CPT Là gì trong Xuất Nhập Khẩu, CPT Incoterms 2020 Có gì KHÁC?

3769 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
CPT Là gì trong Xuất Nhập Khẩu, CPT Incoterm 2020 Có gì KHÁC?

CPT là một trong số những điều kiện rất quan trọng trong incoterms 2020 mà hầu hết các bạn làm về xuất nhập khẩu đều phải nắm rõ, vậy CPT là gì? Điều kiện CPT trong Incoterms 2020 chi tiết ra sao? Mọi người hãy cùng Vinatrain Việt Nam tìm hiểu thêm về điều kiện CPT ( Carriage paid to ) incoterm 2020 nhé

Xem thêm: Tải toàn bộ incoterm 2020 file PDF tại đây

CPT Là gì trong Xuất Nhập Khẩu, CPT Incoterm 2020 Có gì KHÁC?
CPT Là gì trong Xuất Nhập Khẩu, CPT Incoterm 2020 Có gì KHÁC?

I. Điều kiện CPT trong Incoterms 2020 là gì?

CPT là viết tắt của Carriage Paid To trong tiếng anh, trong xuất nhập k khẩu còn được gọi là cước phí trả tới. người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở.

Điều kiện CPT được sử dụng trong tất cả các phương thức vận tải, bởi vậy, người bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đến, và rủi ro sẽ được chuyển hoàn toàn khi người bán giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. Do đó, khi hàng hoá được giao cho người vận chuyển đầu tiên, mọi rủi ro và chi phí phát sinh từ hàng hoá không có trong hợp đồng vận chuyển đã giao kết để đưa hàng hoá đến đích sẽ do người mua chịu.

II. Với điều kiện CPT thì trách nhiệm của bên bán và mua ra sao

1. Trách nhiệm của bên bán

  • Cung cấp hóa đơn, chứng từ thương mại cùng các giấy tờ liên quan đúng trong hợp đồng.
  • Có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa an toàn đến đơn vị vận tải đầu tiên tại địa điểm giao hàng vào thời gian đúng thỏa thuận.
  • Thuê và làm hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa đến cảng đến theo đúng quy định.
  • Đóng gói hàng hóa đúng cách để đảm bảo quá trình vận chuyển an toàn.
  • Làm thủ tục xuất khẩu, cũng như cung cấp các thông tin, giấy tờ để phía bên mua làm thủ tục nhập khẩu hàng.
    Thông báo cho bên mua về quá trình giao hàng cho bên vậ
  • Thông báo cho bên mua về quá trình giao hàng cho bên vận tải, cũng như cung cấp thông tin đã giao hàng an toàn.
  • Không bắt buộc phải mua bảo hiểm, nhưng cần cung cấp thông tin để bên mua chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa.

2. Trách nhiệm của bên mua

  • Chịu trách nhiệm về mọi tổn thất, rủi ro liên quan tới hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao cho đơn vị vận chuyển đầu tiên.
  • Làm thủ tục liên quan tới nhập khẩu hàng hóa
  • Thực hiện các thủ tục thông quan để nhập khẩu hàng.
  • Thông báo chính xác cho người bán về địa điểm giao hàng tại cảng đích và thời gian nhận hàng.
  • Không có trách nhiệm phải làm hợp đồng vận tải hay bảo hiểm
Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản phí tương ứng
Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản phí tương ứng

Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm

III. Một số chi phí liên quan trong Điều Khoản CPT Incoterm 2020

1. Chi phí của người bán

  • Chi phí trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu
  • Những chi phí liên quan đến việc đưa hàng tới và giao cho bên vận tải đầu tiên
  • Các chi phí đưa hàng đến cảng đích theo hợp đồng vận tải đã kí kết
  • Chi phí chuyển các chứng từ cho người mua
  • Chi phí vận tải qua các nước quá cảnh theo hợp đồng vận tải

2. Chi phí của người mua

  • Các chi phí liên quan đến hàng hóa( ngoại trừ các chi phí làm thủ tục xuất khẩu do bên bán chịu và các chi phí đã có trong hợp đồng vận tải) sau khi bên vận tải đầu tiên nhận hàng.
  • Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận chuyển về kho
  • Chi phí Local Charges tại cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả cho bên vận tải
  • Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.
  • Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu.

