CEO Là Gì, Vai Trò Của CEO Trong Hoạt Động Quản Trị

CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer, tạm dịch là giám đốc điều hành công ty nào cũng có CEO tuy nhiên hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của CEO không dễ vì nhiều người nhầm tưởng CEO và quản lý.  Công ty phát triển thì đầu tiên là phải có CEO giỏi, đủ khả  năng chèo lái kinh tế trong các giai đoạn thăng trầm. Vậy CEO là gì, làm CEO cần tố chất nào cùng dành thời gian tìm hiểu chi tiết tại đây nhé.

Vấn đề chung các doanh nghiệp mới thành lập hay đã đi vào hoạt đông hoàn chỉnh  thường gặp phải không phải từ thương trường mà chính từ nội bộ doanh nghiệp, chính sách quản lý va cơ cấu tổ chức bộ máy  quản lý của công ty.

CEO là dẫn dắt điều hành toàn bộ quá trình quản lý nhân sự tại doanh nghiệp
CEO là dẫn dắt điều hành toàn bộ quá trình quản lý tại doanh nghiệp

Tôi đã tư vấn nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ việc kinh doanh cá thể phát triển theo mô hình doanh nghiệp, vấn đề chung họ gặp phải là:

  • Giám đốc làm hết việc của nhân viên
  • Thiếu tin tưởng vào năng lực của nhân viên nên không tự tin giao các nhiệm vụ trong trách
  • Luôn trọng tình trạng quá tải công việc, áp lực
  • Không có nhiều thời gian tìm kiếm các hướng phát triển mới vì hàng loạt công việc hàng ngày đã ngốn hết thời gian
  • Nhận được phản ứng không tích cực từ nhân viên vì sự kiếm soát quá đà, không có cơ chế tốt hoặc quản lý bảo thủ…

Những người này họ chỉ hợp khi làm CEO của chính mình nhưng khi quản lý nhiều hơn 2 người trong một tổ chức bạn sẽ thấy vấn đề phát sinh ngay tư nội bộ doanh nghiệp, điều này doanh thu giảm hoặc mãi không phát triển là điều không tránh khỏi. 

Vậy vị trí của CEO – giám đốc điều hành rất quan trong, luôn theo sát và định hướng mục tiêu của doanh nghiệp và giám sát doanh nghiệp hoạt động để đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu.
CEO là vị trí điều hành cao cấp nhất trong một tập đoàn công ty, hay tổ chức nào đó, mọi quyết định của CEO đều có tính quyết định cuối cùng, không thể phủ quyết.

I, CEO Là Ai  Trong Doanh Nghiệp

Tùy theo quy mô tổ chức của doanh nghiệp, CEO có thể là chủ sỡ hữu doanh nghiệp hoặc không. Trong tình huống CEO không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được CEO báo cáo lại cho Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp.

CEO là người chịu trách nhiệm trực tiếp với tình hình sức khỏe của doanh nghiệp
CEO là người chịu trách nhiệm trực tiếp với tình hình sức khỏe của doanh nghiệp

1.1 Vai trò của CEO

CEO là đầu não của doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp phát triển trong tương lai theo các mục tiêu được đề ra ban đầu.  Có thể thấy, CEO nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Trong quá trình công tác và làm việc của mình, CEO chủ yếu phải hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể như:

  • Nghiên cứu, tạo dựng những kế hoạch, chiến lược để hiện thực hóa sừ mệnh, tầm nhìn của công ty.
  • Đặt ra các mục tieu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tiến đến mục tiêu chung mà công ty đã đề cập đến trong sứ mệnh và tầm nhìn của mình.
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tạo lập, định hướng và thực hiện những kế hoạch đã đề ra.
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp cho kết quả hoạt động kinh doanh ( bao gồm các yếu tố như: doanh thu, lợi nhuận..)
  • Xây dựng, hình thành các quy tắc, văn hóa trong doanh nghiệp
  • Là người trực tiếp kí và phê duyệt các quyết định, kế hoạch, hợp đồng trong công ty
  • Là đại diện hợp pháp của công ty trong các hợp đồng, giao dịch thương mại cũng như pháp lý có liên quan…

II. Những tố chất nào cần ở có ở CEO bản lĩnh

Nắm giữ nhiều vai trò trọng trách quan trọng, CEO phải chịu rất nhiều áp lực cùng môi trường làm việc vô cùng căng thẳng. Vậy nên, các vị trí CEO luôn đòi hỏi người đảm nhận phải có kiến thức thực tế cùng kinh nghiệm vững vàng. Đầu tiên là tư duy và ý tưởng, khả năng phân tích và suy nghĩ giám nghĩ giám làm.

Bạn không lạ với CEO đình đám của hãng hàng không VietJet  Nguyễn Thị Phương Thảo được nhận  định là người đi đầu sáng tạo những cái mới từ xuất phát từ đi đầu trong sáng tạo những cái mới khi đưa mô hình máy bay giá giẻ tới mọi người xóa tan quan điểm phải có tiền mới được đi máy bay vô hình chung đã làm thị trường máy bay tại Việt Nam bao năm qua rất nhỏ so với nhu cầu thực tế:

Bà Thảo chia sẻ:

“Tất cả đều là những mô hình vận chuyển hàng không đi theo hướng xã hội hóa rộng rãi, nó giúp cho việc đi bằng máy bay được đơn giản như xe buýt và taxi, thay vì quan niệm coi máy bay như cái gì đó rất xa xỉ. Thật ra máy bay cũng chỉ như bất kỳ loại hình vận chuyển nào khác. Nên mình muốn đem máy bay đến những nơi chưa phổ biến loại hình này”.

Để có thể trở thành 1 CEO giỏi, người đảm nhiệm có thể không có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, nhưng sẽ cần những yếu tố kiến thức va kỹ năng phân tích dự đoán nhìn nhận tham khảo từ mô hình xung quanh.

Bà Thảo là CEO thành công và bản lĩnh của thương hiệu VietJet tại Việt Nam
Bà Thảo là CEO thành công và bản lĩnh của thương hiệu VietJet tại Việt Nam

2.1 Vậy những tố chất nào cần có ở CEO bản lĩnh

  • Kiến thức ở nhiều lĩnh vực

CEO là người định ra những mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp, để làm được điều đó, CEO phải nắm được về thực trạng của doanh nghiệp,  hiểu được tình hình biến động chung của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, các dự báo kinh tế trong thời gian sắp tới,… Do đó, CEO phải có kiến thức nền tảng trong nhiều lĩnh vực, không chỉ quản lý mà còn thông thạo các lĩnh vực khác.

  • Quản trị học là kiến thức nền tảng bắt buộc

Một CEO cần có kiến thức đa dạng ở nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó, kiến thức nền tảng mà CEO cần có là kiến thức của lĩnh vực khoa học quản trị. Bản thân CEO là người lãnh đạo, ra quyết định cao nhất trong doanh nghiệp, cho nên CEO cần có kiến thức quản trị để thực hiện nhiệm vụ chính là điều hành doanh nghiệp của mình.

CEO giỏi sẽ luôn giữ được nhân tài không bị tình trạng khủng hoảng nhân sự
CEO giỏi sẽ luôn giữ được nhân tài không bị tình trạng khủng hoảng nhân sự
  • Có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn phong phú

Kinh nghiệm là điều rất quan trọng mà nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi ở các ứng viên của mình. Vị trí CEO cũng vậy, những CEO có kinh nghiệm phong phú thường được ưu tiên hơn vì độ dày dặn với môi trường làm việc cũng như các tình huống đã gặp phải. Tuy nhiên, không vì thế mà các CEO trẻ mất đi lợi thế. Ngoài kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng là vấn đề được nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi trong quá trình xét duyệt của mình. Kỹ năng chuyên môn đánh giá được CEO đó có phù hợp với công việc sắp đảm nhận hay không.

  • Có thể làm việc trong môi trường nhiều áp lực

Áp lực là điều mà bất kì CEO nào cũng sẽ gặp phải trong môi trường làm việc của mình. CEO là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp, là người đại diện pháp lyc của doanh nghiệp,… bất kỳ những sai sót nào doanh nghiệp gặp phải, CEO cũng là người chịu trách nhiệm, vậy nên, để có thể đảm nhận vị trí CEO cần người đảm nhận phải có sức khỏe tốt, cũng như khả năng làm việc trong môi trường nhiều áp lực.

  • Khả năng phân tích tài chính và xoay vòng vốn nhanh trong thời gian ngắn

Quản lý dòng tiền là yếu tố rất quan trọng khi bạn đủ tiền trả lương cho nhân viện mới nói được tói chuyện làm các việc lớn khác như mở rộng thị trường, kế hoạch, chiến lược ra sao.  CEO giỏi cần biết quy trình quản lý dòng tiền và cách sử dụng đồng tiền thông mình nhất có thể

  • Các tố chất bẩm sinh

Có nhiều người làm CEO thành công từ khi còn rất trẻ, có những người đén khi về già chúng ta mới nghe đến tên tuổi họ, vì sao lại có sự khác biệt đến vậy? Để có thể trở thành một CEO cần rất nhiều các thành tố như chỉ số thông minh, chỉ số chăm chỉ, khả năng sáng tạo, khả năng quan sát, đầu óc nhạy bén,… Những CEO trẻ đã thành công là do họ có những yếu tố đó, có nhiều người đến khi có tuổi mới được biết đến có thể là do họ không quá giỏi, nhưng bù lại, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề đã rèn luyện họ trở nên nhạy bén và thành công hơn.

Thương hiêu cá nhân là điều người làm CEO mong muốn vì họ có thể từ thương hiêu cá nhân gây dựng uy tín có thể phát triển qua nhiều lĩnh vực khác đây quyền lực vô hình mà tiền không mua được, tạo nên giá trị những người có kiến thức và người người không biết gì

III. Làm sao để xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

CEO thành công thì chỉ cần tên tuổi của họ đã đủ đảm bảo cho thương hiệu rồi, tên tuổi của họ luôn đi kèm với thương hiệu cá nhân của họ. Thương hiệu cá nhân là chỉ những dấu ấn cá nhân mà CEO đã tạo ra, thương hiệu cá nhân có thể là một đặc tính, một câu nói, hoặc một hình ảnh,.. của CEO. Nó để lại cho người nghe, người xem,.. cảm nhận riêng biệt và khi nghĩ đến, nhìn thấy thương hiệu sẽ nhớ đến vị CEO này. Bản thân CEO thường gắn liền với doanh nghiệp, công ty mà CEO đó điều hành, thương hiệu cá nhân của CEO càng xuất sắc, càng nhiều người biết đến thì đồng thời, doanh nghiệp mà CEO đang điều hành cũng có cơ hội được nhiều người nhớ đến hơn.

Thương hiệu cá nhân là điều rất quan trọng khi làm CEO
Thương hiệu cá nhân là điều rất quan trọng khi làm CEO

Thương hiệu cá nhân của CEO vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của CEO với nhân viên của mình. Thương hiệu cá nhân của CEO tốt cũng góp phần thu hút người tài vào công ty làm việc, thương hiệu cá nhân không tốt, vô tình đã làm giảm bớt lượng nhân viên tiềm năng muốn gia nhập công ty. Một CEO có uy tín, thương hiệu cá nhân tốt sẽ khiến cấp dưới nể phục và tin tưởng, đồng thời khả năng làm việc của công ty cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Qua đó ta có thể nhận thấy, thương hiệu cá nhân của CEO đóng vai trò vô cùng quan trong không chỉ đối với bản thân CEO mà còn đói với toàn bộ  doanh nghiệp.

  • Xây dựng thương hiệu theo phong cách riêng của CEO

Các CEO thành công là những người đã có tiếng nói và uy tín trong lòng nhân viên, là những người có thể dùng những phẩm chất cá nhân để thu hút sự chú ý của công chúng đến họ, đến doanh nghiệp của họ và các sản phẩm của họ. Trên thế giới có không ít những CEO thành công, nổi tiếng với những phẩm chất cá nhân của họ và các sản phẩm của họ như Steve Jobs của Apple,…
Thương hiệu cá nhân của một Ceo có thể xuất phát từ lười nói, hành động, cử chỉ,.. đôi khi cũng đến từ cách ăn mặc, trạng phục, hoặc màu sắc của họ,…  Liệu có ai còn nhớ nhân vật phản diện trong phim 101 chú chó đốm, có thể nhận xét, bà ta đã xây dựng thương hiệu cá nhân của mình bằng đồ lông thú.

Bạn có phải là 1 CEO giỏi quản lý
Bạn có phải là 1 CEO giỏi quản lý
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân bằng kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên

Một nhà quản lý không thể thiếu cá nhân viên dưới quyền. Một CEO có thể thông qua đội ngũ nhan viên của mình mà xây dựng lên thương hiệu cá nhân của chính bản thân mình. Thông qua đội ngũ nhân viên dưới quyền  được thể hiện qua việc Ceo chấp nhạn chia sẻ, cho phép nhân viên của mình tự do phát triển các sở trường cá nhân của mình, chứ không phải kìm hãm họ lại, để họ làm theo ý mình. Rất nhiều CEO đã thành công xây dựng thương hiệu cá nhân của mình bằng biện pháp này như Eric Schmidt, cựu CEO  của Google, ông đã tìm kiếm và phát triển nhiều nhân tài dưới quyền, để họ giúp ông gánh vác một phần trách nhiệm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân qua chức danh CEO

Trong diễn đàn kinh tế, cũng như các chương trình thực tế, giới truyền thông luôn muốn tấn công vào các CEO của các công ty, bởi đây là người đi đầu, nắm giữ các vai trò vô cùng quan trọng trong công ty. Chính vì thế, các CEO dduocj mời tham gia các buổi tọa đàm, phỏng vấn,.. vô cùng nhiều, vậy nên các CEO được khuyến nghị nên sử dụng chức danh của mình hết mức, để có thể quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, CEO thành công tạo dựng thương hiệu của mình có thể kể đến CEO của Café Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông đã tham gia nhiều dự án từ thiện, viết nhiều bài báo, sách,…

Tạo chức danh là phương pháp xây dựng thương hiêu cá nhân hiêu quả
Tạo chức danh là phương pháp xây dựng thương hiêu cá nhân hiêu quả
  • Xây dựng thương hiệu qua các ý tưởng

Nhiều CEO làm nên tên tuổi của mình thông qua những ý tưởng chưa ai nghĩ đến. Có ý tưởng, mạnh dạn xây dựng ý tưởng sẽ đem lại những thành công bất ngờ. Trong nền kinh tế của Việt Nam, người thành công xây dựng thương hiệu cá nhân qua các ý tưởng phải kể đến CEO của Vietjet bà Nguyễn Thị Phương Thảo, cùng với ý tưởng đưa hãng hàng không giá rẻ vào Việt Nam.

  • Xây dựng thương hiệu bằng các trang mạng xã hội

Trong tình hình nền công nghệ đang phá triển như hiện nay, các mạng xã hội được nhiều người biết đến, và sử dụng rộng rãi. Việc lan truyền thông tin trên các trạng mạng xã hội còn nhanh hơn bất kỳ tin tức của tờ tạp chí nào, vậy nên các CEO cần nhất quan trong việc xây dựng hình tượng của mình trên các trang mạng xã hội. Việc thành công xây dượng thương hiệu bằng các trang mạng xã hội sẽ đem đến cho doanh nghiệp nhiều sự thu hút hơn bao giờ hết.

Hình ảnh khóa học quản trị nhân sự chuyên nghiệp tai VinaTrain
Hình ảnh khóa học quản trị nhân sự chuyên nghiệp tai VinaTrain

Bài viết trên đã chia sẻ với ban đọc về cái nhìn tổng quan CEO là gì? Cũng như những cách để xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO hiệu quả nhất. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang gây dựng mô hình kinh doanh của mình nhưng gặp khó khăn trong vấn đề quản lý đừng ngại liên hệ với chúng tối để nhận được tư vấn  về quản lý doanh nghiệp trợ giúp CEO thời gian đầu với mức phí phải chăng. Hoặc có thể tham gia các khóa hoc nghiệp vụ thực tế tại VinaTrain: khóa học kế toán tổng hợp thực hành, khóa học kế toán quản lý, khóa học quản trị nhân sự chuyên nghiệp.

Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với bạn đọc

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. tri says:

    Hiện tại, mình làm tại công ty được 5 tháng và mình đã nghỉ phép được 04 ngày. Vậy giờ mình làm đơn nghỉ phép thì được duyệt nghỉ bao nhiêu ngày. Cám ơn trung tâm

    0
    0
  2. Cúc Nguyễn says:

    Nghỉ 10 ngày có được tính lương không nhỉ, bên công ty mình không quy định cụ thể ngày nghỉ phép luôn á

    0
    0
  3. minh says:

    Cho mình hỏi, mình đang thử việc tại công ty. Vậy mình có được nghỉ phép không. Cám ơn trung tâm

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *