1/ Như thế nào là chi phí tuyển dụng?
Trước khi tìm hiểu các phương pháp, đầu tiên các doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ thế nào là chi phí tuyển dụng. Đây là một khái niệm quan trọng, các doanh nghiệp cần phải nắm chắc.
Chi phí tuyển dụng (Cost Per Hire) được hiểu là các khoản phí xoay quanh việc tìm kiếm nhân sự, tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Hiểu đơn giản thì đây chính là khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả nhằm thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh. Tùy vào qui mô khác nhau mà chi phí tuyển dụng mỗi doanh nghiệp bỏ ra sẽ có sự chênh lệch.
Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng càng nhiều vị trí thì khoản phí phải chi trả sẽ càng lớn. Quá trình tuyển dụng tại mỗi doanh nghiệp đều không giống nhau, mỗi nơi sẽ có những cách làm việc khác nhau, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tuyển dụng.
2/ Những loại chi phí tuyển dụng phổ biến hiện nay
Đối với quá trình tuyển dụng, chi phí sẽ bao gồm nhiều loại khác nhau, nếu không thống kê được chi phí rất khó để xây dựng kế họah tuyển dụng theo từng giai đoạn. Cụ thể những loại chi phí phổ biến nhất hiện nay gồm có:
2.1. Chi phí trả lương cho bộ phận phụ trách tuyển dụng
Một trong những nhiệm vụ chính của phòng hành chính nhân sự chính là tuyển dụng nhân sự. Họ sẽ nhận được mức lương cứng hàng tháng như bao nhân viên khác và phần lương này cũng sẽ được tính là một phần trong chi phí tuyển dụng.
Nếu việc tuyển dụng không đạt được hiệu quả như mong muốn, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều hơn để thu hút nhân sự, điều này có nghĩa là chi phí tuyển dụng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu bộ phận tuyển dụng làm việc với hiệu suất cao, hiệu quả đạt được như mong đợi thì khoản chi phí này sẽ được tiết kiệm rất nhiều.
2.2. Chi phí đăng bài tuyển dụng
Khoản phí này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chi tiền để được quảng cáo trên các nền tảng tuyển dụng (Indeed, Linkedln,Vieclam24h…). Tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà việc lựa chọn các nền tảng cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp nhất. Càng đăng bài ở nhiều nơi thì chi phí phải chi trả cũng sẽ nhiều lên và ngược lại. Chính vì thế, hãy tính toán chi tiêu các khoản phí sao cho phù hợp tránh gây chênh lệch quá nhiều giữa các loại phí.
2.3. Chi phí sàng lọc ứng viên
Quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ phải trải qua nhiều vòng để tìm được ứng viên phù hợp nhất. Bộ phận tuyển dụng sẽ phải mất một khoảng thời gian để sàng lọc ứng viên. Bên cạnh thời gian, việc tiếp nhận lượng hồ sơ, CV lớn cũng sẽ khiến phát sinh các chi phí liên quan đến việc in ấn, giấy tờ,… Đối với việc phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại cũng sẽ khiến doanh nghiệp bỏ ra thêm chi phí điện thoại hàng tháng.
2.4. Chi phí tổ chức các kỳ thi đánh giá ứng viên
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quá trình tuyển dụng thường chỉ trải qua 2-3 vòng và hoạt động tuyển dụng phổ biến chính là phỏng vấn sơ bộ qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp ứng viên nên chi phí này đối với các doanh nghiệp là không đáng kể. Tuy nhiên, đối với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, việc tuyển dụng nhân sự sẽ gồm nhiều vòng hơn, phải nói đến như test kĩ năng làm việc nhóm, test kiến thức,… nhằm đánh giá thực lực ứng viên. Các vòng thi này thời gian diễn ra không dài nhưng lại phát sinh nhiều loại chi phí như phí in đề, phí nhân sự quản lý buổi đánh giá, phí địa điểm tổ chức,…
2.5. Chi phí xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Để thu hút được càng nhiều ứng viên, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu tuyển dụng của mình sao cho nổi bật và không bị một màu với các doanh nghiệp khác.
Ngoài việc là một hoạt động thu hút ứng viên, việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng còn là phương tiện truyền thông quảng bá hình ảnh doanh nghiệp đến với các đối tác, khách hàng,… Tuy nhiên, khác với các chi phí kể trên, chi phí cho việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng gồm nhiều quy trình phức tạp hơn bởi việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch và thực hiện trong một thời gian dài. Chính điều đó đã kéo theo khoản chi phí này sẽ cao hơn hẳn so với các chi phí khác.
2.6. Chi phí đào tạo nhân viên mới
Sau khi trải qua quá trình tuyển dụng, những ứng viên được chọn cuối cùng sẽ trở thành nhân viên chính thức và bắt đầu làm việc. Việc này sẽ không có gì đáng nói nếu các nhân viên mới thường bị hạn chế về mặt kinh nghiệm và kỹ năng. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản phí để tổ chức các buổi học đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
Khoản phí này sẽ bao gồm việc trả lương cho cán bộ đào tạo, phí cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo. Đối với phí trả lương cho cán bộ đào tạo, việc tận dụng nhân sự nội bộ sẽ tiết kiệm hơn so với thuê người ở bên ngoài.
3/ Bí quyết tối ưu chi phí tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên
Dưới đây là những bí quyết tối ưu chi phí tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên hiệu quả nhất mà VinaTrain đã tổng hợp cho bạn đọc, mời bạn cùng tham khảo:
3.1. Nắm rõ các khoản phí tuyển dụng
Đầu tiên cần phải có chính là quy trình tuyển dụng chi tiết. Sau đó bộ phận tuyển dụng sẽ phải xem xét kỹ càng các vị trí/bộ phận cần tuyển dụng để chỉnh sửa quy trình sao cho phù hợp và có mức chi phí hợp lý nhất.
Thông thường, các doanh nghiệp đều sẽ có một công thức tính toán riêng và nhất quán để việc kiểm soát các khoản chi trở nên dễ dàng hơn. Đối với trường hợp có chi phí mới phát sinh, doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh lại công thức và không cần phải biến đổi quá nhiều để thuận tiện cho việc so sánh sau này.
3.2. Thường xuyên kiểm tra lại các khoản phí
Việc này là vô cùng cần thiết bởi nó giúp ngăn ngừa các khoản hao hụt không cần thiết. Việc kiểm tra các khoản phí thường xuyên còn giúp bộ phận tuyển dụng nắm được hoạt động tuyển dụng của mình một cách khái quát nhất, đồng thời còn giúp doanh nghiệp biết được liệu rằng quy trình tuyển dụng như vậy là đã hiệu quả hay chưa và tiến hành cải tiến.
3.3. Chi tiêu hợp lý cho từng nguồn tuyển dụng
Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nhiều nguồn truyền thông khác nhau để quảng bá hình ảnh. Việc tính toán chi tiêu cho từng nguồn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được nguồn nào có chi phí hợp lý và tiết kiệm nhất, giúp tối ưu chi phí tuyển dụng một cách hiệu quả nhất. Tùy theo từng vị trí tuyển dụng và số lượng doanh nghiệp nên xác định chi phí tuyển dụng nguồn nào hợp lý. Không nên đầu tư đa kênh tuyển dụng cùng một thời điểm
3.4. Tham gia các hội chợ việc làm & hội nghị chuyên ngành
Đây là một bí quyết tốt giúp tối ưu chi phí tuyển dụng khi tìm kiếm ứng viên. Việc tham gia các hội chợ việc làm không nhất thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư mở một gian hàng lớn mà có thể nhân cơ hội này kết nối với những khách tham gia. Nếu doanh nghiệp đã xây dựng tốt thương hiệu thì việc lôi kéo được ứng viên tài năng sẽ không còn là việc gì khó.
3.5 Chủ động cập nhật tin bài tuyển dụng trên website của công ty
Doanh nghiệp nên chủ động tạo tin bài tuyển dụng trên website, lưu ý khi đăng bài cần tối ưu từ khóa tìm kiếm để có cơ hội xuất hiện trên google. Nhiều đơn vị chưa đầu tư website, fanpage. Ứng viên sẽ chủ động theo dõi thông tin trên website,fanapge của công ty
Xem thêm bài viết: Lập báo cáo tuyển dụng hiệu quả
Trên đây là những thông tin quan trọng về chi phí tuyển dụng cũng như bật mí cho bạn đọc những bí quyết giúp tối ưu chi phí khi tìm kiếm ứng viên tài năng mới nhất hiện nay. Nội dung này nằm trong khóa học chuyên viên tuyển dụng tại VinaTrain, hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin cùng kiến thức bổ ích về việc tìm kiếm ứng viên cũng như tối ưu chi phí tuyển dụng nhé!
Chúc các bạn thành công!
Châu Ngân (Tổng hợp và Biên tập)
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com