Quy trình tuyển dụng hiệu quả không thể thiếu bước đánh giá nhân sự sau thử việc. Rất nhiều công ty đã bỏ qua giai đoạn này đánh giá nhân sự theo cảm tính, thiếu căn cứ định lượng, không có thông báo rõ ràng tới nhân sự. Điều này ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp, tạo tiền lệ xấu trong tuyển dụng đặc biệt với nhân viên thử việc sẽ ra đi trong ấm ức vì họ nghĩ công ty không có quy trình đánh giá nhân sự trong thử việc.
Vậy đánh giá nhân sự sau thử việc phải làm những gì, trong bài viết này trung tâm đào tạo nhân sự VinaTrain xin gửi tới bạn đọc mô tả chi tiết kèm theo biểu mẫu tham khảo. Tài liệu được trích từ nội dung đào tạo tại chuyên đề Tuyển dụng trong khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp VinaTrain đang tổ chức.
I. Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Việc Là Gì
Nhiều doanh nghiệp sẽ tuyển cùng lúc nhiều hơn 1 nhân sự cho vị trí cần tuyển, hoặc chỉ tuyển 1 nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử viêc sẽ xem xét nhấn sự có phù hợp với công việc và công ty để trở thành nhân viên chính thức không. Mỗi công ty và vị trí sẽ có tiêu chí đánh giá nhân sự khác nhau, tuy nhiên việc đánh giá nhân sự phải đảm bảo tiêu chí: Khách quan, đầy đủ trên các tiêu chí: Đáp ứng công việc ( yêu cầu chuyên môn) ; phù hợp vói văn hóa doanh nghiệp ( văn hóa giao tiếp, định hướng công việc.); yêu cầu về kỹ năng bổ trợ ( các kỹ năng vi tính, thời gian làm việc đảm bảo…) ; Tinh thần làm việc nhóm ….
Hoàn thành đánh giá thử việc, doanh nghiệp sẽ có nhận định chính xác và khách quan nhất về năng lực và tính phù hợp của ứng viên đối với vị trí mà công ty đang cần tuyển dụng.
II. Vai Trò Của Đánh Giá Thử Việc
Chị B (đã được đổi tên) chia sẻ với phòng đào tạo VinaTrain khi đăng ký khóa chuyên viên tuyển dụng:
” Công ty mình đang làm không có quy trình tuyển dụng cụ thể, cứ cần là tuyển, không phân tách rõ ràng yêu cầu từ các phòng ban, tuyển đã khó nhân sự vào làm còn mệt hơn, không có mô tả hướng dẫn việc cho các bạn nhân viên mới, hết 1 tháng thử viêc sếp gọi nhân sự và trưởng bộ phận nên hỏi nhận hay cho thôi việc. Nhiều lần như vậy mình thấy không ổn, việc đánh giá từ đại diện cá nhân khó tránh khỏi tiêu cực và không khách quan. Đúng là phải va vào rồi mới thấy việc đánh giá nhân sự sau thử việc quan trọng không kém gì tuyển dụng”.
Không chỉ riêng chia sẻ từ chị B mà nhiều nhân sự trong vị trí tương tự hoặc những bạn nhân viên bị cho nghỉ việc sau thử việc cũng đồng tình cho rằng công ty phải báo trước người lao động các tiêu chí đánh giá nhân sự khi thử việc để họ chủ động học hỏi đáp ứng, tránh tình trạng “cần thì gọi, không cần là bỏ”.
Như vậy, vai trò của đánh giá thử việc nhân sự rất cần thiết. Đánh giá nhân viên thử việc là bước quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận một cách chi tiết về ứng viên trong suốt quá trình thử việc. Việc đánh giá thử việc cũng là quá trình tổng hợp những quan sát, những chia sẻ từ chính người quản lý và đồng nghiệp của nhân viên thử việc.
Từ những nhận định vừa mang tính chủ quan, khách quan này, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định có tiếp nhận hay từ chối nhân viên thử việc. Điều này giúp nhà quản lý nhân sự có những lựa chọn dùng người phù hợp đảm bảo nguyên tắc: ĐÚNG NGƯỜI – ĐÚNG VIỆC – TRẢ LƯƠNG ĐÚNG NĂNG LỰC.
Tất yếu, việc thiếu đánh giá nhân sự sau thử việc sẽ dẫn tới những hệ luy như:
Lựa chọn sai người cho vị trí doanh nghiệp.
Lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp để đào tạo ứng viên.
Lãng phí thời gian và công sức của người lao động.
Tạo lối mòn trong quy trình tuyển dụng của công ty.
Công ty luôn định hướng phát triển chuyên nghiệp nhưng bản chất lại không chuyên nghiệp từ những việc nhỏ nhất.
III. Hình Thức Đánh Giá Nhân Sự Sau Thử Viêc
Tùy theo công việc và quy trình đang áp dụng tại công ty bạn có thể tạo ra những hình thức đánh giá khác nhau. Trong bài viết này tác giả xin được giới thiệu hai hình thức đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc đang được sử dụng phổ biến hiện nay là đánh giá bằng khảo sát và đánh giá bằng phỏng vấn trực tiếp.
1: Đánh giá nhân sự bằng việc điền khảo sát
Đây là phương pháp sử dụng bảng khảo sát, là dạng điền thông tin dành cho cả nhân viên và người quản lý/lãnh đạo doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá bằng các tiêu chí như: Khối lượng công việc, hiệu suất làm việc, hiệu quả công việc, tinh thần thái độ, việc chấp hành nội quy,… nhà quản trị sẽ đánh giá được phần thể hiện của ứng viên để đưa ra điểm số, kết quả cuối cùng.
Bên cạnh đó, nhân viên cũng tự đánh giá được kết quả công việc của mình, có cái nhìn tổng quan về vị trí đang đảm nhiệm và môi trường làm việc, tự nhận thấy mình có phù hợp với môi trường của doanh nghiệp hay không.
Ưu điểm: Chi tiết, đầy đủ các hạng mục nhân sự đánh giá và được đánh giá có thể dựa vào mẫu có sẵn để đưa ra nhận định.
Nhược điểm: Sự khác biệt trong kết quả của các mẫu biểu khác nhau từ nhân sự từng phòng ban là vấn đề phòng nhân sự phải tổng hợp để đưa ra báo cáo cuối cùng tới ban giám đốc. Ngoài ra để đánh giá bằng khảo sát công ty cần setup hệ thống biểu mẫu đầy đủ, gửi tới các phòng ban yêu cầu rõ thời gian thực hiện đánh giá và hướng dẫn cách đánh giá trên những tiêu chí được xác định.
2: Đánh giá nhân sự bằng phỏng vấn trực tiếp
So với hình thức sử dụng bảng khảo sát, hình thức phỏng vấn sẽ có nhiều điểm khác biệt. Phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên.
Ưu điểm: Hình thức phỏng vấn cũng mang lại sự thoải mái, sự trao đổi thẳng thắn giữa hai bên, tốn ít thời gian hơn. Tuy nhiên, tính khách quan được đánh giá là kém hơn so với hình thức điền bảng khảo sát.
Như vậy, từ hai hình thức trên, các nhà lãnh đạo có thể linh hoạt vừa kết hợp đánh giá bằng bảng biểu, vừa đánh giá bằng phỏng vấn để đảm bảo có kết quả khách quan, chính xác nhất đối với việc lựa chọn nhân viên thử việc vào làm chính thức.
Nhược điểm: Phỏng vấn trực tiếp mang tính cảm tính, sẽ không thu thập được những ý kiến từ nhân sự các phòng ban trực tiếp làm việc với nhân sự thử việc.
IV. Tiêu Chí Đánh Giá Nhân Viên Khi Thử Việc
Bạn có thể tham khảo tiêu chí đánh giá nhân viên sau thử việc trên nguyên tắc:
ASK: Attitude – Thái độ – Skill – Kỹ năng – Knowledge – Kiến thức
Thái Độ – Attitude:Thái độ của ứng viên là những gì thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, thể hiện qua cách tiếp nhận vấn đề, phản ứng lại với các vấn đề xảy ra trong toàn bộ quá trình thử việc. Thái độ còn là cách ứng xử với đồng nghiệp và cấp trên, cách hòa đồng với môi trường làm việc. Một nhân viên có thái độ làm việc tốt, thái độ hòa nhã với mọi người sẽ có sự thăng tiến tốt và được đánh giá cao.
Kỹ năng -Skill: Kỹ năng là tổng quan những gì thuộc về kiến thức, thao tác, khả năng biến những kiến thức thực tế thành hành động cụ thể để thực hiện công việc. Một người có kỹ năng tốt sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới, tiếp cận vấn đề nhanh và phát triển nhanh.
Kiến thức- Knowledge:Kiến thức làm việc được hiểu là năng lực tư duy, hiểu biết mà cá nhân đúc kết được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng.
Nên đánh giá tiêu chí nào quan trọng hơn? đây là câu hỏi bạn sẽ quan tâm, lời khuyên của tác giả là bạn cần xem xét vị trí đang tuyển dụng trên các phương diện:
Nếu môi trường công việc nhân viên của bạn rất hòa đồng vui vẻ: Nhân viên mới có thái độ không tốt, kỹ năng ổn và kiến thức tốt. Vậy về lâu dài họ có chịu thay đổi để phù hợp với công ty không và bạn có thực sự cần nhân viên này không. Hãy trao đổi với họ vấn đề bạn nhìn thấy, trường hợp nhân sự này cảm thấy đó là nhận định sai và họ không có ý thay đổi bạn có thể cân nhắc: Tiếp tục nhận họ trong thời gian ngắn nếu thực sự cần về lâu dài bạn cần xem xét. Đừng vì nấu 1 trách trà mà đốt cả khu rừng.
Như vậy, mô hình ASK sẽ có một khung tiêu chí đánh giá cụ thể được xây dựng căn cứ theo 3 tiêu chí cơ bản: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ tùy vào vị trí và tầm quan trọng của nhân sự tuyển dụng để cân xét tiêu chí nào quan trọng hơn.
V. Thông Báo Nhân Sự Sau Thử Việc
Sau thử việc là thời gian hồi hộp của nhân sự họ mong đợi thông báo từ công ty về kết quả được nhận vào chính thức hay tiếp tục xin việc ở công ty khác. Trường hợp nhân sự không đáp ứng nhu cầu của đơn vị hãy thể hiện thật chuyên nghiệp các viêc bạn cần làm là:
Thông báo cho nhân sự sau thử việc bằng email
Làm hợp đồng kết thúc thử việc với nhân sự
Đưa ra các tiêu chí đánh giá nhân sự sau thử việc làm căn cứ trao đổi, Tốt nhất hay để nhân sự tự đánh giá sau đó công ty đưa ra tiêu chí đánh giá của mình.
Trên đây là hướng dẫn đánh giá nhân viên sau quá trình thử việc VinaTrain gửi tới bạn đọc, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm phương án quản lý đánh giá nhân sự hiệu quả cho đơn vị. Nội dung đào tạo đánh giá nhân sự sau thử việc được đưa vào đào tạo chính thức tại khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp và khóa học chuyên viên tuyển dụng trung tâm VinaTrain đang tổ chức theo hình thức online và trực tiếp tại chi nhánh Hà Nội, Hồ Chí Minh bạn đọc quan tâm có thể tham khảo.
Bài viết rất hay, tôi muốn đăng ký khoá tuyển dụng nhờ trung tâm tư vấn giúp