C&B Là Làm Gì, Tại Sao Nhân Viên HR Muốn Học & Làm Về C&B

Vị trí C&B thuộc phòng nhân sự phụ trách vấn đề “Lương và Phúc lợi“, một mảng quan trọng trong lĩnh vực nhân sự ( HR – Human Resources ). Bộ phận C&B chịu trách nhiệm về việc quản lý các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên trong một tổ chức. Cụ thể hơn chúng ta sẽ tìm hiểu C&B sẽ làm gì và tại sao vị trí công việc này lại hấp dẫn rất nhiều người làm nhân sự học và làm!!!

C&B là bộ phận thuộc phòng phụ trách vấn đề lương thưởng, phúc lợi cho người lao động

C&B là gì?

C&B tiếng anh gọi là Compensation & Benefits  – một trong những chức năng quan trọng nhất về nhân sự Nhân sự, liên quan đến việc quản lý hệ thống lương và các chế độ phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Cụ thể, C&B bao gồm hai yếu tố chính:

1. Compensation (Lương bổng):

Đây là phần liên quan đến tất cả các khoản tiền mà nhân viên nhận được khi làm việc cho doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Lương cơ bản: Đây là mức lương cố định được trả cho nhân viên, thường dựa trên hợp đồng lao động và quy định về mức lương tối thiểu của pháp luật.
  • Lương theo hiệu suất: Doanh nghiệp có thể thiết lập các cơ chế thưởng, như thưởng theo kết quả công việc (KPIs), theo năng suất hoặc các dự án hoàn thành tốt.
  • Phụ cấp: Một số công ty cung cấp các khoản phụ cấp cho nhân viên như phụ cấp ăn trưa, đi lại, điện thoại, xăng xe, hay phụ cấp công tác…
  • Thưởng: Ngoài lương và phụ cấp, doanh nghiệp thường áp dụng các khoản thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh (thưởng doanh số, thưởng hiệu quả, thưởng lễ tết).

2. Benefits (Phúc lợi):

Phúc lợi là các chính sách và chương trình hỗ trợ thêm ngoài lương, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và công việc của nhân viên. Điều này có thể bao gồm:

  • Bảo hiểm: Các chương trình bảo hiểm bắt buộc (như bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp) và bảo hiểm tự nguyện (như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn).
  • Chăm sóc sức khỏe: Nhiều doanh nghiệp cung cấp các gói khám sức khỏe định kỳ, ưu đãi y tế, hoặc chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên và gia đình.
  • Ngày nghỉ có lương: Chính sách nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ vì lý do cá nhân.
  • Đào tạo và phát triển: Một số doanh nghiệp có chính sách tài trợ hoặc tổ chức các khóa học, hội thảo nâng cao kỹ năng cho nhân viên.
  • Phúc lợi bổ sung: Có thể bao gồm các phúc lợi như quà tặng sinh nhật, du lịch cùng công ty, trợ cấp nuôi con, học bổng cho con cái của nhân viên.

Nhìn chung, bộ phận C&B đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhân viên được trả lương xứng đáng và nhận được các lợi ích phù hợp, từ đó giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn và xây dựng được lòng trung thành từ nhân viên. C&B là công việc vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực chính là nội lực, là đòn bẩy trong sự phát triển.Vì vậy người làm nghề này cần có kiến thức chuyên sâu, bài bản và đa lĩnh vực.Vai trò của người làm nghề này rất lớn và để thực hiện được cần có nhiều yếu tố như tâm– trí- tín- nhân….nếu muốn làm C&B

C&B gián tiếp mang lại lợi thế cạnh tranh về nhân sự cho công ty

Vai Trò Của Quan Trọng Của Nhân Viên C&B

Bộ phận C&B (Compensation & Benefits) giữ vai trò chiến lược trong hoạt động của doanh nghiệp, vì họ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống lương bổng và phúc lợi – hai yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng và động lực làm việc của nhân viên. Vai trò cụ thể của C&B trong doanh nghiệp bao gồm:

1. Thu hút nhân tài

Một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu hút được những ứng viên giỏi và phù hợp với công việc. Chính sách lương và phúc lợi cạnh tranh do nhân viên C&B thiết lập sẽ giúp doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn trong mắt ứng viên tiềm năng. Khi doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt, nhân sự có xu hướng chọn những nơi làm việc có chính sách thưởng xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

2. Giữ chân nhân viên

Bên cạnh việc thu hút nhân tài, một hệ thống lương thưởng và phúc lợi hợp lý còn giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy họ được đãi ngộ công bằng và nhận được nhiều lợi ích từ công ty, họ sẽ có động lực ở lại lâu dài và cống hiến. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và thời gian cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

3. Đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong tổ chức

C&B có vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì sự công bằng trong việc trả lương và phúc lợi. Bộ phận này xây dựng các chính sách trả lương dựa trên chức danh, kinh nghiệm, năng lực, và kết quả làm việc của nhân viên, từ đó đảm bảo không có sự bất bình đẳng trong việc trả công. Minh bạch trong hệ thống đãi ngộ còn giúp doanh nghiệp tránh các mâu thuẫn nội bộ và duy trì văn hóa công ty lành mạnh.

4. Tăng cường hiệu suất làm việc

Một chính sách lương và thưởng hợp lý có thể là đòn bẩy để khuyến khích nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc. Bộ phận C&B thiết kế các chương trình thưởng theo kết quả công việc ( performance-based rewards ), giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc chung của cả tổ chức.

5. Hỗ trợ xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Hệ thống phúc lợi không chỉ đơn thuần là lương thưởng mà còn bao gồm nhiều hoạt động hỗ trợ khác như chăm sóc sức khỏe, nghỉ phép, các chương trình khen thưởng, hoặc du lịch công ty. Bộ phận C&B góp phần xây dựng môi trường làm việc tích cực, nơi mà nhân viên cảm thấy được quan tâm và coi trọng. Điều này tạo ra sự gắn kết và tăng tính đồng đội giữa các thành viên trong tổ chức.

6. Quản lý chi phí nhân sự một cách hiệu quả

Bộ phận C&B cần đảm bảo rằng các chính sách lương và phúc lợi không chỉ hợp lý và cạnh tranh, mà còn phải tối ưu về mặt chi phí cho doanh nghiệp. C&B phân tích và đánh giá các chương trình đãi ngộ, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý về chi phí trả lương và các phúc lợi kèm theo, đảm bảo rằng doanh nghiệp không vượt quá ngân sách nhân sự mà vẫn giữ được hiệu quả cao.

7. Tuân thủ các quy định pháp luật

C&B chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các chính sách lương bổng và phúc lợi tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lao động và bảo hiểm xã hội. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro về pháp lý, mà còn xây dựng uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trong mắt nhân viên và cộng đồng.

8. Tạo ra sự linh hoạt trong chính sách đãi ngộ

Mỗi doanh nghiệp có các nhu cầu khác nhau về nhân sự, cũng như mục tiêu kinh doanh. Bộ phận C&B cần linh hoạt trong việc thiết lập các chính sách lương và phúc lợi, dựa trên ngành nghề, tình hình kinh doanh, và quy mô doanh nghiệp. Sự linh hoạt này giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi trên thị trường lao động và đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài.

9. Nâng cao sự hài lòng và gắn kết của nhân viên

C&B đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của nhân viên trong công ty. Khi nhân viên nhận được đãi ngộ xứng đáng, họ sẽ cảm thấy hài lòng với công việc và gắn bó hơn với tổ chức. Sự hài lòng này giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc và tạo ra một lực lượng lao động trung thành, ổn định.

10. Hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

C&B không chỉ là một chức năng quản lý tài chính và đãi ngộ mà còn đóng góp trực tiếp vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Việc thiết lập các hệ thống lương thưởng và phúc lợi phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty (như phát triển nhân tài, mở rộng quy mô, hay nâng cao năng lực cạnh tranh) sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những bước tiến lớn trong tương lai.

Đối với các bạn làm về nhân sự muốn làm về tiền lương & phúc lợi hãy tham khảo khóa học C&B của Vinatrain – Khóa học cung cấp những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sát với thực tế công việc, giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả

Làm C&B Là Làm Gì?

Thông thường, một C&B sẽ chịu trách nhiệm về việc tính lương thưởng, phúc lợi, quản lý hồ sơ và các chế độ chính sách, quản lý quan hệ lao động và các quy trình, hồ sơ, thủ tục cũng như giải quyết tranh chấp lao động. Một số công việc cụ thể của C&B bao gồm:

Nhóm công việc về tiền lương, thuế:

  • Theo dõi bảng chấm công, cập nhật giờ công và các hình thức trả công, tính lương cho người lao động
  • Lưu trữ sắp xếp các hồ sơ liên quan tới lương, văn bản đề xuất quyết định tăng lương, chứng từ thanh toán lương
  • Kiểm tra việc chấm công và thực hiện nội quy lao động, quản lý chế độ nghỉ phép, nghỉ bù, tăng ca, giờ làm việc…
  • Giải quyết các thắc mắc về lương của người lao động
  • Rà soát các trường hợp đóng thuế TNCN theo quy định, hoàn thiện hồ sơ liên quan tới thuế TNCN.Lập danh sách nhân sự cần nộp thuế thu nhập cá nhân, tiến hành lập hóa đơn thu nộp thuế cho từng nhân viên.

Nhóm công việc liên quan tới bảo hiểm, chính sách bảo hiểm:

  • Quản lý, quyết toán hồ sơ, chi phí và các chế độ chính sách
  • Cập nhật số liệu BHXH, BHYT, BHTN để hoàn thiện hồ sơ cho người lao động
  • Khai báo chế độ liên quan tới bảo hiểm xã hội cho người lao động: Chế độ ốm đau, chế độ thải sản, tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới bảo hiểm xã hội tại công ty, tiếp đoàn thanh tra về công ty

Nhóm công việc liên quan tới hợp đồng lao động

  • Cập nhật quy định phát lý về hợp đồng lao động
  • Soạn thảo, ký và lưu hợp đồng lao động đã ký với người lao động
  • Giải quyết các phát sinh liên quan tới hợp đồng trong thời gian người lao động làm việc tại công ty: ký mới hợp đồng, ký tiếp, thay đôi loại hợp đồng, điều chuyển nhân sự, bổ sung hợp đồng, kỷ luật, tạm ngưng hợp đồng lao động…
  • Quản lý thông tin hợp đồng lao động

Nhóm công việc liên quan tới chế độ phúc lợi, khen thưởng kỷ luật

  • Xây dựng nội quy, quy chế lao động chính sách khen thưởng kỷ luật dành cho người lao động
  • Thay mặt ban lãnh đạo công ty ban hành các quyết định khen thưởng, kỷ luật kịp thời đảm bảo duy trì nề nếp công ty
  • Giải quyết các đề xuất xin nghỉ việc của nh
  • Giải quyết đề xuất nghỉ việc của nhân viên.
  • Thành lập hội đồng khen thưởng, kỷ luật lập biên bản xử lý kịp thời theo chỉ đạo từ ban lãnh đạo công ty  đảm bảo tính minh bạch, nghiêm túc.

