, v.v. Luyện tập trước gương để tự tin hơn khi trả lời.
- Tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm liên quan: Đặc biệt lưu ý những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu mà bạn đã đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chuẩn bị ví dụ cụ thể để minh chứng và trình bày một cách rõ ràng và logic trong cuộc phỏng vấn.
Trên đây là bộ câu hỏi nghiệp vụ xuất nhập khẩu thường gặp khi phỏng vấn tại doanh nghiệp, nếu bạn chưa định hình được sẽ phỏng vấn những gì trong vị trí xuất nhập khẩu, đừng quên lưu lại những thông tin này nhé. Trong các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain trung tâm có nội dung hướng dẫn về cách viết CV xin việc và trả lời phỏng vấn.
Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên like và chia sẻ thông tin tới mọi người giúp chúng tôi nhé !
Mục lục nội dung
- 1 Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Xuất Nhập Khẩu
- 1.1 Câu Hỏi Về Thông Tin Chung
- 1.2 Những Câu Hỏi Tình Huống Cụ Thể
- 1.3 Câu Hỏi Về Mục Đích Tìm Hiểu Của Ứng Viên
- 1.4 Câu Hỏi Nghiệp Vụ Chi Tiết
- 1.5 Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu (Document Staff)
- 1.6 Câu Hỏi Phỏng Vấn Với Vị Trí Giao Nhận Hiện Trường (Operations Staff)
- 1.7 Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Sale Logistics
- 1.8 Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Thanh Toán Quốc Tế
- 1.9 Câu Hỏi Phỏng Vấn Vị Trí Nhân Viên Mua Hàng (Purchasing Staff)
- 1.10 Câu hỏi tình huống liên quan tới nghiệp vụ
- 2 Các Câu Hỏi Về Lương Thưởng, Chế Độ Phúc Lợi Cho Người Lao Động
- 3 Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu?
Bài viết hữu ích
Mình cảm ơn vinatrain đã tổ chức khoá học xuất nhập khẩu giá trị như vậy cho những người mới k biết gì như mình
Em cám ơn về chia sẽ của add ạ. Add có thể viết thêm chủ đề về deal lương cũng như cách m đặt câu hỏi ngược lai cho người pv đc k ạ. Em thấy nhiều khi pv mình rụt rè sợ rớt nên mặc dù trong lòng còn lăng tăng vẫn ns okie em rõ. Nhưng trong lòng tràn đầy chấm hỏi ạ
Bài viết rất hữu ích ạ. Mình cũng trầy trật mấy lần phỏng vấn nên cũng rút ra đc ít kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài trả lời xuông sẽ những câu hỏi thì thái độ là một điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng có chọn m hay k. K bik tl cũng k sau, nhưng lúc đó hãy thành thật và bảo là em sẽ tìm hiểu thêm, em tin m cố gắng sẽ làm đc chẵn hạn .
Nên trl sao cho câu hỏi: Tại sao bạn lại muốn vào làm trong cty của tôi ? Ad ơi gíuo mình với
Trong quá trình học xnk ở tt thì có đc hướng dẫn phần này k ad
Nếu nhà tuyển dụng hỏi 1 câu hỏi mà lúc đó mình chưa biết câu trl thì nên trl như thế nào cho hợp lý ạ
Trung tâm làm một bài viết chia sẻ cách trả lời những câu hòi này đi ah