Hai bên ký hợp đồng ngoại thương không thể bỏ qua điều kiện về đàm phán cách thức giao hàng giữa hai bên mua bán, ảnh hưởng trực tiếp tới trách nhiệm, rủi ro và chi phí giữa các bên.Vậy thỏa thuận về điều kiện giao hàng như thế nào hợp lý, cùng tham khảo bài viết trong chuyên đề điều kiện giao hàng tại hợp đồng ngoại thương do VinaTrain trình bày tại đây.
Cách thức giao hàng quy định rõ vai trò của các bên tham gia trong giao kèo mua bán được thể hiện trên hợp đồng ngoại thương. Những nội dung cơ bản 2 bên cần đề cập gồm các thông tin sau:
Thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương
+ Thời hạn giao hàng (Time of shipment/Shipment time)
Có thời gian cụ thể để giao hàng; ví dụ: On May, 18th, 2020.
Theo điều kiện này vào chính xác thời gian nêu trên bên bán phải hoàn thiện nghĩa vụ giao hàng cho người mua tại địa điểm người mua chỉ định.
Thực tế thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương chỉ quy định thời gian cụ thể đối với hàng hóa đặc biệt, thời gian giao hàng gấp.
Thông thường với vận tải có thể xảy ra rất nhiều trường hợp khác nhau về sản xuất, thời tiết, chính sách thủ tục… nên chỉ quy định 1 khoảng thời gian cụ thể ví du:
Delivery after 35 days since singed the Sale Contract.
Những cách thức giao hàng thường sử dụng trong hợp đồng ngoại thương:
- Giao hàng trong một khoảng thời gian nào đó : March 10th to March 20th
- Hoặc cụ thể quy định giao hàng trong tháng cố định: in May,2019
- Giao hàng theo một mốc quy định nào đó sẽ ghi như sau:
Not later than August 31st 2020
To be effected latest to Nov, 31st 2020
- Ngoài ra có có cách khác là thời hạn giao hàng chỉ áp dụng khi kèm theo điều kiện nào đó
While 15 days after L/C issued date
Within 30 days after effective date of this Sale Contract
Hoặc có thể sử dụng như thế này:
Giao hàng ngay lập tức (Prompt/ immediately)
Giao hàng càng sớm càng tốt (as soon as possible)
Cách thức đàm phán điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thương cần biết
Các yếu tố cần quan tâm khi đàm phán về điều kiện giao hàng:
Cần Xác định địa điểm giao hàng (place of shipment) cần được thống nhất giữa 2 bên mua bán bạn sẽ thấy các cách sau:
– Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng
– Địa điểm giao hàng theo Incoterms kèm theo điều kiện giá cả. vd: FOB, Hai Phòng, Incoterm 2010
Phương thức giao hàng trong vận tải
– Có cho phép chuyển tải hay không( Transhipment)
Nếu từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng có ít nhất là 2 phương tiện vận tải được sử dụng, thì trường hợp này được gọi là chuyển tải. Trên hợp đồng sẽ ghi chú:
+ Allowed: được phép (chuyển tải)
+ Hoặc Not Allowed/prohibited: không được phép (chuyển tải) hay Cấm (chuyển tải)
Giao hàng toàn bộ hoặc giao từng phần chia ra nhiều lần (Partial shipment)- (Shipment by Instalment)
+ Nếu lô hàng được chấp nhận giao nhiều lần thì ghi:
Shipment by Instalment: Allowed – được phép (giao hàng nhiều lần).
+ Nếu lô hàng được chấp nhận giao hàng từng phần thì ghi:
Partial shipmen: Allowed – được phép (giao hàng từng phần).
+ Nếu phải giao hàng một lần thì chọn một trong các cách ghi: Total shipment.
Thông báo về việc giao nhận hàng (Note of shipment)
Tức là việc giao hàng này cần được thông báo cho những bên liên quan gồm những ai, các thông tin liên quan tới việc nhận hàng gồm:
- NM (người mua) thông báo cho NB (người bán)
+ Tên tàu, số hiệu của tàu, tên người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng…(nếu mua hàng theo điều kiện nhóm F).
- NB phải thông báo cho NM: toàn bộ những thông tin về việc giao hàng:
+ Số lượng và chất lượng hàng thực giao
+ Ngày xếp hàng lên tàu
+ Ngày được cấp B/L và số của B/L
+ Ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng
+ Tên tàu, số hiệu và quốc tịch tàu (nếu giành quyền vận tải)…
Về điều kiện giao hàng phải nói rõ:
+ Cảng đi, cảng đến
+ Thời gian giao hàng
+ Quy định rõ giao hàng từng phần hay toàn phần
+ Cho phép chuyển tải hay không chuyển tải (nên chọn cho phép chuyển tải)
+ Thông báo trước khi giao hàng
+ Thông báo giao hàng
III. Tiếng anh thương mại về đàm phán điều kiện giao hàng thường dùng
- Could you deliver befor the goods ahead of time? ( Bên bạn giao hàng được trước thời hạn không)
- What is your loading Port? ( Cảng bốc hàng của bạn là cảng gì)
- Delivery would be a month from receipt of your L/C
- How long it usually take you to make delirvery? ( Mất bao lâu để giao hàng)
- Could you possibly effect shipment more promptly? (Có thể giao hàng nhanh hơn được không)
- I appreciate your cooperation ( Tôi đánh giá cao sự hợp tác của ông )
- They may be delivery in a 20 days, I would tell you as soon as they are ready ( hàng sẽ được giao trong 20 ngày tôi sẽ báo ông ngay khi nó sẵn sàng)
- I could inspect good when it loading at POD
Bài viết những điều cần lưu ý khi đàm phán về điều kiện giao hàng trong hợp đồng ngoại thường thuộc chuyên đề hợp đồng ngoại thương nằm trong chương trình giảng dạy xuất nhập khâu thực tế tại VinaTrain.
Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn
Trân trọng !