FCL Và LCL Là Gì? Những Lưu Ý Khi Book Cước Cần Biết

2138 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Tìm hiểu về hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL)

 Bạn đang tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa biết rõ “FCL và LCL là gì? Những Lưu Ý Khi Book Cước Cần Biết” Trong bài viết này, trung tâm VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về FCL và LCL nhé!

Tìm hiểu về hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL)
Tìm hiểu về hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL)

I. Khái Niệm FCL Và LCL Là Gì?

Trong quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển có 2 hình thức chính là nguyên container (FCL)và lẻ container (LCL). Bạn cần hiểu rõ về khái niệm của 2 hình thức này.

  • FCL (Full Container Load) là hàng nguyên container. Đây là hình thức mà người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có đủ khối lượng hàng đồng nhất để chất đầy một hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng thường là một container 20ft hoặc 40ft.
  • LCL (Less-than-container Load) là những lô hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau để ghép đủ một container hàng hóa. Đây là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Do đó, các công ty dịch vụ Logistics sẽ tiến hành gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau gọi là gom hàng – consolidation, hàng hóa được gom gọi là hàng consol, người đứng ra thực hiện gom hàng gọi là consolidator.

II. So Sánh Giữa Hàng Nguyên Container (FCL) Và Hàng Lẻ (LCL)

1. Về chi phí

  • Hàng FCL: khi vận chuyển hàng FCL cần phải trả một khoản phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container thay vì trả cho số lượng không gian container sử dụng. Thích hợp khi vận chuyển hàng hóa có số lượng lớn hoặc các loại mặt hàng cồng kềnh, kích thước lớn không thể dùng chung một container. 
  • Hàng LCL: tiết kiệm chi phí khi vận chuyển mặt hàng nhỏ lẻ không chiếm quá nhiều diện tích trong một container.

2. Về thời gian vận chuyển

  • Hàng FCL: tổng thời gian vận chuyển hàng FCL thường ngắn hơn LCL do hàng hóa chỉ cần được xếp lên hoặc dở khỏi container và vận chuyển chúng đến địa điểm cuối cùng. 
  • Hàng LCL: vận chuyển hàng LCL thường mất nhiều thời gian hơn do các công ty dịch vụ logistics phải gom nhiều lô hàng, phân loại và đóng vào nhằm lấp đầy một container, sau đó mới sắp xếp vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng đích. Thêm vào đó, một mặt hàng trong cùng container được chọn để kiểm tra thực tế thì toàn bộ container sẽ bị hải quan tạm giữ khi vận chuyển hàng LCL.

3. Về rủi ro đối với hàng hóa

  • Hàng FCL: sau khi hàng hóa được nhà cung cấp xếp hoàn tất vào container, container đó sẽ được niêm phong và tiến hành vận chuyển, giúp giảm thiểu khả năng hư hỏng cho hàng hóa. 
  • Hàng LCL: do có nhiều loại hàng hóa được đóng trong cùng một container duy nhất nên các lô hàng thường gặp rủi ro hư hỏng và mất mát cao hơn so với các lô hàng FCL. Khi nói đến vận chuyển hàng lẻ, chủ hàng thường không có quyền lựa chọn container đặt hàng hóa của mình. Điều này có thể gây hại (nhiễm bẩn, rơi vãi, hư hỏng) cho hàng hóa khi hàng hóa đó được đóng gói cùng với các loại hàng hóa đặc biệt khác như chất lỏng, hàng hóa nặng hoặc hàng hóa có mùi đặc biệt,….

4. Về trách nhiệm giữa các bên liên quan

 Tiêu chí 

FCL

LCL

Người gửi hàng – Thuê xe tải/tự ra cảng nhận container rỗng, đưa về kho và đóng gói.

– Đóng gói hàng hóa tại kho/bãi.

– Sắp xếp hàng hóa cẩn thận và để lại dấu hiệu báo  cho người nhận.

– Trả tiền các chi phí theo trách nhiệm.

– Niêm chì cho container (seal).

– Nộp vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD. 

– Đóng gói hàng hóa và vận chuyển đến kho CFS của người gom hàng.

– Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.

– Cung cấp thông tin chi tiết trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn.

– Kiểm tra, xác nhận bill nháp và nhận vận đơn.

Người vận chuyển – Người vận chuyển trả lại bản nháp vận đơn cho người gửi hàng để xác minh thông tin, cấp vận đơn và kê khai manifest.

– Nhận container từ người giao nhận, xếp lên tàu và  sắp xếp container phù hợp để tàu  neo đậu an toàn.

– Khi đến đích, container được dỡ  từ tàu xuống bãi và giao cho người nhận hàng.

– Trước khi giao hàng, phải làm D/O khi hàng đến, và kiểm tra thông tin B/L của người nhận hàng.

– Người vận chuyển trả lại bản nháp vận đơn cho người gửi hàng để xác minh thông tin, cấp vận đơn và kê khai manifest.

– Nhận container từ người giao nhận, chất lên tàu và  sắp xếp container phù hợp để tàu neo đậu an toàn.

– Khi đến đích, dỡ container từ tàu xuống xưởng đóng tàu và giao cho người nhận hàng.

– Trước khi giao hàng, phải làm D/O khi hàng đến nơi, và kiểm tra thông tin B/L của người nhận hàng.

Người gom hàng – Chỉ áp dụng cho các hàng LCL. – Chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với khách hàng suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.

– Cung cấp vận đơn cho khách hàng và kê khai manifest lên hệ thống.

– Thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giao nhận hàng hóa.

Người nhận hàng – Người nhận hàng cần chủ động liên hệ với người gửi hàng để có các giấy tờ cần thiết và hoàn thành thủ tục hải quan để nhận hàng.

– Nhận container, vận chuyển về kho, sau khi dỡ hàng trả container về đúng địa chỉ mà người gửi hàng đã cung cấp. 

– Thanh toán các khoản phí như Local Charges, D/O, Phí cược container theo đúng trách nhiệm.

– Tương tự như FCL, nhưng không cần đóng cược container và đóng thêm phí handling charges.
Sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL
Sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL

III. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Hàng FCL Và LCL

1. Đối với hàng FCL 

a) Ưu điểm

  • Thời gian vận chuyển nhanh hơn
  • Ít khả năng hư hỏng hơn
  • Lựa chọn hoàn hảo khi vận chuyển số lượng lớn hàng hóa hoặc các mặt hàng cồng kềnh, to lớn,…

b) Nhược điểm

  • Chi phí hàng tồn kho cao hơn
  • Tốn nhiều chi phí khi hàng hóa nhỏ lẻ
  • Việc dỡ hàng phức tạp

2. Đối với hàng LCL 

a) Ưu điểm

  • Lựa chọn hoàn hảo khi vận chuyển hàng hóa có tải trọng nhỏ
  • Chi phí và quản lý hàng tồn kho ít hơn so với FCL

b) Nhược điểm

  • Khả năng hư hỏng cao hơn
  • Thời gian vận chuyển lâu hơn
  • Có thể phát sinh sự chậm trễ trong việc giao hàng

Tùy vào nhiều vào điều kiện và mục đích của nhà xuất nhập khẩu – bao gồm nguồn cung hàng hóa, quy mô vốn và lượng cầu của người nhận hàng hay đặc điểm của các mặt hàng mà quyết định đến việc lựa chọn sử dụng giữa phương thức vận chuyển FCL và LCL đường biển.

Ưu điểm và nhược điểm của hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL)
Ưu điểm và nhược điểm của hàng nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL)

IV. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Của Hàng FCL Và LCL

1. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Của Hàng FCL

a) Quy trình xuất khẩu hàng hóa FCL

  • Bước 1: Đàm phán, ký hợp đồng, nhận thông tin lô hàng
  • Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra nguồn hàng để xuất khẩu
  • Bước 3: Thuê tàu, đặt chỗ với hãng vận tải (Nhóm C &D)
  • Bước 4: Kéo vỏ container rỗng về kho để đóng hàng
  • Bước 5: Khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu
  • Bước 6: Hoàn tất các giấy tờ cần thiết xuất khẩu (bảo hiểm, C/O)
  • Bước 7: Gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu

b) Quy trình nhập khẩu hàng hóa FCL

  • Bước 1: Nhận và xem xét bộ hồ sơ
  • Bước 2: Nhận D/O – lệnh giao hàng
  • Bước 3: Khai báo hải quan điện tử và nộp phí
  • Bước 4: Đăng ký tờ khai tại cảng
  • Bước 5: Trả tờ khai hải quan
  • Bước 6: Cấp phiếu EIR
  • Bước 7: Thanh lý hải quan
  • Bước 8: Vào Cảng Nhận Hàng
  • Bước 9: Trả lại Container rỗng cho hãng tàu và nhận cược
  • Bước 10: Thanh toán và lưu Hồ sơ

2. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Của Hàng LCL

a) Quy trình xuất khẩu hàng hóa LCL

  • Bước 1: Đàm phán, ký hợp đồng, nhận thông tin lô hàng
  • Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra nguồn hàng để xuất khẩu
  • Bước 3: Thuê tàu, đặt chỗ với hãng vận tải (Nhóm C &D)
  • Bước 4: Đóng hàng và vận chuyển hàng vào kho khai thác hàng lẻ
  • Bước 5: Khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu
  • Bước 6: Hoàn tất các giấy tờ cần thiết xuất khẩu (bảo hiểm, C/O)
  • Bước 7: Gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu

b) Quy trình nhập khẩu hàng hóa LCL

  • Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng, nhà cung cấp
  • Bước 2: Hoàn thiện chứng từ và những thông tin cần thiết
  • Bước 3: Doanh nghiệp xác nhận lại thông tin, thực hiện làm khai báo manifest
  • Bước 4: FWD nhận lệnh thông báo tàu đến, lấy D/O
  • Bước 5: Làm thủ thục thông quan hàng hóa nhập khẩu
  • Bước 6: FWD lấy hàng ra kho CFS giao hàng về cho khách
  • Bước 7: Giao hàng cho khách thanh toán và trả lại chứng từ cho khách hàng

V. Những Lưu Ý Khi Book Cước

1. Cách tính cước vận tải (Freight)

a) Hàng FCL

Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị container (ví dụ 80 USD/20 DC nghĩa là 80 USD để vận tải 1 container 20ft loại thường). Cước hàng nguyên được tính như sau:

Freight = Rate x Số lượng container

b) Hàng LCL

Để biết cách tính cước của một lô hàng LCL, bạn cần hiểu những thuật ngữ dưới đây:

CBM (Cubic Meter) có nghĩa mét khối – là đơn vị phổ biến nhất dùng để đo thể tích (Volume) của hàng hóa và tính chi phí vận chuyển. Để tính thể tích (Volume) của hàng hóa theo đơn vị CBM (m3), bạn áp dụng công thức sau:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x Số lượng kiện

  • Lưu ý: Quy đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao sang đơn vị mét (m).
  • MT (Metric Ton) là đơn vị dùng để chỉ trọng lượng (Weight) của hàng hóa. 

Tỷ lệ quy đổi là: 1 MT = 1.000 Kg

Tổng trọng lượng = Trọng lượng mỗi kiện x Số lượng kiện

  • Các bước tính cước hàng LCL

LCL được tính bằng cách so sánh giữa giá cước tính theo thể tích (CBM) và giá cước tính theo trọng lượng (MT). Giá cước tính theo cách tính nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng.

  • Bước 1: Tính thể tích của gói hàng này bằng cách đo kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của gói hàng theo đơn vị (M).
  • Bước 2: Cân kiện hàng và xác định khối lượng theo đơn vị tấn (MT).
  • Bước 3: So sánh tổng trọng lượng lô hàng với số CBM. Giá cước sẽ tính theo số lớn nhất.
  • Bước 4: Tính giá cước dựa trên khối lượng hoặc số khối.

Ví dụ: Bạn có 1 lô hàng LCL gồm có 7 kiện kích thước bằng nhau, mỗi kiện có số đo là: Kích thước 1 kiện: 115cm x 140cm x 170cm. Quy ra mét lần lượt là: 1,15m x 1,4m x 1,7m. Trọng lượng mỗi kiện là 150kg.

Tiêu chí   Hướng dẫn giải 
Bước 1: Xác định số khối của lô hàng:

Áp dụng công thức ở trên ta có: Số CBM = (Dài x Rộng x Cao) x Số kiện

=> Số CBM của lô hàng = (1,15m x 1,4m x 1,7m) x 7 = 19,159 CBM (m3)
Bước 2: Tính tổng trọng lượng lô hàng:

Tổng trọng lượng = Trọng lượng mỗi kiện x Số lượng kiện

 

=> Tổng trọng lượng = 150 x 7 = 1500 kgs = 1,05 tấn
Bước 3: So sánh tổng trọng lượng lô hàng với số CBM. Giá cước sẽ tính theo số lớn nhất.

 

Vì 19,159 > 1,05 nên cước của lô hàng này sẽ được tính theo số CBM. Đây là hàng cồng kềnh
Bước 4: Tính giá cước dựa trên khối lượng hoặc số khối

 

Giả dụ, FWD báo giá cho bạn giá 15,5$ chỗ mỗi tấn/CBM. Do Lô hàng này phải tính theo CBM cho nên cước của lô hàng sẽ là:

Giá cước = 15.5*19.159 = 296,96usd

2. Cách lựa chọn người gom hàng (Consolidator) phù hợp

Việc tìm kiếm được công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL uy tín và phù hợp nhất trên thị trường không phải là điểu dễ dàng, đặc biệt là đối với những bạn mới gửi hàng lần đầu sẽ xuất hiện rất nhiều câu hỏi như “Tìm công ty gom hàng lẻ ở đâu? Giá cước vận chuyển như thế nào? Giá cước đang được chào đã tốt chưa? Có còn công ty dịch vụ gom hàng nào tốt hơn không?”

Tìm giá cước và dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL nhanh chóng trên Phaata.com
Tìm giá cước và dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL nhanh chóng trên Phaata.com

 Bạn có thể tham khảo cách check cước vận tải tại website: Phaata.com để tính cước dự kiến cho hàng vận tải FCL và hàng lẻ LCL

Gửi yêu cầu báo giá trên Phaata.com để có nhiều sự lựa chọn giá cước vận chuyển và nhà cung cấp dịch vụ
Gửi yêu cầu báo giá trên Phaata.com để có nhiều sự lựa chọn giá cước vận chuyển và nhà cung cấp dịch vụ

3. Những lưu ý khi gửi hàng lẻ LCL

Do hàng lẻ là hàng có số lượng không đủ để đóng thành container nên người gom hàng gom nhiều loại hàng hóa thành một container. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi gửi hàng lẻ như sau:

  • Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ về hàng hóa cho người gom hàng (Consolidator).
  • Cung cấp đầy đủ thông tin hàng mà chủ hàng gửi
  • Hàng lẻ cần yêu cầu đóng hàng kỹ hơn hàng nguyên cont trước khi gửi hàng cho người gom hàng lẻ.
  • Lưu ý các thông tin lịch tàu để đóng hàng và gửi hàng chính xác, tránh phát sinh chi phí. Các thông tin quan trọng gồm: ngày tàu khởi hàng (ETD), cảng đến (POD)/cảng chuyển tải, thời gian vận chuyển (Transit Time), ngày đóng hàng (Stuffing Date), địa điểm đóng hàng (Stuffing Place), thời gian cắt hàng tại kho (CFS Cut-off), thời hạn cuối cùng gửi chi tiết làm B/L (SI Cut-off).

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên của trung tâm VinaTrain đã giúp độc giả hiểu rõ về khái niệm của FCL và LCL cùng những lưu ý khi book cước cần phái biết.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “FCL và LCL là gì? Những lưu ý khi book cước cần biết”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *