Để làm thủ tục thông quan một lô hàng qua biên giới, các doanh nghiệp phải thực hiện việc khai báo tờ khai hải quan, các số liệu và chứng từ được nhập vào phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS, sau đó được truyền đến cơ quan hải quan thông qua môi trường internet, hải quan tiếp nhận và xử lý số liệu như kiểm tra, cấp số, phân luồng thông qua hệ thống tự động điện tử, sau đó bạn sẽ xuất tờ khai từ phần mềm ra để là thủ tục thông quan tại chi cục.
Đọc hiểu tờ khai hải quan nhập khẩu là một kỹ năng quan trọng để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các quy định hải quan khi nhập khẩu hàng hóa. Dưới đây, VinaTrain sẽ hướng dẫn đọc các thông tin trên một tờ khai hải quan hàng nhập.
Bài viết được xem nhiều: Khóa học khai báo hải quan
I. Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Là Gì ?
Tờ khai hải quan điện tử (Customs declaration form): Tờ khai hải quan là 1 form được thiết kế sẵn theo quy định của pháp luật hải quan, trong đó người khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục I Ban hành kèm
Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Thay thế Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
II. Hướng Dẫn Cách Đọc Hiểu Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Nhập Khẩu
Trong một tờ khai nhập khẩu có ít nhất là 3 trang tối đa 52 trang, trong đó 2 trang đầu sẽ thể hiện những thông tin chung và quan trọng nhất của một lô hàng nhập khẩu, bắt đầu từ trang số 3, mỗi trang sẽ thể hiện thông tin chi tiết về từng lô hàng.
Ví dụ: Lô hàng nhập về có 10 sản phẩm khác nhau thì tờ khai nhập khẩu sẽ có 12 trang. Trong đó có 2 trang đầu thể hiện thông tin chung quan trọng nhất, 10 trang sau thể hiện thông tin, mô tả chi tiết cho từng loại sản phầm thể hiện trên invoice.
1.Thông tin tổng quan của tờ khai hải quan hàng nhập
Dòng số 1 đến dòng số 8 sẽ thể hiện những thông tin tổng quan, những nội dung này sẽ được lập đi lặp lại ở đầu mỗi tờ khai.
- Dòng Số 2 và 3: Thể hiện tên loại tờ khai: Tờ Khai Hàng Hóa Nhập Khẩu (Thông Quan) thể hiện là hàng hóa đã được cơ quan hải quan thông quan
- Dòng 4: Số tờ khai là một dãy số gồm 12 số, mã số này người khai báo không tự điền điền được mà phần mềm tự động cập nhật khi tiến hành khai báo hải quan. Lưu ý: số cuối cùng của Số tờ khai, thể hiện số lần bạn khai hoặc sửa tờ khai, số này sẽ chạy từ 0 đến 9, như vậy, một tờ khai hải quan được sửa tối đa 9 lần.
- Dòng 5: Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: Thông tin này được hiển thị khi tờ khai đang khai có mã loại hình được chọn là loại hình tái nhập, với các loại hình khác thì không thể hiện thông tin. Nếu có, người khai sẽ nhập vào số tờ khai tạm xuất ( đã được thông quan trước đó) của lô hàng sẽ tái nhập trên tờ khai đang khai này. Đồng thời khi nhập chi tiết hàng tái xuất trên danh sách hàng tờ khai cần chỉ rõ số dòng hàng tương ứng trên tờ khai tạm xuất đã chọn.
- Dòng 6: Mã phân loại kiểm tra/phân luồng tờ khai hải quan: Mã phân loại kiểm tra thể hiện sự phân loại luồng về hàng hóa nhập khẩu của công ty bạn
Số 1: Thuộc luồng xanh: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiếm tra thực tế hàng hóa
Số 2: Luồng Vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng không phải kiểm tra chi tiết hàng hóa
Số 3: Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và hàng hóa thực tế
- Dòng 6: Mã loại hình: Thể hiện mục đính nhập khẩu, là mã loại hình nào theo quy định của pháp luật (Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu theo quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 về việc ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng). Ví dụ: KD01-Nhập kinh doanh thì bây giờ mã tương ứng là A11, NSX01 – Nhập nguyên phụ liệu sản xuất xuất khẩu thì tương ứng là E31, NGC01 – Nhập gia công thì tương ứng là E21.
Bên canh Mã Loại hình còn thể hiện 2 thông số
Thông số về Mã hiệu phương thức vận chuyển: Thể hiện phương thức vận chuyển hàng hóa từ nước xuất khẩu về Việt Nam
Mã phân loại được giải thích chi tiết như sau:
|
Thông số về Phân loại cá nhân/ tổ chức: tùy theo tính chất giao dịch thể hiện cụ thể như sau
|
Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: Thể hiện mã hs code chính của các loại mặt hàng trên tờ khai
- Dòng 7:
Tên cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: Khi truyền tờ khai trên hệ thống, hệ thống sẽ tự động xác định mã các chi cục hải quan đăng ký tờ khai. Tùy thuộc công ty thuộc khu vực nào thì đăng ký cơ quan hải quan cho phù hợp
Mã bộ phận tiếp nhận tờ khai :nhằm chỉ rõ tờ khai của bạn được gửi đến bộ phận cấp đội thủ tục nào của chi cục Hải quan mà bạn đã chọn ở mục cơ quan hải quan đối với trường hợp chi cục có nhiều đội thủ tục khác nhau. Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS.
- Dòng 8: Ngày đăng ký: Thể hiện ngày giờ truyền tờ khai chính thức
Ngày thay đổi đăng ký là ngày đăng ký lại: Trong trường hợp đã truyền tờ khai rồi nhưng có sai sót mà muốn khai sửa thì nó sẽ thể hiện ngày sửa tại đây
Thời hạn tái xuất khẩu: Trường hợp mở tờ khai theo loại hình tạm nhập thì căn cứ quy định về thời hạn hàng tạm nhập được lưu tại Việt Nam tương ứng để nhập ngày hết hạn theo định dạng ngày/tháng/năm.
2. Thông tin về doanh nghiệp/cá nhân nhập khẩu và doanh nghiệp/cá nhân xuất khẩu
- Dòng 9-20: Thông tin của người nhập khẩu lô hàng
Người nhập khẩu là thông tin đơn vị đang khai tờ khai nhập khẩu, thông tin này sẽ được chương trình lấy tự động khi bạn đăng ký thông tin doanh nghiệp trong lần đầu chạy chương trình. Hoặc bạn chỉ cần nhập vào Mã số thuế, các thông tin về tên, địa chỉ sẽ do hệ thống tự động trả về.
- Dòng 21-27: Thông tin Người xuất khẩu: Thông tin đối tác, thông tin được thể hiện theo thông tin trên hợp đồng
Lưu ý: Khi nhập thông tin đối tác cần lưu ý nhập vào dạng chữ in HOA không dấu. Ví dụ SAMSUNG ELECTRIC CO.,LTD VIETNAM, nếu bạn nhập là : Công ty TNHH Điện tử SamSung Việt Nam thì khai báo lên hệ thống sẽ không chấp nhận và trả về thông báo lỗi.
3. Thông tin Vận đơn
- Dòng 30 Số vận đơn: Số vận đơn được nhập theo định dạng: Mã Scac code + số vận đơn, trong đó mã scac code là mã của nhà vận chuyển ví dụ số vận đơn: CMF902019. Nếu là vận đơn gom hàng hàng không thì có thể nhập tối đa 5 số vận đơn
. Bên cạnh là đơn vị tính: CS: thùng, BX: hộp,…. (Tham khảo bảng “Mã loại kiện” )
- Dòng 37: Trọng lượng hàng hóa : Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển)
Mã đơn vị tính của tổng trọng lượng hàng theo chuẩn UN/ECE
Ví dụ: KGM: kilogram TNE: tấn LBR: pound. Trường hợp nhập mã đơn vị tính khác LBR, xuất ra mã trọng lượng đơn vị tính. – Trường hợp nhập là “LBR” (pound), xuất ra KGM.
Lưu ý: Hai thông tin này phải thể hiện đúng với thực tế, phải khớp với các chứng từ khác như invoice, packing list và bill.
Địa điểm lưu kho: Thể hiện thông tin về việc khi nhập khẩu về thì hàng sẽ được lưu ở kho này
Ví dụ: hàng hóa được lưu kho chờ thông quan tại địa điểm ‘CTY CP DVHH NOI BAI’ chịu sự giám sát của Hải quan nội bài bạn chọn mã là ’01ABA02′.
Phương tiện vận chuyển: Là phương tiện vận chuyển căn cứ vào chứng từ vận tải: B/L, AWB,…
Lưu ý:
- Nhập tên tàu trong trường hợp vận chuyển bằng đường biển/sông.
- Nếu không nhập liệu, hệ thống sẽ tự động xuất ra tên tàu đã đăng kí trên hệ thống dựa trên hô hiệu đã nhập ở ô 1.
- Trường hợp vận chuyển hàng không: nhập mã hãng hàng không (02 kí tự), số chuyến bay (04 kí tự), gạch chéo (01 kí tự), ngày/tháng (ngày: 02 kí tự, tháng 03 kí tự viết tắt của các tháng bằng tiếng Anh). Ví dụ: AB0001/01JAN
- Trường hợp vận chuyển đường bộ: nhập số xe tải.
- Trường hợp vận chuyển đường sắt: nhập số tàu.
- Không phải nhập trong trường hợp tại chỉ tiêu “Mã hiệu phương thức vận chuyển”, người khai chọn mã “9” và trong trường hợp hệ thống hỗ trợ tự động xuất ra tên phương tiện vận chuyển.
Địa điểm dỡ hàng: địa điểm mà tàu hay phương tiện vận chuyển nào đó vận chuyển hàng từ chính nó (trả hàng) xuống cho người mua hàng hay người có trách nhiệm với hàng hóa đó
Ngày hàng đến: hàng hóa đến cửa khẩu theo chứng từ vận tải hoặc Thông báo hàng đến (Arrival notice) của người vận chuyển gửi cho người nhận hàng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng của tờ khai, khi hạch toán lô hàng lên phần mềm, là ngày lấy tỉ giá hạch toán của ngoại tệ bán ra của ngân hàng mà công ty dùng để thanh toán cho nhà cung cấp. Phải nhập theo chứng từ vận tải hoặc theo thông báo hàng đến
Ký hiệu và số hiệu: Ký hiệu và số hiệu của bao bì đóng gói hàng hóa (thể hiện trên kiện, thùng,…).
Ngày được phép nhập kho đầu tiên: Khai ngày thực hiện nghiệp vụ IDC (ngày khai báo chính thức)
Văn bản pháp quy: Thể hiện các mã văn bản pháp luật về quản lý hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, có thể nhập vào tối đa 05 văn bản pháp quy cho cùng một tờ khai. Ví dụ hàng hóa nhập khẩu của tờ khai là hàng liên quan đến chất nổ công nghiệp, bạn chọn mã văn bản pháp luật về quy định đối với chất nổ công nghiệp AM
4. Thông tin về hóa đơn
41-47: Phải cẩn thận khi khai báo vì liên quan đến trị giá lô hàng
Dòng 41: Số hóa đơn: đây là số của invoice
Chữ cái đầu của Số hóa đơn là mã phân loại hình thức hóa đơn sau đây:
- “A”: hóa đơn thương mại
- “B”: Chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc không có hóa đơn thương mại
- “D”: hóa đơn điện tử (trong trường hợp đăng kí hóa đơn điện tử trên VNACCS) Lưu ý: Trong trường hợp lập bảng kê hóa đơn theo mẫu số 02/BKHĐ/GSQL Phụ lục V thì chọn mã “B”
Dòng 42: Số tiếp nhận hóa đơn điện tử : Chỉ phải điền thông tin khi Số hóa đơn có mã phân loại là D
Dòng 43: Ngày phát hành hóa đơn(Ngày phát hành invoice): là ngày phát hành hóa đơn của lô hàng, ngày phát hành hóa đơn thương mại hoặc ngày lập chứng từ thay thế hóa đơn thương mại (Ngày/tháng/năm). Trường hợp không có hóa đơn thương mại thì nhập ngày thực hiện nghiệp vụ IDA
Dòng 44: Phương thức thanh toán: dựa vào phương thức thanh toán trên hợp đồng
“BIENMAU”: Biên mậu
“DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ “CAD”: Trả tiền lấy chứng từ “CANTRU”: Cấn trừ, bù trừ “CASH”: Tiền mặt “CHEQUE”: Séc “DP”: Nhờ thu kèm chứng từ “GV”: Góp vốn “H-D-H”: Hàng đổi hàng |
“H-D-H”: Hàng đổi hàng
“H-T-N”: Hàng trả nợ “HPH”: Hối phiếu “KHONGTT”: Không thanh toán “LC”: Tín dụng thư “LDDT”: Liên doanh đầu tư “OA”: Mở tài khoản thanh toán “TTR”: Điện chuyển tiền (bao gồm cả “TT” và “TTr”) “KC”: Khác Lưu ý: trường hợp thanh toán các hình 234 STT Chỉ tiêu thông tin Mô tả, ghi chú Bảng mã thức khác thì nhập mã “KC” đồng thời nhập phương thức thanh toán thực tế vào ô “Chi tiết khai trị giá”. |
- Dòng 45: Tổng trị giá hóa đơn: là giá trị mua hàng FOB, CIF: nhận hàng theo điều kiện incoterm
Ô 1: Nhập mã phân loại giá hóa đơn/chứng từ thay thế:
“A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
“B”: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (F.O.C/hàng khuyến mại)
“C”: Giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền
“D”: Các trường hợp khác (bao gồm cả trường hợp không có hóa đơn thương mại)
Ô 2: Điều kiện giao hàng theo incoterm
Ô 3: Mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE đơn vị tiền tệ của đơn hàng -> số tiếp theo là trị giá hóa đơn( (trị giá hợp đồng)
Ô 4: Tổng trị giá tính thuế: là trị giá của lô hàng đổi từ tiền đô la quy đổi sang tiền việt nam (trị giá hợp đồng)
- Dòng 46: Tổng giá trị tính thuế: Đây là số tiền được quy đổi ra tiền Việt Nam. Cách tính: =( tổng giá trị đơn hàng + phí vận chuyển ) x tỉ giá ngân hàng ngày hàng đến.
- Dòng 47: Tổng hệ số phân bổ trị giá chính là tổng trị giá hóa đơn
5. Giấy Phép Nhập Khẩu
- Dòng 50-51: Trường hợp hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép xuất nhập khẩu, giấy kết quả kiểm tra chuyên ngành
Ô thứ nhất bạn nhập vào mã loại giấy phép
Ô số 2 nhập vào số giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Ví dụ hàng hóa bạn nhập là hàng liên quan đến chất nổ công nghiệp, bạn được cơ quan chuyên ngành kiểm tra và cấp phép nhập khẩu thì chọn: + Ô mã: chọn ZP03 – Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt/không đạt yêu cầu nhập khẩu + Ô số: Nhập vào số giấy phép do cơ quan chuyên ngành cấp.
- Dòng 52: Mã phân loại khai trị giá: Thể hiện thông tin về trị giá được Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp nào
Mã phân loại | Giải thích ý nghĩa |
1 | Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt |
2 | Xác định trị giá tính thuế theo phương pháp giá giao dịch của hàng hóa tương tự |
3 | Xác định giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ |
4 | Xác định giá tính thuế theo phương pháp tính toán |
6 | Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch |
7 | Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng tới trị giá giao dịch |
8 | Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng phân bổ khoản điều chỉnh tính trị giá tính thuế thủ công, nhập bằng tay vào ô trị giá tính thuế của từng dòng hàng |
9 | Xác định trị giá theo phương pháp suy luận |
T | Xác định trị giá trong trường hợp đặc biệt |
D – không bảo hiểm
A – Bảo hiểm riêng
B – Bảo hiểm tổng hợp
- Dòng 57 đến 62: Các khoản mục điều chỉnh:
Thể hiện các khoản điều chỉnh giá hàng hóa nếu có, mỗi dòng hàng được phép có 05 khoản mục điều chỉnh khác nhau.
- Dòng 63: Chi tiết khai trị giá: Thông thường thì người khai sử dụng phương pháp phân bổ khai trị giá theo đơn giá, trong trường hợp có phân bổ theo số lượng người khai không phải nhập thông tin vào Các khoản mục điều chỉnh mà khai báo chi tiết khoản khai điều chỉnh vào mục này đồng thời phải tự nhập thủ công vào ô “Trị giá tính thuế” trên chi tiết hàng tờ khai.
- Dòng 64-65-66: Tổng hợp lại các thông tin phía trên
6. Thông tin về các loại thuế phải nộp
- Dòng 67-74: thể hiện các loại thuế : tổng thuế của các loại mặt hàng
TÊN SẮC THUẾ: tên các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu
- Dòng 84: Số đính kèm khai báo điện tử
Ô 1: Thông tin về mã phân loại đính kèm khai báo điện tử trong trường hợp sử dụng nghiệp vụ HYS. (Tham khảo bảng “Mã phân loại khai báo đính kèm điện tử” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn)
Ô 2: Thông tin về số đính kèm khai báo điện tử do hệ thống cấp tại nghiệp vụ HYS.
- Dòng 85-86: Thể hiện những thông tin theo PO: số hợp đồng ký với nhà cung cấp (giống với số trên hợp đồng)
- Dòng 87: Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp
- Trường hợp nhập khẩu tại chỗ: khai#&số tờ khai xuất khẩu tại chỗ tương ứng(11 ký tự đầu).Ví dụ: #&10001234567
- Đối với hàng hóa nhập khẩu khác:
Trường hợp tạm nhập hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế thể hiện #&1;
Trường hợp tạm nhập hàng hóa là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người nhập cảnh ghi #&2;
Trường hợp tạm nhập phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…) ghi #&3;
Trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ghi #&4;
Trường hợp hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại ViệtNam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này #&5;
Trường hợp hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại #&6;
Trường hợp hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán ghi #&7;
Trường hợp hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân ghi #&8;
Trường hợp hàng hóa là hành lý cá nhâncủa người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế #&9;
- Dòng 88: Phân loại chỉ định của hải quan
Ngày: Thể hiện ngày/tháng/năm công chức hải quan thông báo tới người khai hải quan
Tên: Thể hiện trích yếu nội dung thông báo
Nội dung: thể hiện nội dung thông báo của công chức hải quan
ví dụ hàng có tham vấn giá hoặc yêu cầu gì khác thì hải quan sẽ note vào các nội dung này
7. Thông tin về những loại hàng hóa trên invoice
Từ trang số 3 đến trang cuối cùng : Mỗi trang sẽ thể hiện mỗi loại hàng hóa mà công ty nhập khấu thể hiện trên invoice. Nếu invoice có 10 dòng hàng thì sẽ có 10 trang
- Dòng 148: Thể hiện mã loại hàng 01: Mặt hàng đầu tiên trong invoice…
- Dòng 149: Mã số hàng hóa (hscode) thì tùy vào mô tả hàng hóa, người khai tra trong biểu thuế xnk để ra được mã này và biết được hàng hóa của mình phải chịu những loại thuế nào, thuế xuất bao nhiêu phần trăm.
- Dòng 150 – 135 Phần mô tả hàng hóa: cần ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, kỹ mã hiệu, model,đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại, khối lượng và các tài liệu liên quan đến lô hàng như catalogue
- Dòng 155:
Đơn giá hóa đơn: Thể hiện giá trị của một một 1 đơn vị khối lượng. Ô 1: Thể hiện trị giá, Ô 2: Thể hiện loại ngoại tể để sử dụng khi nhập khẩu loại mặt hàng 01 này
Trị giá hóa đơn: Thể hiện giá trị của loại mặt hàng số 01 này được tính theo công thức dưới đây
Trị giá hóa đơn | = Số lượng | x Đơn giá hóa đơn |
- Dòng 157:
Đơn giá tính thuế: Thể hiện giá trị của đơn giá hóa đơn theo hợp đồng quy đổi sang tiền Việt Nam đồng.
Đơn giá tính thuế | = Đơn giá hóa đơn | x Tỉ giá đồng ngoại tệ tại ngày khai báo hải quan |
Trị giá tính thuế: Thể hiện giá trị của Trị giá hóa đơn theo hợp đồng quy đổi sang tiền Việt Nam đồng.
Trị giá tính thuế | = Trị giá hóa đơn | x Tỉ giá đồng ngoại tệ tại ngày khai báo hải quan |
- Dòng 159: Thể hiện thuế nhập khẩu của mặt hàng này, dựa vào C/O, chứng từ liên quan mà xác định được thuế nhập khẩu hay được miễn thuế
- Dòng 160:
Số tiền thuế phải nộp = Trị giá tính thuế x Thuế suất
Từ các thông số dưới là những thông tin về những loại thuế cần phải nộp của doanh nghiệp khi nhập mặt hàng này.
Từ các trang sau sẽ lặp lại thông tin của trang số 3 với các loại hàng khác nhau.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các nội dung được thể hiện trong tờ khai hải quan. Bạn đọc muốn tìm hiểu thông tin chi cách khai báo hải quan, cách điền các thông tin trên một tờ khai khải quan, vui lòng tham khảo khóa học Khai báo hải quan hoặc Xuất nhập khẩu của VinaTrain hoặc liên hệ với hotline 0964237168 để được tư vấn kịp thời.
Nếu bạn cần tìm hiểu về thủ tục hải quan hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Bài viết liên quan: Thời hạn nộp tờ khai hải quan là khi nào?
Biên tập: Hà Phượng
—————————————————————————————————
Mục lục nội dung
- 1 I. Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Là Gì ?
- 2 II. Hướng Dẫn Cách Đọc Hiểu Tờ Khai Hải Quan Điện Tử Nhập Khẩu
- 2.1 1.Thông tin tổng quan của tờ khai hải quan hàng nhập
- 2.2 2. Thông tin về doanh nghiệp/cá nhân nhập khẩu và doanh nghiệp/cá nhân xuất khẩu
- 2.3 3. Thông tin Vận đơn
- 2.4 4. Thông tin về hóa đơn
- 2.5 5. Giấy Phép Nhập Khẩu
- 2.6 6. Thông tin về các loại thuế phải nộp
- 2.7 7. Thông tin về những loại hàng hóa trên invoice
Trong khóa khai báo hải quan điện tử, có hướng dẫn phân tích từng yếu tố như thế này không ?
Tờ khai này được xuất từ phần mềm ra đúng không ạ ?
Bài hướng dẫn và giải thích chi tiết nhất mình từng đọc, cảm ơn trung tâm có bài viết hiệu quả
Bình thường sẽ cần chuân bị bao nhiêu tờ khai cho một lô hàng vậy?
Đây là mẫu tờ khai chung cho các mẫu hàng hóa hay sao ạ?