Giảm Trừ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Với Những Trường Hợp Nào

Cac-khoan-giam-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan

Các khoản giảm trừ là những số tiền đã được trừ trước khi tính thuế đối với nguồn thu nhập từ người nộp thuế là cá nhân cư trú. Dưới đây là các khoản giảm trừ miễn thuế thu nhập cá nhân, mời bạn đọc tham khảo cụ thể bài viết do VinaTrain trình bày tại đây.

Cac-khoan-giam-tru-thue-thu-nhap-ca-nhan
Tìm hiển về các khoản giảm trừ thuế cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là gì: Theo luật quy định thuế TNCN là khoản thuế trực thu được tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng nộp thuế TNCN: Điều 2 của luật thuế TNCN 2007 được sửa đổi bổ sung luật thuế năm 2012 quy định đối tượng nộp thuế TNCN gồm:

1, Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam,đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

2, Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

I. Định mức thu thuế thu nhập cá nhân theo quy định

Tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thuế TNCN được áp dụng với 7 bậc mức thuế suất như sau: 

  • Bậc 1 (thuế suất 5%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng lên đến 5 triệu đồng và của 1 năm lên đến 60 triệu đồng
  • Bậc 2 (thuế suất 10%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng là trên 5 đến 10 triệu đồng và của 1 năm là trên 60 đến 120 triệu đồng
  • Bậc 3 (thuế suất 15%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng là trên 10 đến 18 triệu đồng và của 1 năm là trên 120 đến 216 triệu đồng
  • Bậc 4 (thuế suất 20%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng là trên 18 đến 32 triệu đồng và của 1 năm là trên 216 đến 384 triệu đồng
  • Bậc 5 (thuế suất 25%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng là trên 32 đến 52 triệu đồng và của 1 năm là trên 384 đến 624 triệu đồng
  • Bậc 6 (thuế suất 30%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng là trên 52 đến 80 triệu đồng và của 1 năm là trên 624 đến 960 triệu đồng
  • Bậc 7 (thuế suất 35%): phần thu nhập tính thuế của 1 tháng là trên 80 triệu đồng và của 1 năm là trên 960 triệu đồng

II. Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân 

Dưới đây là 04 trường hợp được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân bạn đọc cần biết:

1, Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với bản thân

Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn cách tính giảm trừ gia cảnh của bản thân tại một nơi.

Cá nhân sẽ được giảm trừ đủ 12 tháng kể từ khi thực hiện quyết toán trong trường hợp năm tính thuế cá nhân giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng hoặc chưa giảm trừ

2, Giảm trừ gia cảnh 3.6 triệu đồng/người/tháng đối với người phụ thuộc

Để được tính giảm trừ gia cảnh thì người phụ thuộc phải đăng ký giảm trừ với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế và được tính giảm trừ gia cảnh trong năm bắt đầu từ khi đăng ký.

Nếu người nộp thuế chưa được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì sẽ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc tính từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và quyết toán thuế.

Trong năm tính thuế, mỗi một người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào một người nộp thuế. Nếu người nộp thuế đều có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế có trách nhiệm thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Người phụ thuộc bao gồm:

  • Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ hoặc chồng của người nộp thuế
  • Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ ( hay cha mẹ chồng), mẹ kế, cha dượng, cha mẹ nuôi hợp pháp
  • Các cá nhân không có nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng: anh chị em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại, cô, chú, dì, cậu, bác, cháu ruột của người nộp thuế.
  • Người trực tiếp nuôi dưỡng khác phù hợp với Quy định Pháp luật

Chú ý: Cá nhân được coi là người phụ thuộc cần đáp ứng điều kiện:

Người trong độ tuổi lao động:

  • Cá nhân không có khả năng lao động do khuyết tật
  • Cá nhân có nguồn thu nhập không quá 1 triệu đồng trên một tháng hoặc không có thu nhập

Đối tượng ngoài độ tuổi lao động có nguồn thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng hoặc không có nguồn thu nhập.

Để được giảm trừ gia cảnh thì các đối tượng trên cần phải đăng kí giảm trừ gia cảnh.

3, Giảm trừ với khoản đóng bảo hiểm hay quỹ hưu trí tự nguyện: trừ tối đa 1.000.000 đồng 

Giam-tru-voi-khoan-dong-bao-hiem
Giảm trừ với khoản đóng bảo hiểm

Các khoản đóng bảo hiểm: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

  • Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện hay mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
  • Đối với lao động đang tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện thì mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện hay mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ được trừ không quá 1 triệu đồng/tháng, kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ để xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp phí (nộp tiền) do quỹ hưu trí tự nguyện hay doanh nghiệp cấp.

Đối với các cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam là cá nhân cư trú tại nước ngoài có nguồn thu nhập và đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại nơi cư trú thì các khoản phí bảo hiểm đó sẽ được giảm trừ từ nguồn thu nhập khi tính thuế thu nhập cá nhân nếu có chứng từ

4, Giảm trừ không vượt quá thu nhập cá nhân của người nộp thuế đối với khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo

Ngoài các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân trên thì các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo cũng được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế của cá nhân cư trú, bao gồm:

  • Các khoản chi đóng góp vào tổ chức, cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay người già không nơi nương tựa hay người khuyết tật.
  • Các tổ chức chăm nuôi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật được thành lập và hoạt động theo Quy định của Chính phủ.
  • Tài liệu để minh chứng sự đóng góp vào các tổ chức, cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay người già không nơi nương tựa hay người khuyết tật là chứng từ hợp pháp của cơ sở, tổ chức.
  • Các khoản đóng góp vào các quỹ nhân đạo, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập theo Quy định của Chính phủ không nhằm mục đích từ thiện, khuyến học, nhân đạo. 
  • Tài liệu chứng minh sự đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học là chứng từ hợp pháp được các tổ chức, các quỹ của tỉnh hoặc Trung Ương cấp.

Nội dung này nằm trong chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự do Vinatrain tổ chức các khóa học: khóa học hành chính nhân sự, C&B do VinaTrain tổ chức theo hình thức đào tạo online trực tuyến và dạy trực tiếp tại trung tâm:

  • Địa chỉ Hà Nội: Chi nhánh Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: 190B Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1
Cac-chuyen-nganh-dao-tao-cua-Viantrain
Các chuyên ngành đào tạo của Vinatrain

Bài viết có sự tham khảo nguồn từ trang Bảo hiểm xã hội và Thư viện pháp luật, trang chính thống về pháp luật quy định luật lao động và bảo hiểm.

Nội dung đào tạo về thuế thu nhập cá nhân có trong chương trình đào tạo Hành Chính Nhân Sự Chuyên Nghiệp tại VinaTrain với các khóa học chuyên sâu và cơ bản. Hiện tại đây là nội dung cần nắm bắt được khi làm kế toán hoặc hành chính nhân sự bạn đọc cần lưu ý.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Lily – Tổng hợp và Biên tập

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *