Đi Thẳng Và Chuyển Tải Là Gì? Phân Biệt Lô Hàng Đi Direct Và VIA

2456 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Tìm hiểu về hàng đi thẳng (Direct) và hàng chuyển tải (Via) trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Bạn đang tìm hiểu về phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế nhưng chưa biết rõ nhà vận chuyển (Carriers) sẽ vận chuyển theo hai cách đó là Đi thẳng (Direct) hay Chuyển tải (Via). Trong bài viết này VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Chuyển tải (Via) và Đi thẳng (Direct) và cách phân biệt chúng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bài viết về Đi thẳng và chuyển tải được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm Đi Thẳng (Direct) Và Chuyển Tải (VIA) Là Gì?

1. Lô hàng đi thẳng (Direct) là gì?

Lô hàng đi thẳng/Hàng trực tiếp (Direct) có những đặc điểm như sau:

  • Lô hàng được người vận chuyển (Carrier) vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất.
  • Lô hàng đi thẳng không nhất thiết phương tiện chở nó phải đi một mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích. 
  • Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà phương tiện đó có thể dừng ở nhiều chặng (thời tiết xấu, chặng di chuyển quá dài, tiếp nhiên liệu,…). Điều tiên quyết xác định một lô hàng đi thẳng là lô hàng được xếp lên tàu nào thì khi đến cảng đích, hàng sẽ được dỡ từ chính con tàu đó.

Ví dụ: Công ty Megahome Việt Nam có một lô hàng đồ gia dụng tại Cảng Cát Lái xuất khẩu bằng đường biển cho Công ty ABC tại Singapore. Công ty Megahome chọn hãng tàu ONE để vận chuyển lô hàng. 

Vì vị trí địa lý khá gần, lô hàng của Megahome sẽ được xếp lên một con tàu của hãng tàu ONE tại Cảng Cát Lái và đi thẳng một mạch tới Singapore mà không phải chuyển hàng sang bất kỳ tàu nào khác.

2. Lô hàng chuyển tải (Via) là gì?

Lô hàng chuyển tải (Via) có những đặc điểm như sau:

  • Lô hàng của bạn được vận chuyển bằng nhiều hơn một phương tiện.
  • Nguyên nhân là do phương tiện vận chuyển không thuận tiện cho việc chuyển thẳng hàng hoá đến điểm đích (cảng đích quá bé, cảng khởi hành quá bé…) hoặc lượng hàng thực tế không đủ để đi thẳng đến cảng đích…
  • Vì nhiều nguyên nhân khác nhau kể trên, phương tiện vận chuyển dừng tại một điểm thuận tiện (cảng, nhà ga,…) và chuyển lô hàng một hoặc nhiều lần sang phương tiện khác cùng loại rồi từ đó mới tiếp tục tới cảng đích. 
  • Mục đích của việc chuyển tải hàng hóa là nhằm tối đa hoá lợi nhuận của các nhà vận chuyển.

Ví dụ: Công Ty Megahome (VN) có một lô hàng đồ gia dụng từ Cảng Cát Lái xuất khẩu bằng đường biển cho Công Ty ABC tại Nigeria. Để chuyển được lô hàng này tới đối tác, Megahome thuê hãng tàu ONE vận chuyển lô hàng trên.

Tuy nhiên, trên thực tế, không có hãng tàu nào cung cấp dịch vụ kết nối các cảng trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, hãng tàu ONE cũng không ngoại lệ. Điều này là do việc vận chuyển sẽ tốn quá nhiều thời gian để ghé qua hết các cảng, ảnh hưởng tới thời gian giao hàng của khách. Chưa kể tới việc vận hành như thế gây ra quá nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự an toàn cũng như tuổi thọ con tàu.

Hiện nay, tại Việt Nam, vì lượng hàng giữa hai đầu quá ít, chưa có hãng tàu nào cung cấp tuyến đi thẳng (Direct) từ Cảng Cát Lái (VN) đến Nigeria cả. Trong trường hợp này, hãng tàu ONE sẽ kết hợp các chặng của các tuyến khác nhau sẵn có để vận chuyển hàng đi điến điểm đích. 

Giả dụ là tuyến C và D. Tuyến C có đi qua Cát lái và tuyến D có đi tới cảng chỉ định tại Nigeria. Cả hai tuyến đều có một chặng chung là Singapore 

Bằng cách kết hợp này, lô hàng của Megahome sẽ được tàu đầu tiên vận chuyển từ Cát Lái tới Singapore, tại đây, hàng được chuyển tải sang một tàu khác, rồi từ đó khởi hành trực tiếp tới Nigeria.

Như vậy, dù ban đầu hàng được bốc tại cảng khởi hành lên tàu nọ thì khi dỡ hàng tại cảng đích, hàng nằm trên tàu kia. Việc chuyển tải hàng hóa có thể diễn ra nhiều hơn một lần tại nhiều điểm nhau tùy vào các tuyến có sẵn hãng tàu có thuận tiện hay không.

 

Phân biệt hàng đi thẳng (Direct) và hàng chuyển tải (Via)
Phân biệt hàng đi thẳng (Direct) và hàng chuyển tải (Via)

Xem thêm video hướng dẫn lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu:

II. Ưu Và Nhược Điểm Của Đi Thẳng (Direct) Và Chuyển Tải (Via)

Khi vận chuyển hàng hóa, bạn sẽ băn khoăn không biết nên chọn đi thẳng (Direct) hay chuyển tải (Via)? Hãy xem xét các ưu và nhược điểm của chúng thông qua các tiêu chí để lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế lô hàng của bạn nhé!

Tiêu chí Đi thẳng (Direct) Chuyển tải (Via)
Thời gian Thời gian vận chuyển ngắn Thời gian vận chuyển dài vì phải chuyển tải
Chi phí với POL gần POD

POL (Port of Loading) – Cảng xếp hàng.

POL là nơi hãng tàu nhận hàng để xuất. Và tùy vào việc thanh toán bằng LC hay TT mà yêu cầu hãng tàu để thể hiện cho phù hợp hoặc book tàu cho đúng yêu cầu LC.

POD (Port of Discharge) – Cảng dỡ hàng/cảng trung chuyển/cảng đích.

Thấp Cao
Chi phí với POL xa POD Cao Thấp
Số lần xếp dỡ 1 lần Nhiều lần
Sự linh hoạt Kém linh hoạt vì có khá ít tuyến đi thẳng Linh hoạt vì có nhiều cách chuyển tải tại nhiều điểm khác nhau
Số lượng Ít Nhiều

III. Điều Kiện Để Trở Thành Cảng Trung Chuyển (Cảng Chuyển Tải)

Các cảng chuyển tải lớn trên thế giới như Rotterdam, Hong Kong, Singapore,… đều có những lợi thế nhất định như:

Vị trí địa lý:

  • Gần các tuyến vận chuyển chính trên thế giới
  • Thuận tiện trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
  • Cửa ngõ kết nối hàng hóa đường biển – đất liền

Cơ sở hạ tầng:

  • Cảng nước sâu
  • Có CY – container yard lớn
  • Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước,…
  • Hệ thống giao thông kết nối các cảng và đất liền tốt

Vận hành:

  • Chi phí vận hành thấp
  • Năng suất cao
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về đi thẳng (Direct) và chuyển tải (Via) trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Đi thẳng và chuyển tải là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_______________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *