Trong các chế độ dưỡng sức của bảo hiểm xã hội thì dưỡng sức của chế độ ốm đau, tai nạn là dễ gây hiểu lầm, đề xuất sai chế độ cho người lao động. Để khắc phục vấn đề này, Trung tâm VinaTrain chia sẻ bài viết sau đây.
1. Điều Kiện Hưởng Dưỡng Sức Ốm Đau, Tai Nạn.
– Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.
– Người lao động đã nghỉ ốm đau, tai nạn từ đủ 30 ngày trở lên trong một năm kể cả trường hợp người lao động ốm đau do mắc bệnh dài ngày.
Lưu ý: Thời nghỉ ốm đau, tai nạn là cộng dồn trong một năm.
2. Thời Gian Hưởng Chế Độ Dưỡng Sức Sau Khi Nghỉ Ốm Đau, Tai Nạn
– Sau khi đã nghỉ đủ 30 ngày trở lên, trong 30 ngày đầu khi quay trở lại làm việc thì được hưởng chế độ dưỡng sức, cụ thể như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với những người lao động ốm đau do mắc bệnh dài ngày;
+ Tối đa 07 ngày đối với những người lao động ốm đau do phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với những người lao động ốm đau do các trường hợp khác.
Lưu ý:
– Người lao động không nghỉ việc thì không được hưỡng chế độ dưỡng sức, hồi phục sức khỏe (theo khoản 3, điều 7, Thông tư 59).
– Số ngày nghỉ do Công đoàn hoặc người sử dụng lao động quyết định.
3. Cách Tính Tiền Chế Độ Dưỡng Sức, Hồi Phục Sức Khỏe.
Tiền chế độ dưỡng sức = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
Lưu ý: Mức lương cơ sở tính theo tháng người lao động bắt đầu nghỉ.
4. Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Dưỡng Sức, Hồi Phục Sức Khỏe.
– Người lao động không cần nộp bất cứ hồ sơ nào, nhưng phải thông báo cho Phòng nhân sự biết về thông tin đã nghỉ đủ 30 ngày do ốm đau, tai nạn
– Nhân viên bảo hiểm phải lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain