Điều kiện FOB ( FREE ON BOARD ) Là Gì, Vận Dụng THỰC TẾ Trong Mua Bán

14206 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

FOB-Free on board là quy tắc giao nhận được sử dụng nhiều trong các phiên bản incoterms 20102020. Ứng dụng thực tế của điều kiện FOB được sử dụng trong giao nhận vận tải hàng hoá đường biển và thuỷ nội địa. Vậy điều kiện FOB là gì, khi nào nên mua, bán hàng hoá theo quy tắc FOB mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết do trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain trình bày.

Trong các hợp đồng mua bán quốc tế, FOB là một trong những điều kiện Incoterms được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không hiểu kỹ về các điều kiện này dù bạn là doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu đều có thể gặp rủi ro trong thương mại quốc tế.

Điều kiện FOB (free on board) là gì
Điều kiện FOB (free on board) là gì  

I. Khái niệm FOB (free on board là gì)

FOB – Free On Board (giao hàng lên tàu) có nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu lên tàu tại cảng xuất do người mua chỉ định. FOB là  một trong 3 điều kiện thuộc nhóm F gồm (FCA ; FAS và FOB) được sử dụng phổ biến vì tối ưu rủi ro cho người mua tại nước xuất khẩu. 

Điều kiện FOB (Free on board) sử dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa, nơi giao hàng của người bán là trên boong tàu tại cảng xuất nên 2 bên mua bán có ý định giao hàng tại cảng xuất hoặc chỉ cần đặt hàng tại chân phương tiện ở cảng xuất có thể cân nhắc điều kiện FCA  (giao hàng tại cảng) hoặc FAS ( giao hàng tại chân phương tiện).

  • Cách viết: FOB + [Cảng giao hàng quy định] + Phiên bản Incoterms
  • Ví dụ: FOB, Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020 (Điêu kiện này sẽ hiểu là người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu lên boong tàu tại cảng xuất là hết trách nhiệm.)

 So Sánh Điều Kiện FOB trong incoterms 2010 và incoterms 2020

  • Trong Incoterm 2010, quy định hàng hóa không được vận chuyển trong container nếu sử dụng điều kiện FOB. Đối với hàng hóa vận chuyển trong container sẽ được quy đổi sang các điều kiện tương ứng khác là FCA.
  • Trong Incoterm 2020 cho phép điều kiện FOB có thể áp dụng khi vận chuyển hành hóa trong container

Để giao được hàng lên boong tàu tại cảng xuất Cát Lai, người bán phải làm những gì cùng đọc những thông tin thể hiện bên dưới: 

II. Trách nhiệm khi mua bán FOB (Free On Broad)

Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều kiện FOB
Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều kiện FOB

Một lô hàng để đi từ kho người bán tới kho người mua 2 bên mua bán sẽ cùng phân chia trách nhiệm như sau:

Trách nhiệm thực hiện trong điều kiện FOB Người bán Người mua
Sản xuất đóng gói hàng hóa theo thỏa thuận ghi nhận trên hợp đồng ngoại thương     √
Vận chuyển hàng hóa từ kho người bán tới cảng xuất tập kết chờ bốc hàng lên phương tiện vận chuyển     √
Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, và những giấy phép khác theo yêu cầu của người mua      √
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu tại cảng xuất, phát hành bộ chứng từ gồm: hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói hàng hóa ….     √
Bốc hàng đã thông qun xuất khẩu giao thành công trên boong tàu  ….     √
Thuê vận tải quốc tế trở hàng từ cảng bốc hàng (port of loading) – Cảng dỡ hàng (port of discharge)      √
Mua bảo hiểm vận tải quốc tế từ cảng bốc tới cảng dỡ (nếu có)     √
Chuẩn bị giấy phép làm thủ tục thông quan nhập khẩu      √
Vận tải nội địa từ càng nhập về kho mở hàng      √
Nhập kho tiêu thụ hàng hóa      √

III. Phân chia về chi phí trong điều kiện FOB (Free On Broad)

Khi ký hợp đồng giao dịch điều kiện FOB dựa vào trách nhiệm của mình 2 bên mua bán sẽ chịu những chi phí sau:

2.1 Chi phí người bán phải chịu

  • Chi phí đóng gói hàng hóa (chi phí bao bì đóng gói hàng hóa theo yêu cầu)
  • Thông quan xuất khẩu: (Bao gồm tiền thuế, phí và lệ phí đầu xuất)
  • Vận chuyển hàng hóa đến cảng biển theo quy định (chi phí vận tải nội địa từ kho tới cảng xuất, chi phí bốc xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận để trở hàng tới cảng bốc).
  • Liên quan đến việc bốc xếp hàng hóa trước khi lên tàu (Các chi phí Local charge đầu xuất người bán phải trả như: THC; LO.LO; DOC…)
  • Các chi phí liên quan tới việc chuẩn bị giấy phép (Giấy phép xuất khẩu và giấy phép gửi cho người mua theo yêu cầu đề thông quan nhập khẩu)
  • Chi phí thanh toán: Các chi phí liên quan tới khâu thanh toán quốc tế sử dụng phương thức thanh toán quốc tế cho ngân hàng đâu xuất

Những chi phí này sẽ được người bán tổng hợp vào giá thành tạo nên giá bán FOB. Tuy nhiên nếu bạn chỉ liệt kê các chi phí này vào giá bán sẽ chưa chính xác. Khi tính giá bán FOB người bán cần tổng hợp thêm một số chi phí cố định khác như:

  • Giá tại xưởng của sản phẩm
  • Chi phí cố định cho nhân viên
  • Chi phí  dự phòng cho những tổn thất không mong muốn
  • Tỉ suất lợi tức kỳ vọng mà người bán mong muốn.

2.2 Chi phí người mua chịu khi mua hàng giá FOB

  • Ký kết hợp đồng vận tải (Chi phí vận tải quốc tế từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng)
  • Chi phí bảo hiểm nếu có ( trường hợp người mua muốn mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển sẽ bỏ thêm chi phí mua bảo hiểm hàng hóa sau khi tiếp nhận rủi ro từ người bán)
  • Chi phí thông quan nhập khẩu: (Tiền thuế nhập khẩu, thuê dịch vụ thông quan nhập khẩu…)
  • Chi phí khai thác tháng tại cảng nhập và tại kho (Chi phí bốc xếp hàng từ trên tàu xuống cảng nhập, và bốc lên phương tiện vận tải về kho đây là những chi phí LCC đầu nhập như: D/O; THC; VSC; LO.LO, CIC…., chi phí bốc xếp hàng.)
  • Chi phí vận tải nội địa (thuê phương tiện vận tải từ cảng nhập về kho)
  • Chi phí liên quan tới việc nhập kho tiêu thụ ( thuê kho bãi, thuê nhân công bốc xếp, khai thác hàng)

Ngoài ra người mua cần chuẩn bị các các chí phí khác khi mua hàng giá FOB cần tính vào giá mua gồm:

  •  Chi phí dự phòng phát sinh khi mua hàng
  •  Chi phí liên quan tới khâu thanh toán (trả phí giao dịch cho ngân hàng, chi phí lãi vay, thay đổi tỉ giá nếu có…)
  •  Phân bổ chi phí cố định cho lô hàng nhập khẩu

IV. Rủi ro khi mua hàng nhóm FOB (free on board)

Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng thuộc nước người bán theo quy định trong hợp đồng.  Ví dụ doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB, Cát Lái incoterms 2020 điểm phân chia rủi ro theo điều kiện incoterms này như sau:

Người bán chịu rủi ro Nơi chuyển giao rủi ro Người mua chịu rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro cho tới khi giao hàng an toàn lên boong tàu tại cảng xuất do người mua chỉ định Trên boong tàu tại cảng xuất Chịu rủi ro từ khi hàng được giao trên boong tàu tại cảng xuất – mang hàng về kho tiêu thụ

4.1 Rủi ro khi bán hàng với điều kiện FOB

Dựa theo quy định trong điều kiện FOB, cho dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao container ở ICD hay cảng biển lớn, khi nào hàng hóa nằm trên tàu thì người bán mới hết trách nhiệm chịu mọi rủi ro. Cụ thể là trong trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ Container hàng ở ICD, đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển vì chính hãng tàu còn người bán thì không thể nào kiểm soát được rủi ro về hàng suốt quãng đường này.

 Nếu chẳng may có xảy ra rủi ro không mong muốn thì người bán phải chịu trách nhiệm chứ không phải là người mua. Hiểu đơn giản, hãng tàu (do người mua thuê) gây ra lỗi lầm vận chuyển từ ICD ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao nhưng người bán phải gánh chịu thiệt hại này. Do đó, cần chú ý, nếu người bán giao hàng bằng Container, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở ICD kiểu như trên thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện FCA thay vì dùng FOB để có thể kết thúc trách nhiệm ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu tại ICD.

4.2 Rủi ro khi mua hàng điều kiện FOB

Người mua nên quản tri rủi ro bằng việc mua bảo hiểm hàng hóa từ khâu vận tải quốc tế, tùy theo nhu cầu người mua sẽ lựa chọn hình thức mua bảo hiểm phù hợp với mặt hàng của mình theo phân loại bảo hiểm theo định mức A, B,C.

Ví dụ: Ở điều kiện này, hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa lên tàu. Tức là đoạn rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến khi hàng hóa được lên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Do đó, người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.

Tuy nhiên,với những mặt hàng giá trị thì việc mua bảo hiểm vận tải không giải quyết triệu để rủi ro từ phía người mua vì vậy nên mua với các điều kiện nhóm D như: DAT; DAP.

V. Hướng Dẫn Tính Giá FOB, Khi Mua Bán Hàng Hoá

Để tính giá mua, bán hàng hoá theo điều kiện FOB trong incoterms bạn cần xác định rõ các tiêu chí sau:

  • Nơi giao hàng theo điều kiện FOB ở đâu.
  • Nơi chuyên giao rủi ro ở đâu
  • Trách nhiệm người bán phải làm là gì để giao hàng tới nơi chỉ định, người mua phải làm những gì để nhận hàng từ đó mang về kho.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn VINATRAIN xin đưa ra công thức tính giá FOB có thể tham khảo như sau:

Giá bán FOB = Giá tại xưởng + Chi phí đóng gói hàng hoá + Chi phí vận tải từ kho tới cảng bốc + Chi phí thông quan xuất khẩu + Chi phí bốc xếp hàng lên tàu + Thuế xuất khẩu + Chi phí giấy phép + Chi Phí khác( thanh toán, dự phòng) + tiền lãi dự kiến.

Giá Mua FOB = Giá bán FOB + Chi phí vận tải quốc tế từ POL-POD + Chi phí thông quan nhập khẩu + thuế nhập khẩu + Giấy phép (nếu có)+ Chi phí thanh toán qua ngân hàng + chi phí vận chuyển nội địa về kho + Chi phí khai thác hàng + Phí dự phòng phát sinh.

Ví dụ thực tế: Một lô hàng xuất khẩu điều kiện FOB, Shang Hai, ChiNa incoterms 2020. Cảng dỡ hàng tại Hải Phòng, Việt Nam số lượng 1*20DC  sẽ được tính như sau:

Stt Danh mục chi phí Thành tiền

(USD)

 Người thanh toán Tính giá
1 Giá tại xưởng 100.000

 Người bán

  Người mua

Giá bán FOB

101.185 USD




2 Chi phí đóng gói hàng hoá tại nước xuất khẩu 100  Người bán
3 Vận tải nội địa từ kho tới cảng bốc Shang Hai,China 200  Người bán
4 Thông quan xuất khẩu tại cảng bốc Shang Hai 100  Người bán
5 LCC tại cảng bốc hàng Shang Hai, ChiNa 350  Người bán
6 Chi phí thanh toán quốc tế qua ngân hàng tại nước xuất khẩu 85  Người bán
7 Lãi dự kiến khi bán hàng điều kiện FOB 450  Người bán
8 Cước vận tải quốc tế 120   Người mua

Giá Mua FOB

104,450.00 USD

9 Chi phí thông quan nhập khẩu tại Hải Phòng, Việt Nam 80   Người mua
10 Tiền thuế nhập khẩu tại Việt Nam 3500   Người mua
11 Chi phí vận tải từ cảng Hải Phòng về kho Hà Đông 300   Người mua
12 Chi phí bốc xếp hàng hoá tại Hà Đông 65   Người mua
13 Chi phí chuẩn bị giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam 180   Người mua
14 Chi phí thanh toán quốc tế qua ngân hàng nhập khẩu 205   Người mua

VI. Có nên mua, bán hàng hoá với điều kiện FOB không?

Việc lựa chọn điều kiện mua hàng phù hợp với incoterms sẽ giúp 2 bên mua bán tối ưu chi phí và kiểm soát rủi ro. Vì vậy, trong vai trò người bán hoặc người mua bạn cần lưu ý lựa chọn điều kiện FOB phù hợp.

Người bán nên bán hàng FOB (Free on board) Người mua nên mua hàng FOB (Free on board)
  • Người bán chưa có kinh nghiệm thuê vận tải quốc tế, hoặc chưa mua được giá cước tốt
  • Người bán muốn tập trung vào việc sản xuất chưa tập trung giao nhận vận tải
  • Người bán chưa có kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu thực tế
  • Đã có kinh nghiệm trong giao nhận vận tải quốc tế, mua được cước vận tải giá giẻ
  • Người mua là trung gian mua bán 3 bên mua từ người bán A nhưng lại giao cho người mua C, không muốn trở hàng về nước mình để giảm chi phí vận tải
  • Người mua có kinh nghiệm quản trị mua hàng trong xuất nhập khẩu

Nếu bạn cần nguồn tài liệu hữu ích về xuất nhập khẩu, hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu do VinaTrain tổ chức, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 11.000 thành viên nhận tài liệu hay về xuất nhập khẩu mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có cơ hội nhận được học bổng áp dụng theo từng tháng do trung tâm VinaTrain tổ chức:

NHÓM TỰ HỌC XUẤT NHẬP KHẨU

Trên đây là những chia sẻ của VinaTrain gửi tới bạn đọc với chủ đề “Phân tích điều kiện FOB trong Incoterm, ứng dụng thực tế”. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức hữu ích cho lộ trình học tập sắp tới của mình. 

Nội dung đào tạo về quy tắc giao nhận FOB (Free on Broad) nằm trong chương trình đào tạo xuất nhập khẩu thực tế do Hệ Thống Đạo Tạo Nghề VinaTrain tổ chức. Hiện tại, chúng tôi có các khoá học nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc về xuất nhập khẩu như: Khai báo hải quan, xuất nhập khẩu thực tế, mua hàng.… được tổ chức online và trực tiếp bạn có thể tham khảo.

Liên hệ với VinaTrain theo hotline: 0964.237.168 

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics


HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Thảo Anh says:

    Supplier bên Sing bán cho khách hàng ở VN theo term FOB SING , vận chuyển qua Fedex, supplier book vận chuyển bằng account của bên mua và bên mua là bên thanh toán phí vận chuyển. Trong trường hợp Fedex đầu Sing báo hàng bị thất lạc (hàng chưa on plane) thì bên nào sẽ là bên claim vận chuyển, và chịu rủi ro vận chuyển này ạ?

    0
    0
  2. Tiến Minh says:

    Trong điều kiện FOB, khi và nơi nào chịu trách nhiệm chuyển giao và chi phí vận chuyển từ người bán sang người mua? Giải thích giúp em ạ

    0
    2
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Hạnh nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
      Thời gian thanh toán tiền cho bên bán trong điều kiện FOB không được quy định cụ thể trong Incoterms 2020. Thời gian thanh toán tiền sẽ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
      Tuy nhiên, thông thường, thời gian thanh toán tiền trong điều kiện FOB sẽ được quy định như sau:
      – Thanh toán ngay sau khi nhận được hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác từ người bán.
      – Thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác từ người bán.
      – Thanh toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác từ người bán.

      2
      0
  3. Minh Thư says:

    Tổng chi phí trong quá trình vận chuyển thường là như nhau đối với các điều kiện giao hàng khác nhau nhưng có một số điều kiện giao hàng nhất định như CIF hay CFR có phí vận chuyển rất thấp . Tại sao lại như vậy ạ ? khoá học bên VINA TRAIN có học chuyên sâu và áp dụng vào thực tế nhiều không ạ mn cho em tham khảo

    0
    0
  4. Nguyễn Lê Vân says:

    chào ad, mình đang phân vân về cách tính giá FOB, liệu có khóa học nào bên trung tâm dạy về FOB ko ạ? tư vấn em với

    0
    0
  5. Thùy Dương says:

    Điều kiện FOB có lợi cho bên bán hay bên mua nhiều hơn ạ? có khóa nào dạy kĩ về các điều kiện incoterms k ad ơi

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *