Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Phụ Trách Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Xã Hội

Nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là một trong những phần hành không thể thiếu của nhân viên hành chính nhân sự, thay doanh nghiệp giải quyết các chế độ cho người lao động. Vậy làm nhân viên phụ trách nghiệp vụ bảo hiểm xã hội sẽ phải làm những gì, bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết mô tả chi tiết công việc của nhân viên phụ trách bảo hiểm xã hội tại đây.

Công việc của nhân viên bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì ?

 Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau: Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các yếu tố cấu thành các chế độ BHXH Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;

  • Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

Hiện nay ở nước ta có các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

  • Chế độ ốm đau
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ bảo hiểm y tế
  • Chế độ tư tuất
  • Chế độ tai nạn lao động
  • Chế độ bệnh nghề nghiệp
  • Chức năng của BHXH   

Bảo hiểm xã hội là gì?

Vai trò của bảo hiểm xã hội với người lao động:

  • Thứ nhất, bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau, …
  • Thứ hai, bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Cụ thể họ sẽ rút phần thu nhập từng tháng của mình để dành cho những phần trợ cấp khi gặp rủi ro. Hay việc người sử dụng lao động cũng sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thành từng khoản tiền nhỏ tránh phải mất một khoản tiền lớn cho người lao động khi họ gặp nhiều rủi ro cùng 1 lúc. Ngoài ra, người lao động khỏe đóng góp cho người lao động ốm đau, người lao động trẻ đóng góp cho người lao động già.
  • Thứ ba, góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ giữa các nhóm người. Mỗi người lao động chỉ phải đóng một phần tiền nhỏ theo thu nhập nhưng với số lượng người lao động lớn sẽ tạo thành một quỹ bảo hiểm khổng lồ, giúp đỡ cho những người lao động gặp rủi ro. Hay việc người sử dụng lao động trích ra từ nguồn thu đóng bảo hiểm xã hội sẽ không phải lo lắng khi người lao động của họ gặp rủi ro.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Do đó, từ 1/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1.800.000 đồng đồng/tháng cũng sẽ làm thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 1/1/2023 đến ngày 30/6/2023 là 29.800.000 đồng/tháng.

Từ 1/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Như vậy, lương đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 1/7/2023 là 36.000.000 đồng.

Từ ngày 01/7/2024, dự kiến sẽ tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%.

Mức lương tối thiểu tháng được đề xuất tăng 200.000-280.000 đồng tùy từng vùng. Nếu được thông qua, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.

Lương tối thiểu giờ tăng tương ứng 6%, dao động 16.600-23.800 đồng. Theo đó, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 lên 18.600 đồng; vùng 4 lên 16.600 đồng.

Ai phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

* Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

(Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

III. Mô tả công việc của nhân viên bảo hiểm xã hội 

Dưới đây là liệt kê các công việc của một nhân viên bảo hiểm xã hội cần làm:

  • Thực hiện công việc báo tăng, giảm Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), Bảo Hiểm Y Tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ)
  • Lập bảng trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN hàng tháng và lập đề nghị thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN
  • Theo dõi và đối chiếu kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ -BNN (C12) hàng tháng
    Hướng dẫn NLĐ cài đặt ứng dụng VSSID để cập nhật thông tin thẻ BHYT
  • Lập danh sách khấu trừ tiền thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)
  • Lập hồ sơ giao dịch với cơ quan BHXH những lĩnh vực liên quan đến thay đổi nhân thân; cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT; Chốt sổ; gộp sổ
  • Phụ trách giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ với cơ quan BHXH.
  • Liên hệ với cơ quan BHXH, giải quyết những phát sinh trong giao dịch
  • Nhập liệu, cập nhật thông tin BHXH vào hệ thống
  • Phát sổ BHXH cho lao động thôi việc
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến BHXH cho người lao động
  • Thực hiện các báo cáo khai trình lao động, báo cáo theo quy định của Nhà nước
  •  Các công việc khác theo sự phân công của trưởng bộ phận

IV. Mức lương của vị trí này 

Nhân viên làm về BHXH là một vị trí quan trọng tại doanh nghiệp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết, biết tổng hợp và tổ chức công việc tốt. Mức lương cho vị trí này tại các đơn vị sẽ không thấp, tùy từng quy mô, mô hình doanh nghiệp, thu nhập sẽ dao động từ 8-15 triệu. Hơn nữa, về kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nghề nghiệp, cũng như cơ hội tăng lương cho nhân viên BHXH.

V. Người mới bắt đầu cần học bao lâu để làm được các nghiệp vụ bảo hiểm xã hội

Bạn là người mới bắt đầu, hiện tại cần tìm khóa học về BHXH để làm các công việc có liên quan hay nhân viên C&B muốn học thêm nghiệp vụ, có thể tham khảo Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội tại Trung tâm đào tạo Vina Train, TẠI ĐÂY:KHÓA HỌC BẢO HIỂM XÃ HỘI

Với thời lượng đào tạo từ 5-7 buổi, kiến thức đi từ cơ bản tới nâng cao, học lý thuyết kết hợp các bài thực hành thực tế, học viên có thể làm được các nghiệp vụ như một người đã đi làm. Nội dung chi tiết khóa học về BHXH của chúng tôi bao gồm:

Buổi 1: Tổng Quan Bảo Hiểm Xã Hội

  • Cung cấp tài liệu và hướng dẫn cách đọc các tài liệu liên quan đến BHXH
  • Kiến thức tổng quan về Bảo hiểm xã hội như: khái niệm, các loại hình BHXH, đối tượng tham gia, căn cứ đóng…..
  • Giới thiệu về những phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội
  • Ứng dụng các tình huống phát sinh thực tế

Buổi 2: Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội

  • Ôn lại kiến thức buổi 1
  • Các trường hợp cần phải báo tăng như tăng mới, tăng do hết thời gian thai sản, ốm đau….
  • Cách tra cứu mã số BHXH
  • Các trường hợp báo giảm lao động và lưu ý
  • Thực hành kê khai nghiệp vụ trên phần mềm VNPT như: báo tăng mới với lao động đã có mã số BHXH, chưa có mã số BHXH, trường hợp có truy thu cộng nối thời gian
  • Hướng dẫn kê khai nhanh khi phát sinh lao động
  • Thủ tục chốt sổ BHXH

Buổi 3: Kê Khai Bảo Hiểm Khai Báo Tăng Giảm

  • Ôn lại và giải đáp tình huống buổi 2
  • Hiểu về chế độ ốm đau như: điều kiện hưởng, đối tượng hưởng, thời gian hưởng, mức hưởng cho từng trường hợp
  • Cung cấp tình huống thực tế: giấy ra viện, giấy nghỉ hưởng chế độ để học viên tự trả lời
  • Hướng dẫn kê khai trên phần mềm
  • Hướng dẫn gửi hồ sơ bản cứng qua chuyển phát vnpost

Buổi 4: Tiếp Tục Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội

  • Ôn lại lý thuyết và giải đáp tình huống buổi 3
  • Hiều về chế độ thai sản như: LĐ nữ mang thai, LĐ nữ sinh con, LĐ nam nghỉ việc khi vợ sinh con, dưỡng sức
  • Cung cấp các câu hỏi thực tế để học viên trả lời
  • Chi tiết các bước khi làm thanh toán chế độ
  • Cách ứng dụng ngoài thực tế

Buổi 5: Thanh Tra Bảo Hiểm

  • Tổng hợp lý thuyết từ buổi 1 tới buổi 4
  • Hướng dẫn các tình huống thực tế như: cấp lại sổ BHXH, cấp lại thẻ BHYT, cách giảm trùng thời gian tham gia
  • Các trường hợp bị thanh tra, kiểm tra Bảo hiểm xã hội
  • Hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ

Buổi 6-7: Chuyên Sâu Về Bảo Hiểm Xã Hội

  • Giải đáp các vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội
  • Hướng dẫn xây dựng chính sách nhân sự liên quan tới bảo hiểm xã hội
  • Các kỹ năng bổ trợ nâng cao về nghiệp vụ.
  • Hướng dẫn cách hiểu luật nhanh, dễ nhớ

Trên đây là câu trả lời của Vina Train về mô tả công việc của nhân viên phụ trách nghiệm vụ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên thực tế công việc của bạn tiếp nhận sẽ còn nhiều hơn thế, vì vậy ngoài nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội nhân sự phụ trách lĩnh vực hành chính nhân sự cần biết thêm kiến thức về: hợp đồng, thuế, lương thưởng vì chúng liên quan trực tiếp tới nghiệp vu bạn sẽ phụ trách sau này.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ thì vui lòng liên hệ zalo hoặc số Hotline trung tâm để được hỗ trợ kịp thời.

Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết !

 Nguồn: Minh Thủy -tổng hợp 

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Khang says:

    chho e hỏi lúc em đi làm có hợp đồng lao động 1 năm thì cuối năm hợp đồng thì có nhận tiền từ bảo hiểm xã hội trong cty đó khoogn ạ

    3
    7
  2. Kim Ngân says:

    Trung tâm ơi, chị của em nghỉ để sinh con thì trong thời gian nghỉ việc có cần phải đóng bảo bhxh hay đóng bhyt k ạ

    0
    2
  3. Trang says:

    Dạ cho e hỏi e đóng bhxh được hơn 1 năm và bị ngắt quãng 2 tháng như trên ảnh thì e rút bhxh được bao nhiêu ạ. lương cơ bản của e là 4.400.000. Khóa học của có dạy cái này không ạ?

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *