Lê Trung Hiếu – Bắc Giang
Cảm ơn anh Lê Trung Hiếu đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.
![]() |
Bài viết về Kiểm dịch được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
|
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
I. Khái Niệm Kiểm Dịch Thực Vật Là Gì?
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công việc mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra hàng hóa thực vật để tránh trường hợp lây lan những dịch bệnh nguy hiểm (do virus hoặc mầm bệnh, côn trùng) gây ảnh hưởng đến thực vật (nông sản) và con người tại lãnh thổ Việt Nam.
Khác với hàng xuất khải hun trùng theo quy định của nước nhập khẩu thì hàng nhập theo quy định của nước ta những mặt hàng có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Văn bản chính thức do tổ chức bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp cho tổ chức bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu là Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

II. Những Mặt Hàng Phải Làm Kiểm Dịch Thực Vật
Đối với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc trong các quy định của pháp luật. Nếu lô hàng trong danh sách bắt buộc kiểm dịch chưa có giấy tờ chứng minh, chúng sẽ bị dừng lại khi làm thủ tục tại hải quan. Những sản phẩm cần kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu thường là những sản phẩm được làm từ thực vật, cây cối. Ví dụ: nông sản, hoa màu, rau quả, gỗ, thức ăn chăn nuôi,…
Cách tra cứu mặt hàng phải kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu:
III. Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch Thực Vật Đối Với Hàng Xuất Khẩu
1. Hồ sơ xin kiểm dịch thực vật với hàng xuất
Căn cứ Điều 9 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT) thì hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm:

2. Trình tự, thủ tục kiểm dich thực vât
Theo Điều 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT thì trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật xuất khẩu như sau:
Đối với bộ hồ sơ và hàng mẫu đạt yêu cầu sau 1 ngày nhận hồ sơ chủ hàng sẽ nhận được chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trường hợp thời gian cấp phát kéo dài hơn 1 ngày cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do hay những trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng diễn ra tương tự.
- Trường hợp 1: phát hiện lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, Cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cần thiết đúng quy định.
- Trường hợp 2: lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lần để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan sẽ cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra.
Cuối cùng khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô hàng, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, vận chuyển nội địa và quá cảnh cho lô hàng.
[/alert-note]3. Cách thức thực hiện
Hiện nay, hình thức nộp hồ sơ tại cơ quan kiểm dịch đã có thể thực hiện trên phần mềm của cơ quan kiểm dịch (PQS) hoặc nộp online trên hệ thống 1 cửa quốc gia tùy vào từng loại hàng mà bạn làm kiểm dịch. Dưới đây là các bước thực hiện nộp hồ sơ online:

IV. Mẫu Chứng Nhận Kiểm Dịch Thực Vật (Phytosanitary Certificate)
Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:
V. Những Vấn Đề Cần Biết Về Kiểm Dịch Thực Vật
1. Địa chỉ các chi cục kiểm dịch tại Việt nam
Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Dưới đây là địa chỉ các chi cục để bạn tiện tra cứu:
2. Thời gian kiểm tra theo dõi đối với kiểm dịch thực vật
Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với 4 loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:
Việc kiểm dịch là bắt buộc với hàng hóa xuất, nhập khẩu chi phí làm kiểm dịch hiện tại khá giẻ từ 800.000vnđ -2.000.000 vnđ/ tùy theo lô hàng vì vậy chủ hàng cần chủ động tìm hiểu thủ tục hải quan trước khi xuất nhập khẩu hàng tránh những sai phạm đáng tiếc ảnh hưởng tới chi phí hàng hóa, nhiều trường hợp chủ hàng bị trả hàng hoặc bồi thường thiệt hại vì thiếu chứng nhận kiểm dịch thực vật )Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary).
Như vậy có thể thấy tầm quan trọng không thể phủ nhận của kiểm dịch thực vật ngăn chặn các dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập, ngăn chặn đẩy lùi sinh vật gây hại ,tiêu diệt khống chế lây lan từ hàng hóa nhập khẩu có mang mầm bệnh từ ngoài nước vào trong nước. Cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm thực thi các biện pháp kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu cũng như nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp anh Hiếu và độc giả hiểu rõ về kiểm dịch trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế.
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Kiểm dịch là gì? Khi nào phải kiểm dịch?” Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Mục lục nội dung
Pingback: Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) là gì, Khi Nào Phải Kiểm Dịch – VinaTrain Việt Nam