Nhóm công việc về quan hệ lao động:

  • Quản lý quan hệ lao động, quy trình, hồ sơ, thủ tục và giải quyết các tranh chấp lao động
  • xây dựng chính sách quyết định liên quan tới quan hệ lao động
  • Cầu nối giữa người lao động và ban lãnh đạo công ty

Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật:

  • Đưa ra quy chế khen thưởng với những chính sách đãi ngộ hợp lý khuyến khích tinh thần nhân viên.
  • Tổ chức, phát động các chương trình thi đua, tổ chức bình xét, biểu dương, khen thưởng định kỳ, đột xuất (nếu có); Thực hiện công tác kỷ luật lao động theo quy định.

C&B Là vị trí có mức lương cao và ổn định

Mức lương và cơ hội thăng tiến của nhân viên C&B được đánh giá cao

Cơ hội việc làm đối với vị trí C&B là rất lớn, đặc biệt trong các khu công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn. Không riêng C&B, nếu làm tốt và nắm vững kiến thức chuyên môn thì công việc nào cũng sẽ có cơ hội thăng tiến rất cao với những mức lương hấp dẫn và xứng đáng với những gì bạn đã đóng góp cho công ty. Đối với nhân viên C&B, có 4 cấp độ thăng tiến trong công việc:

  • Cấp độ đầu tiên là C&B Officer: Mức lương cho những người mới bắt đầu với công việc sẽ dao động từ 5 triệu – 8 triệu. 
  • Cấp độ thứ hai là C&B Specialist: Mức lương cao hơn dao động từ 8 triệu – 15 triệu. 
  • Cấp độ thứ ba là vị trí C&B Supervisor: công việc của một người giám sát sẽ có trách nhiệm cao hơn đi kèm với đó là mức lương cũng hậu hĩnh hơn từ 10 triệu – 25 triệu. 
  • Cấp độ thứ tư là C&B Manager:chịu trách nhiệm quản lý với mức lương dao động từ 20 triệu – 30 triệu.

Đây chỉ là những mức lương mang tính tham khảo vì còn tùy thuộc vào năng lực của bạn cũng như quy mô của công ty, tùy từng đơn vị với cơ cấu phòng ban khác nhau nhân viên C&B có thể kiêm nghiệm toàn bộ công việc hành chính nhân sự hoặc chỉ chuyên về C&B. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yêu cầu kế toán đảm nhiệm công việc C&B này. Tuy nhiên, đây là 2 lĩnh vực khác nhau nên việc kiêm nghiệm chưa qua đào tạo chính quy sẽ có những khó khăn nhất định cho người lao động.

Tóm lại, bộ phận C&B là xương sống của hệ thống quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, giúp tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, giữ chân nhân viên tài năng, và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững. Khi mà công ty, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì vị trí C&B càng quan trọng hơn.

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Nguyễn Thành Đạt says:

    Vậy sao những chỗ bên ngoài như Recruitery không tuyển intern C&B để các bạn intern có cơ hội thực tập nhiều hơn ạ 😂

    0
    0
  2. Hoàng Mai says:

    CnB phải liên tục cập nhật thay đổi chính sách của nhà nước, ra chính sách lương thưởng cạnh tranh với các công ty khác để thu hút lao động

    0
    0
  3. Mình là Mia nè says:

    C ơi vậy có công ty nào tuyển C&B mà ko cần kinh nghiệm ko ạ :(( vì e muốn chuyển qua mảng này nhưng hầu như bên nào tuyển cũng cần kn

    0
    0
  4. Tạ Bích Ngân says:

    chị ơi em nghỉ việc hơn 1 tháng r làm sao để biết cty đã chốt sổ bảo hiểm vậy chị

    0
    0
  5. Nào có ngiu đổi tên😏 says:

    Chị ơi, muốn làm chuyên C&B có nên học thêm các nghiệp vụ kế toán để bổ trợ ko ạ?

    0
    0
    • David Nguyen says:

      C&B có nghiệp vụ kế toán liên quan đến thuế TNCN và tính lương. Trong 1 số CTY lớn, C&B có thể phải hạch toán lương vào sổ kế toán luôn ấy bạn.

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *