I. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Đây là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.
Như vậy: Có thể nói giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là chứng từ dùng để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá khi nhập khẩu vào quốc gia vùng lãnh thổ theo quy định của nơi nhập khẩu với mục đích hưởng ưu đãi thuế quan hoặc theo quy định tại quốc gia nhập khẩu bắt buộc có chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
- Trên biểu thuế xuất nhập khẩu bạn sẽ thấy các chinh sách kinh tế tương ứng là các mẫu Form C/0
1.1 Vai trò của chứng nhận xuất xứ C/0 với các bên liên quan
Với chức năng chính là chứng nhận xuất xứ, và là căn cứ hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá có những chức năng cụ thể với nhà xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
- Với nhà nhập khẩu: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp lệ sẽ giúp doanh nghiệp giảm được đáng kể tiền thuế nhập khẩu phải trả cho mặt hàng của mình. Ví dụ: Mặt hàng có mã HScode: 84839019 nhập khẩu từ Trung Quốc chịu thuế nhập khẩu ưu đãi là 10% nếu xuất trình được C/O form E khi nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt về: 0%. Vì vậy, Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra rất kỹ chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp xuất trình. Nếu C/O không hợp lệ, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị huỷ C/O không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nữa.
- Với nhà xuất khẩu: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá tránh tình trạng bị trả hàng về khi nhập khẩu, và đây cũng là cách người bán hỗ trợ người mua được giảm thuế nhập khẩu để tăng khả năng cạnh tranh của mình khi bán hàng.
- Với cơ quan quản lý nhà nước: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, .…nhằm quản lý chung về chính sách thuế quan.
1.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam
Tại Việt Nam giấy chứng nhận xuất xứ được doanh nghiệp xuất khẩu làm hồ sơ xin C/O khai trên hệ thống đăng ký trực tuyến ecosys.gov.vn để duyệt hồ sơ xin C/O. Dưới đây là những tổ chức, cơ quan ban nghành được quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
- Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…
- Phòng quản lý XNK tại các tỉnh, thành phố: cấp C/O form D, E, AK,…
- Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK,…
Lưu ý:
II. Phân loại C/O và những nội dung cần thể hiện trên C/O
2.1 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O được áp dụng
Pháp luật quy định có loại giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng đối với doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu hàng hoá bao gồm:
- Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi: là loại C/O bình thường giúp xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó không có chức năng giảm thuế nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi: là loại CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này.
Các mẫu C/O thường gặp khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
- C/O mẫu A ( Dành cho hàng xuất khẩu đi các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
- C/O mẫu D ( Hàng xuất khẩu sang khối ASEAN)
- C/O mẫu E ( Hàng xuất khẩu ASEAN – Trung Quốc)
- C/O mẫu AK ( Hàng xuất khẩu ASEAN – Hàn Quốc)
- C/O mẫu AJ (Hàng xuất khẩu ASEAN – Nhật Bản)
- C/O mẫu VJ ( Hàng xuất khẩu Việt nam – Nhật Bản)
- C/O mẫu AI ( Hàng xuất khẩu ASEAN – Ấn Độ)
- C/O mẫu AANZ ( Hàng xuất khẩu ASEAN – Australia – New Zealand)
- C/O mẫu VC ( Hàng xuất khẩu Việt Nam – Chile)
- C/O mẫu S ( Hàng xuất khẩu Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)
2.2 Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
Tuỳ theo quy định của từng nước khác nhau, từng Hệ thống quy chế khác nhau mà C/O yêu cầu phải được khai báo khác nhau. Về cơ bản C/O phải đảm bảo các nội dung sau phải được khai báo:
III. Tải Về mẫu Chứng Nhận Xuất Xứ
3.1 Tải về tổng hợp mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hoá
Một số form chứng nhận xuất xứ hàng hoá được tổng hợp, bạn đọc quan tâm có thể tải về theo link bên dưới
3.2 Tải tài liệu chứng nhận xuất xứ hàng hoá làm bài tập
Phần này dành cho học viên đăng ký khoá học xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain, học viên tải mẫu chứng về máy và giải nén để tham khảo cùng với giáo trình trong quá trình làm bài tập.
Các nội dung trên sẽ được hướng dẫn cách ghi vào các ô cho mỗi loại C/O tuỳ theo form được phép cấp. À bạn nhơ là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hòa đối với hàng nhập sẽ có nghiệp vụ Check C/O nhập tức check chứng từ bên bán gửi cho mình. Hàng xuất thì có nghiệp vụ khai C/O xuất.
Học xuất nhập khẩu phải thật sự chăm chỉ, cố gắng không ngừng. Bởi các nghiệp vụ của xuất nhập khẩu không hề đơn giản. Mọi thắc mắc các bạn hãy để lại lời nhắn phía dưới để được chúng tôi giải đáp nhé! VINATRAIN chúc các bạn gặp được nhiều may mắn và thành công!
Nguồn: Thanh Mai -Tổng hợp