Mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự từ A-Z

Chào trung tâm VinaTrain, mình được lãnh đạo công ty cất nhắc lên vị trí trường phòng nhân sự nhưng mình chưa từng làm qua chức vụ này nên khá băn khoăn về công việc của trưởng phòng nhân sự gồm những gì và làm sao để hoàn thành tốt các đầu việc đó? Trung tâm có thể tự vấn giúp mình chi tiết và định hướng giúp mình cần học những gì được không?.

Thu Hương – Hà Nội

Cám ơn bạn Thu Hương đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trưởng phòng nhân sự là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Không quá khi nói rằng đây là vị trí nắm giữ nguồn tài nguyên quý giá nhất của doanh nghiệp – con người.Trong chương trình đào tạo trưởng phòng nhân sự VinaTrain đã định hướng dẫn cihi tiết về công việc, chân dung trưởng phòng nhân sự, những kỹ năng và tố chất cần có để làm tốt vị trí này.  Vậy công việc của trưởng phòng nhân sự gồm những gì

Công việc của trưởng phòng nhân sự

1. Vai trò của trưởng phòng nhân sự trong tổ chức

Trước hết, chúng ta cần hiểu trưởng phòng nhân sự là ai? Trưởng phòng nhân sự (HR manager) là người quán xuyến các đầu việc liên quan đến đến nhân sự (cụ thể là tuyển dụng – đào tạo), thiết lập các chính sách, quyền lợi của từng đối tượng trong doanh nghiệp. Thêm vào đó, HR manager cũng là sợi dây liên kết các nhóm đối tượng trong doanh nghiệp, nhằm cùng hướng đến mục tiêu chung. 

Quyền hạn của trưởng phòng nhân sự: Trưởng phòng nhân sự có quyền điều hành, quản lý các phòng ban  tiến hành đánh giá và theo dõi hoạt động các phòng ban khác nhau, chức năng khác nhau trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp, quản lý các đội nhóm có liên quan đến bộ phận nhân sự các cấp dưới.

Trách nhiệm: Quản lý các bộ phận phòng ban trực thuộc khối nhân sự hoạt động hiệu quả. Đảm bảo công ty hoạt động ổn định, duy trì nề nếp văn hóa doanh nghiệp. Lên kế hoạch phân bổ nhân sự theo quyết định của cấp trên, đảm bảo các ổn định các chính sách về tiền lương, phúc lợi cho người lao động trong công ty .

Quản lý nguồn lực, đảm bảo đủ đáp ứng đủ các vị trí CBNV trong doanh nghiệp, xử lý mọi vấn đề liên quan đến nhân sự một cách hiệu quả. Đề xuất chiến lược tuyển dụng đúng người mà công ty cần, đào tạo phát triển các nhân viên

2. Công việc của trưởng phòng nhân sự là gì?

Một HR manager -Trưởng phòng nhân sự sẽ có 2 chức năng cơ bản là giám sát hoạt động của các phòng ban và quản lý nhân sự. Vì vậy, HR manager cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức như quản lý lương thưởng và phúc lợi, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, quản lý nhân viên cùng với xây dựng lộ trình đào tạo nhân sự phù hợp. Dưới đây là các đầu việc cơ bản của một trưởng phòng nhân sự:

2.1. Quản lý lương, thưởng và phúc lợi

Trưởng phòng nhân sự là người hướng dẫn và chỉ đạo chuyên viên nhân sự để quản lý việc trả lương, thưởng và phúc lợi. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự còn đảm nhiệm vai trò xây dựng kế hoạch quản lý hiệu suất và cấu trúc trả lương cho từng phòng ban trong doanh nghiệp cũng như quản lý các chế độ và chính sách của nhà nước (nghỉ sinh, nghỉ lễ,…).

2.2. Đào tạo và phát triển nhân sự

Công việc đào tạo nhân sự của HR manager bao gồm 2 mục chính là:

  • Đào tạo khi mới bắt đầu công việc
  • Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và phát triển chuyên môn

Thông qua các trưởng phòng của mỗi đơn vị trong doanh nghiệp, HR manager sẽ tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực một cách cụ thể, từ đó xây dựng nên hệ thống đào tạo và loại hình đào tạo cần thiết để cải thiện hiệu suất và hiệu quả công việc của nhân sự từng bộ phận.

Trưởng phòng nhân sự cũng giúp ban lãnh đạo phát hiện những nhân viên có tiềm năng của doanh nghiệp để tiến cử lên vị trí cao hơn. Còn với nhân viên, HR manager sẽ đưa ra lộ trình nghề nghiệp để nhân viên có hướng phát triển tối ưu nhất.

2.3. Liên kết nhân viên 

Trưởng phòng nhân sự sẽ là người cuối cùng có trách nhiệm trong chuỗi quá trình xây dựng và duy trì các quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Hoạt động này của họ thông qua các báo cáo của chuyên viên nhân sự nói riêng và phòng hành chính nhân sự nói chung.

Mục đích của công tác này là tạo một môi trường làm việc thuận lợi nhất cho nhân viên, nơi mà họ được bảo đảm các quyền lợi, đảm bảo việc khám sức khỏe định kỳ và các hoạt động như ngoại khóa, giao lưu,…. Đồng thời, HR manager cũng sẽ tiến hành giám sát môi trường làm việc và giải các quyết khiếu nại của nhân viên. 

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, trưởng phòng nhân sự sẽ là người trung gian nhằm liên hệ với cố vấn pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến kiện tụng và pháp luật của nhân viên.

Một trong những công việc của trưởng phòng nhân sự là người kết nối

2.4. Tuyển dụng nhân sự

Trưởng phòng Nhân sự sẽ là người cung cấp các giải pháp chiến lược để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Cụ thể, họ có trách nhiệm giám sát các buổi tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Đồng thời, HR manager sẽ đề xuất, tiến cử những nhân viên ưu tú và tạo điều kiện phát triển cho những người này để có được vị trí xứng đáng và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. 

2.5. Tư vấn chiến lược nhân sự cho các phòng ban, CEO và ban lãnh đạo

HR manager sẽ trực tiếp cùng với các phòng ban khác, CEO hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp để tham gia vào việc hoàn  thành các mục tiêu của đơn vị. 

Đối với một số doanh nghiệp, nhiệm vụ chính của HR manager là tư vấn chiến lược nhân sự cho các phòng ban khác, xây dựng chiến lược tuyển dụng – đào tạo nhân sự. Điều này góp phần tăng cao năng suất và thu về nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Đưa ra chiến lược là công việc của trưởng phòng nhân sự

Tham khảo tin tuyển dụng trưởng phòng nhân sự cơ bản cần phải làm:

1: Lập các kế hoạch của phòng Hành chính nhân sự

  • Xây dựng kế hoạch Nhân sự.
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức hàng năm
  • Lập KH ngân sách nhân sự

2. Tuyển dụng nhân sự

  • Tuyển dụng nhân sự các bộ phận theo KH định biên đã được duyệt.
  • Hoàn thiện thủ tục tuyển dụng đúng quy trình
  • Đào tạo hội nhập cho nhân sự

3. Quản lý/ Đánh giá nhân sự

  • Xây dựng hệ thống đánh giá công việc, năng lực và hành vi của nhân sự.
  • Đánh giá nhân sự theo định kỳ
  • Quản lý chấm công tính lương, chế độ cho nhân sự

4. Quản lý công tác hành chính

  • Xây dựng các quy định về văn thư lưu trữ và thực hiện kiểm soát
  • Cấp phát, quản lý TSCĐ, CCDC, TBVP, VPP kịp thời, không có thất thoát.
  • Tổ chức các sự kiện gắn kết, phát triển văn hóa doanh nghiệp

5. Các công việc khác theo sự phân công của cấp trên

3. Làm thế nào để hoàn thành tốt công việc của trưởng phòng nhân sự?

HR manager là một vị trí đòi hỏi trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm ở một mức độ cao hơn hẳn những vị trí khác. Vì vậy, việc tuyển dụng được một HR manager “làm được việc” thực sự khó khăn. Một hướng đi khác khả thi hơn cho các doanh nghiệp là cử những nhân viên hành chính nhân sự có tố chất theo học các khóa đào tạo HR manager.

Để hoàn thành tốt công việc trưởng phòng nhân sự cần kiến thức chuyên nghành và kỹ năng quản lý cụ thể gồm:

Kiến thức chuyên nghành:

  • Kiến thức về tuyển dụng: Lên kế hoạch tuyển dụng, setup quy trình tuyển dụng, kiến thức phòng vấn và đánh giá ứng viên trước, trong và sau tuyển dụng.
  • Kiến thức về đào tạo: Trưởng phòng nhân sự là người duyệt kế hoạch đào tạo hoặc trực tiếp lên kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng bộ phận, theo giai đoạn vì vậy cần xác định rõ mục đích đào tạo, định mức chi phí và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả đào  tạo
  • Kiến thức về tiền lương, phúc lợi: Đây là điều rất cần thiết khi kiểm soát và điều hành phòng nhân sự cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo, HRM cần có kiến thức về luật lao động, tiền lương, thuế và hợp đồng, bảo hiểm đảm bảo sự hài hòa giữa quyền lợi của công nhân viên trong doanh nghiệp với lợi ích của tổ chức trên nguyên tắc đúng luật, kịp thời, hiệu quả.
  • Kiến thức về quản trị nhân sự: Tham mưu tư vấn là công việc của trưởng phòng nhân sự phải làm vì vây vị trí này cần người có khả năng nhìn nhận đánh giá và quản trị nhân sự tốt. Điều này thể hiện trong việc xây dựng các phương án thành lập KPI, BCS, lương 3P nhằm tạo động lực cho nhân sự gắn bó với công ty và tăng năng suất lao động.
  • Một số kiến thức chuyên nghành khác: Tin học văn phòng, ngoai ngữ…

Kỹ năng cần có khi làm quản trị nhân sự: Một trưởng phòng nhân sự giỏi cần có kỹ năng giao tiếp tốt, nắm bắt vấn đề, kỹ năng lãnh đạo, giám sát, tư vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lý luận và đưa ra quyết định.

3. Thu nhập và cơ hội thăng tiến khi làm trưởng phòng nhân sự 

3.1 Mức lương của trưởng phòng nhân sự

Trưởng phòng nhân sự là vị trí mơ ước của những ai đang làm nghề nhân sự vì vị trí này có thu nhập hấp dẫn, mức lương trên 2 con số tùy vào kinh nghiệm, năng lực và quy mô doanh nghiệp…Trung bình lương trưởng phòng nhân sự các doanh nghiệp giao động từ: 13.000.000 vnđ- 20.000.000 vnđ khi làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các doanh nghiệp đã ổn định tổ chức từ 100 nhân sự trở nên trưởng phòng nhân sự có mức lương trên 20.000.000vnđ.

3.2 Cơ hội thăng tiến khi làm trưởng phòng nhân sự

Với vị trí trưởng phòng nhân sự bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp nhận cơ hội làm việc hấp dẫn tại các doanh nghiệp, tập đoàn. Trưởng phòng nhân sự sẽ là tiền đề phát triển lên các vị trí giám đốc nhân sự, chuyên gia tư vấn nhân sự, hiện tại thị trường cần rất nhiều trưởng phòng nhân sự có nghiệp vụ.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu khóa học trưởng phòng nhân sự tại Hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain, một trong những khóa học đào tạo nhân sự uy tín nhất hiện nay.

4. Khóa học đào tạo công việc của trưởng phòng nhân sự tại VinaTrain

Đến với VinaTrain, học viên sẽ được nhận một môi trường học tập hoàn hảo nhất. Người đứng lớp, trực tiếp giảng dạy chính là các chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm làm việc lâu năm. Giáo trình học được chính những chuyên gia này xây dựng kết hợp với những buổi thực hành. Hình thức học kết hợp cả online và offline.

  • Hiểu rõ trưởng phòng nhân sự cần những tố chất gì.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự và tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp của mình một cách phù hợp nhất với thực tiễn.
  • Nắm rõ các phương pháp xây dựng khung định mức, khung chương trình đánh giá năng lực và tuyển dụng nhân tài.
  • Hiểu được cách quản trị và phát triển nhân sự có tiềm năng trong doanh nghiệp.
  • Quản lý lương thưởng hiệu quả thông qua KPI, BSC…
  • Định hướng được quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách phù hợp.
  • Xây dựng các phương án xử trí rủi ro về hệ thống nhân sự.
  • Xây dựng các phương pháp đánh giá định kỳ trong kỹ năng quản lý nhân sự.

Thông tin cơ bản về khóa học

  • Tại Hà Nội: Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  • Học phí: 5.800.000 vnđ/khóa (bao gồm giáo trình, phí in chứng chỉ và VAT) – giảm 400.000 vnđ cho các học viên không lấy hóa đơn
  • Tổng thời gian đào tạo: 21 buổi (mỗi buổi kéo dài 2 tiếng)
  • Số điện thoại tư vấn: 0964.237.168
  • Mail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Tham khảo chi tiết: khóa học trưởng phòng nhân sự 

Khóa học trưởng phòng nhân sự tại VinaTrain

 

Trưởng phòng nhân sự là một vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên môn nhưng đi kèm với đó là có được nhiều cơ hội để phát triển bản thân và một mức lương đáng mơ ước.

Hy vọng rằng bài viết đã phần nào giúp Thu Hương và các bạn trẻ có mong muốn trở thành HR manager hiểu hơn về những công việc của trưởng phòng nhân sự. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và chúc tất cả sẽ thành công trên con đường mình theo đuổi.

Tổng hợp – Biên tập: Phước Thiện

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *