|
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU: Những trường hợp bị bác CO
I. Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ C/O Là Gì?
1. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là một văn bản chính thức do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp, xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại nước đó
C/O (certificate of origin) là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu.
Chứng nhận C/O phải tuân thủ các quy định bắt buộc của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu do đó sẽ có nhiều loại biểu thị các vấn đề như: Miễn thuế, ưu đãi thuế quan, hạn ngạch,…
Có hai loại hình C/O phổ biến:
- C/O Form: do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp.
- C/O GSP: do cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu cấp.
2. Vai trò của chứng nhận xuất xứ C/O đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Hưởng ưu đãi thuế quan: Giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia có ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục hải quan: Giúp thông quan hàng hóa nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu: Giúp khẳng định nguồn gốc xuất xứ, tạo dựng uy tín cho thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, từ đó đưa ra lựa chọn mua hàng sáng suốt.
II. Khi Nào Phải Nộp Chứng Nhận Xuất Xứ C/O
1. Khi nào phải nộp chứng nhận xuất xứ C/O
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BCT thì người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong các trường hợp sau đây:
Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN, doanh nghiệp cần nộp C/O Form ASEAN để được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.
Ví dụ: Khi xin cấp Giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp có thể được yêu cầu nộp C/O.
Ví dụ: Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần nộp C/O để chứng minh sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thời điểm nộp C/O
Đối với C/O Form:
- Nộp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với tờ khai hải quan giấy.
- Nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan điện tử.
Đối với C/O GSP:
- Nộp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với tờ khai hải quan giấy.
- Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ hải quan đối với tờ khai hải quan điện tử.
3. Hình thức của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
Theo Khoản 4 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định hình thức của giấy chứng nhận xuất xứ C/O như sau:
1. Đối với hàng hóa thuộc các trường hợp (1)
Người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan theo quy định của Hiệp định thương mại tự do tương ứng.
2. Đối với hàng hóa thuộc các trường hợp (2), (3) và (4)
Người khai hải quan nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O theo quy định nêu trên hoặc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O không ưu đãi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành đáp ứng các thông tin tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC cụ thể:
- Người xuất khẩu;
- Người nhập khẩu;
- Phương tiện vận tải;
- Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa;
- Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa;
- Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa;
- Ngày/tháng/năm cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
3. Trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp điện tử
Cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên trang thông tin điện tử hoặc phương thức khác thể hiện trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Cách khai giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O nhập
Theo Điều 11 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O nhập khẩu như sau:
1. Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa c=C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan
Người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP) tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 02 Phụ lục II hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng.
2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực theo quy định tại Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP,
Người khai hải quan khai số hiệu, ngày cấp của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trên ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
3. Trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
Người khai hải quan khai ngày cấp, đơn vị cấp Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.
4. Trường hợp khai bổ sung
Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp chưa khai thông tin hoặc khai chưa đúng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 33/2023/TT-BTC. Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Như vậy, bài viết trên đây Vinatrain đã tổng hợp thông tin về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì? Khi nào cần nộp C/O. Rất mong rằng những kiến thức này sẽ hỗ trợ và đồng hành với các bạn trong quá trình học tập, làm việc thật hữu ích và hiệu quả.
Biên tập: Nguyễn Hương
Mục lục nội dung
- 1 I. Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ C/O Là Gì?
- 2 II. Khi Nào Phải Nộp Chứng Nhận Xuất Xứ C/O
- 2.1 1. Khi nào phải nộp chứng nhận xuất xứ C/O
- 2.2 2. Thời điểm nộp C/O
- 2.3 3. Hình thức của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- 2.3.1 1. Đối với hàng hóa thuộc các trường hợp (1)
- 2.3.2 2. Đối với hàng hóa thuộc các trường hợp (2), (3) và (4)
- 2.3.3 3. Trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp điện tử
- 2.3.4 1. Như vậy, theo quy định trên thì các trường hợp phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O bao gồm:
- 2.3.5 2. Về hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ:
- 2.3.6 3. Trường hợp được miễn nộp chứng từ xuất xứ theo Điều ước quốc tế thì không bắt buộc nộp.
- 2.4 3. Cách khai giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O nhập
- 2.4.1 1. Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa c=C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan
- 2.4.2 2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực theo quy định tại Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP,
- 2.4.3 3. Trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
- 2.4.4 4. Trường hợp khai bổ sung
Chi nhánh Bình Thạnh tháng này có lớp ca tối 2-4-6 không ad?
Các trường hợp phải khai giấy chứng nhận xuất hàng hóa? Ad có thể cho em xin các bộ hồ sơ mẫu được không? qua gmai: phamnhung154@gmail.com
Những trường hợp nào có thể áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O?