Làm xuất nhập khẩu cần phải biết rõ về bản chất và cách sử dụng các thuật ngữ logistics cơ bản: shipper, consignee, Seller/Vendor, buyer là. Cầm trên tay bộ chứng từ bạn phải biết rõ ai là người chuyên chở chủ hàng thực sự là ai. Cùng VinaTrain phân tích rõ hơn tại đây.
Giải thích khái nhiệm về shipper, consignee, seller, buyer trong xuât nhập khẩu
Như bạn đã thấy trên chứng từ có rất nhiều tên gọi về chủ thể hàng hóa tại hợp đồng, hóa đơn sẽ là seller/ buyer nhưng trên vận đơn, phiếu đóng gói, hoặc giấy báo hàng lại có thuật ngữ shipper/ consignee, trước hết cần phải hiểu và phân biệt được rõ như sau:
- Supplier: Nhà cung cấp, có thể là tên gọi khác của seller nhưng khi nói supplier bạn hiểu mang tính chuyên nghiệp và quy mô rộng hơn .
- Factory –Wear house: Nhà máy, kho hàng là nơi sản xuất ra hàng hóa sẵn sàng để sử dụng, người mua có thể tới trực tiếp đây để nhận hàng từ người bán hoặc có thể hiểu wear house cũng là kho của người bán.
- Seller/Vendor/ Exporter: Người bán hàng, nhà cung cấp hoặc bên xuất khẩu. thường bạn sẽ thấy nó hteer hiện trên hợp đồng ngoại thương, hóa đơn các chứng từ tài chính, chứng từu thương mại có chức năng đòi tiền xác lập quan hệ mua bán hàng hóa. Các từ này đều có ý nghĩa tương tự
- Consignor/Shipper: Người gửi hàng có thể ký hợ đông với các công ty giao nhận, hoặc hãng vận tải. chỉ chung bên làm việc với các hãng vận tải.
- Consignee (có thể viết tắt là cnee): Người nhận hàng theo hợp đồng giao nhận đại diện hợp pháp và duy nhất có quyền nhận hàng, được ghi trên vận đơn, giấy báo hàng đên, hoặc lệnh giao hàng.
- Carrier: Người chuyên chở (Công ty Vận tải, Hãng tàu, Hãng hàng không, Đường sắt…) làm dich vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất tới cảng đích.
- Forwarder: Người giao nhận vận tải làm công việc giao nhận vận tải (Freight Forwarding) được hiểu là trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển: gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói, vận chuyển giữa chủ hàng và hãng tàu trong trường hợp chủ hàng không làm việc trực tiếp với các hãng vận tải.
- Notify Party: Người được thông báo thứ 3 thể hiện trên vận đơn, hãng tàu ngoài việc thông báo với consignee trên bill thì hãng vận tải còn có trách nhiệm thông báo với người có tên trên notify party nhiều trường hợp bạn thấy sẽ là same as consignee có nghĩa là người nhận cũng làn gười được thông báo thứ 3.
- Buyer/Importer: Người nhập khẩu hoạc người mua sẽ thể hiện trên Hợp đồng ngoại thương, hóa đơn tài chính khác và đây cũng người nhận hàng cuối cùng.
- Customs: Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt và xử lý các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua quốc gia của mình.
Mối liên hệ giữa Shipper/ Seller và Consignee – Buyer
Thứ nhất để biết được ai là người múa bán thực sự ( tức là chủ hàng hóa ) cần nhìn trên hợp đồng, hoặc hóa đơn thương mai.
Bạn sẽ thấy nhiều trường hợp shipper cũng chính là seller đúng tên trên trên vận đơn do hãng tàu hoặc hãng bay cấp trong trường hợp người bán không book cước thông qua trung gian (forwarder, công ty logistics)
Trường hợp shipper là công ty FWD hoặc công ty Logistics khi họ được chủ hàng nhờ book cước với hãng vận tải Vây nên khi nhìn thông tin shipper trên bill bạn cũng chưa chắc đây là chủ hàng – tức người bán thực sự.
Consignee và buyer bạn sẽ thấy nếu người mua trực tiếp booking cước với hãng tàu nếu mua hàng tại cảng xuất hoặc nhiều trường hợp trực tiếp ra nhận hàng nếu mua hàng tại cảng nhập không cần các công ty trung gian hỗ trợ thì lúc này Buyer cũng chính là cnee.
Trường hợp nếu người mua hàng thuê FWD thì lúc nay người đứng tên trê consignee là công ty vận tải, dich vụ . Nhiều trường hợp người mua sẽ yêu cầu đưng tên trên ô notify party hoặc có thể là người bán ủy nhiệm hoàn toàn cho công ty trung gian thì họ sẽ k đứng tên trên notify party.
Hy vọng bài viết về cách phân biệt nhanh giữa shipper – seller và consignee – buyer là gì do VinaTrain trình bày sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ và tự tin nhận diện thông tin trên chứng từ một cách chính xác.
Nội dung này có nằm trong chuyên đề bộ chứng từ xuất nhập khẩu tại khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu trực tiếp và khóa học nghiệp vụ online học trực tuyến với giảng viên.
Trân trọng !
cho mình hỏi trong vận đơn theo lệnh thì tại sao người mua hàng thực tế chỉ đứng tên ở ô notify party thế add, mà thường là ngân hàng đứng ở cnee, thanks
Mình nghĩ là do liên quan đến phương thức thanh toán L/C đấy bạn. Trong phương thức thanh toán này thì ngân hàng sẽ là người tạm thời có quyền sỡ hữu hàng hoá ghi trên vận đơn, đến khi người mua hoàn thành thủ tục thanh toán thì lúc này Ngân hàng mới kí hậu chuyển nhượng vận đơn cho bên mua. Và tất nhiên người mua mới thật sự là người có nhu cầu mua lô hàng này nên chỗ thông báo hàng đến phải thông báo trực tiếp cho bên mua rui ạ.