Bài viết về Closing time (Giờ cắt máng) là gì được tư vấn nghiệp vụ bởi chị Nguyễn Thị Mai, Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
|
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
I. Closing Time (Giờ Cắt Máng) Là Gì?
Closing time/Cut-off time/Dead Time/Lead time (Giờ cắt máng) là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu hàng hóa phải hoàn thành xong việc thông quan cho lô hàng, thanh lý container cho cảng để xếp hàng lên tàu.
Song song với việc thông quan hàng và thanh lý container, bạn cũng cần chuẩn bị các thông tin hướng dẫn vận chuyển. Thông tin sau khi chuẩn bị xong sẽ được gửi cho hãng tàu để đảm bảo hàng hóa vận tải đúng yêu cầu và hạn chế tối đa sai sót trên vận đơn (B/L). Thời gian cuối cùng để bạn cung cấp thông tin chính là SI Cut-off time (Shipping Instruction cut off time) – Tức thời hạn cuối cùng gửi chi tiết làm Bill.
Trong trường hợp, lô hàng của bạn không thể thanh lý cho cảng sớm hơn thời gian Cut off – time thì hãng tàu sẽ không nhận hàng và coi như hàng bị “rớt tàu”. Với những lô hàng bị “rớt tàu” sẽ phải vận chuyển theo chuyến tàu sau (thường thì thời gian để có chuyến tàu tiếp theo là 1 tuần).
Tuy nhiên, nếu bạn có mối quan hệ tốt với hãng tàu thì có thể xin thêm thời gian cắt máng cho lô hàng. Thường thì có thể xin thêm được 3 – 6 tiếng, nhưng đa phần các Forwarder mới có thể xin thêm thời gian Cut-off time. Bởi vì, họ thường có mối quan hệ tốt hơn với hãng tàu mà shipper bình thường (người gửi hàng) không có.
II. Quy Định Về Giờ Cắt Máng Hiện Nay
Giờ cắt máng được quy định chi tiết bởi hãng tàu/ hãng bay và sẽ thể hiện trên Booking Note các mốc thời gian sau:
Căn cứ vào thời gian cắt máng, chủ hàng tính toán thời gian để đưa container đến cảng cho phù hợp. Tránh tình trạng đưa hàng đến quá sớm hoặc sát giờ cắt máng để không phát sinh chi phí lưu bãi hoặc hàng phải đợi lại chuyến sau và lỡ hẹn với khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hình thức Free time, thời gian miễn phí có thể được sử dụng container của hãng tàu. Tuy nhiên, khi bạn xuất hay nhập khẩu lô hàng hoá nào đó, đều phải theo quy định freetime cho các lô đó. Chứ không phải là sử dụng một cách thoải mái, mỗi lần sử dụng sẽ có sự giới hạn. Hay Freetime còn là khoảng thời gian, bạn có thể sử dụng miễn phí DEM và DET nhưng không đóng bất kỳ khoản phí nào.
III. Các Loại Cut-off Phổ Biến Hiện Nay
Cut-off là cụm từ được sử dụng trong lĩnh vực vận tải. Không chỉ dùng cụm từ này để biểu thị thời gian cắt máng, nhiều người còn dùng nó để diễn tả những thông tin khác. Cụ thể gồm:
1. Cut-off Shipping Instruction
Cut-off Shipping Instruction (SI) hay Details of Bill of Lading (chi tiết làm B/L) là thông tin mà Shipper (người gửi) phải gửi cho hãng tàu để họ dựa vào đó để phát hành B/L cho Shipper. Và hạn cuối cùng mà Shipper phải gửi thông tin vận chuyển cho hãng tàu chính là Cut-off S/I.
Nếu Shipper không gửi thông tin cho hãng tàu kịp thời gian quy định thì hãng tàu không kịp làm B/L và lô hàng bị “rớt lại” do không đủ điều kiện xếp lên tàu. Thông thường, hạn làm S/I sẽ từ 1-3 ngày làm việc trước ngày tàu rời cảng. Tuy nhiên, cũng có hãng tàu quy định thời gian gửi thông tin là trước 1 tuần tàu rời cảng.
2. Cut-off C/Y
Cut-off C/Y (Container Yard – Bãi container ở cảng hạ container) là thời gian cuối cùng mà người xuất khẩu phải chuyển hàng đến nơi hạ container và tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Nếu không hoàn thành một trong hai công việc này thì hàng sẽ bị “rớt tàu” và ở lại.
3. Cut-off Doc
Cut-off Doc là hạn cuối cùng mà shipper (người gửi) phải xác nhận nội dung của B/L nháp với hãng tàu. Trong trường hợp, Shipper quên xác nhận hoặc xác nhận muộn thì hãng tàu sẽ sử dụng nội dung trong S/I mà Shipper gửi để làm vận đơn gốc. Nếu Shipper muốn khiếu nại, điều chỉnh hay sửa đổi vận đơn thì sẽ bị tính phí.
4. Cut-off VGM
Cut-off VGM là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu phải gửi phiếu cân container cho hãng tàu. Theo đó, nếu không gửi phiếu cân container kịp thời gian cho hãng tàu thì hãng tàu không làm kịp B/L nên lô hàng sẽ bị “rớt tàu” và phải đợi vận chuyển ở chuyến sau.
IV. Hàng Bị Trễ Giờ Cắt Máng/Closing Time Phải Làm Gì?
Trong tình huống này, Forwarder đóng vai trò rất quan trọng vì họ có quan hệ tốt với hãng tàu và sẽ có tiếng nói tốt hơn:
Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu và muốn tự học thêm nhiều kiến thức mới trong nghề ngoài kiến thức về CLosing time hãy tham gia nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các độc giả hiểu rõ về Closing Time (Giờ cắt máng) là gì cũng như những quy định cụ thể và cách giải quyết tối ưu nhất khi lô hàng bị trễ giờ Closing Time.
- Xem thêm bài viết liên quan: Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển Với Hàng FCL Và LCL
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Closing time (Giờ cắt máng) là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
___________________________________________________
Cut-off là cụm từ được sử dụng trong lĩnh vực vận tải. Không chỉ dùng cụm từ này để biểu thị thời gian cắt máng, nhiều người còn dùng nó để diễn tả những thông tin khác. Cụ thể gồm 04 loại: Cut-off Shipping Instruction; Cut-off C/Y; Cut-off Doc và Cut-off VGM
Kinh nghiệm khi hàng bị trễ giờ cắt máng thì nên xử lý: Forwarder cần liên hệ ngay bộ phận sales của hãng tàu. Họ chính là người giúp đỡ bạn hết sức nhiệt tình bằng cách họ sẽ lưu ý với bộ phận OPS làm hàng ở cảng và tàu giúp bạn. Trong trường hợp gấp, cần xin số điện thoại của bộ phận OPS trực tiếp làm hàng ở cảng để nhờ giúp đỡ.
Em muốn chọn học lớp cô Mai với Thầy Trung học thì đăng ký học vào lịch nào vậy ad?