IV. Bảo Hiểm Hàng Hoá

Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa trong CPT Incoterms 2010. Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu, người bán phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người mua cần phục vụ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa.

V. Rủi Ro Hàng Hoá Trong Vận Chuyển CPT

Với điều kiện CPT Incoterms 2020, vấn đề chuyển giao rủi ro hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán giao hàng cho bên vận tải đầu tiên.

4. Sử dụng điều kiện CPT Incoterms 2020 như thế nào?

Điều kiện CPT thường được sử dụng trong vận chuyển hàng không và lô hàng Ro-Ro. Trong trường hợp có nhiều phương thức vận chuyển, rủi ro được chuyển nhượng khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Tất cả các điều kiện giao hàng thuộc nhóm C bao gồm CPT, người bán có trách nhiệm ký hợp đồng vận chuyển quốc tế. Địa điểm chuyển giao trách nhiệm và rủi ro sẽ được chỉ định từ phía người mua.

Người mua và nhà xuất khẩu ít kinh nghiệm phù hợp với điều kiện giao hàng thuộc nhóm F hơn, điều kiện giao hàng nhóm C lại được các nhà xuất khẩu có kinh nghiệm thích hơn. Các điều kiện giao hàng thuộc nhóm C cho phép bạn trực tiếp thương lượng với hãng vận chuyển, đồng thời tất cả tài liệu, vận đơn và thông tin cần thiết cho L/C đều được gửi từ một nơi duy nhất.

Ngoài ra, sử dụng thuật ngữ thuộc nhóm C cung cấp cho bạn nhiều quyền lợi khi đàm phán hơn, đặc biệt là khi đặt nhiều hàng hóa với hãng vận chuyển. CPT Incoterms 2020 có thể áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển, kể cả vận chuyển đa phương thức.

5. Điều kiện CPT và CIF Incoterms 2020 có gì khác nhau

Hai điều kiện CPT (Carriage Paid To) và CIF (Cost, Insurance and Freight) được sử dụng rất thường xuyên trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Mặc dù chúng có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những điểm khác nhau quan trọng. Sau đây là sự giống nhau và khác nhau giữa điều kiện CPT và CIF:

Giống nhau:

  • Đều được dùng trong mọi phương thức vận tải và vận tải đa phương tiện;
  • Tất cả chi phí và rủi ro để xin giấy phép và làm thủ tục thông quan xuất khẩu là do bên bán chịu. Bên cạnh đó sẽ hỗ trợ người mua lấy chứng từ xuất khẩu cần thiết cho quá trình nhập khẩu và quá cảnh. Còn bên phía người mua hoàn trả mọi chi phí liên quan đến lấy chứng từ tại nước xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu cho bên bán;
  • Trách nhiệm giao nhận hàng sẽ do bên vận tải đầu tiên tại nơi đích đến quy định.

Khác nhau: Vấn đề khác biệt dễ thấy nhất đó chính là về vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa

  • Điều kiện CPT: Người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa;
  • Điều kiện CIP: Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa, với mức bảo hiểm tối thiểu là bằng 110% giá trị hợp đồng hàng hóa.

Trên đây VinaTrain Việt Nam đã giới thiệu tới các bạn những thông tin chi tiết nhất liên quan tới điều kiện CPT Incoterm 2020 mới nhất. Đây chắc chắn là kiến thức mà các bạn làm về Xuất nhập khẩu sẽ phải tiếp cận rất thường xuyên trong suốt quá trình làm việc. Nếu như bạn có bất cứ câu hỏi hoặc muốn góp ý gì thêm hãy bình luận bên dưới nhé, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Phương Mai says:

    Đọc song bài viết em cơ bản đã hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa CPT trong Xuất Nhập Khẩu, CPT Incoterms 2020 rồi ạ. Cám ơn trung tâm. Hi vọng trung tâm sẽ có nhiều bài viết nghiệp vụ hơn để cho những người bắt đầu như chúng em có thể dễ hiểu được nghiệp vụ.

    0
    0
  2. Nguyễn Phượng Vân says:

    Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa trong CPT Incoterms 2010. Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu, người bán phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người mua cần phục vụ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa. Vậy chi phí mua bảo hiểm hàng hóa thì bên nào sẽ phải chịu ạ

    0
    0
  3. Minh Tú says:

    Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong CPT của Incoterm 2020 ad có thể phân tích kỹ hơn và cho ví dụ cụ thể được không ạ

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *