Thực tế hiện nay trong cùng một công ty nhưng có nhiều người lao động lại có số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau khác nhau, nguyên nhân là do người lao động làm những công việc nằm trong danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội. Để hiểu rõ hơn chế độ cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trung Tâm VinaTrain chia sẻ bài viết sau đây.
1. Điều Kiện Hưởng Ốm Đau, Tai Nạn.
– Người lao động phải làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định.
– Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty, phải nghỉ việc đi khám chữa bệnh, có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
– Những trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau, tai nạn:
+ Tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu, sử dụng chất kích thích, tiền chất ma túy, ma túy
+ Người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, đang nghỉ thai sản.
Lưu ý:
– Chế độ ốm đau, tai nạn không bắt buộc về thời gian đóng mới được hưởng chế độ này.
– Tai nạn ở đây không phải là tai nạn lao động, tỷ lệ thương tật dưới 5%.
– Các văn bản quy định gồm: Thông tư 36/2012/BLĐTBXH, thông tư 36/2017/BLĐTBXH, thông tư 15/2016/BLĐTBXH.
2. Thời Gian Hưởng Ốm Đau, Tai Nạn.
– Tùy theo môi trường làm việc, thời gian đóng bảo hiểm xã hội nên thời gian hưởng ốm đau, tai nạn ngắn ngày sẽ khác nhau đối với từng người lao động.
– Trong môi trường bình thường (không thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại do Bộ LĐTBXH quy định) thì thời gian hưởng ốm đau, tai nạn ngắn ngày của người lao động như sau:
+ Nghỉ tối đa 40 ngày/năm đóng BHXH dưới 15 năm;
+ Nghỉ tối đa 50 ngày/năm khi đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Nghỉ tối đa 70 ngày/năm khi đóng BHXH từ 30 trở lên.
Lưu ý:
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn vượt qua quy định không được hưởng tiếp.
– Thời gian nghỉ do bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh quyết định.
3. Cách Tính Tiền Chế Độ Ốm Đau.
Lưu ý: thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, tai nạn không tính ngày nghỉ hằng tuần, lễ – tết.
4. Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Ốm Đau.
– Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của cơ sở khám chữa bệnh theo mẫu quy định.
– Hoặc giấy ra viện khi điều trị nội trú.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain.
Bài viết rất hữu ích
Đóng bảo hiểm cũng gần chục năm và cũng mấy lần nằm viện cả tuần mà mình không biết là ngoài quyền lợi được miễn giảm chi phí điều trị thì còn được chế độ của BHXH nữa. C