Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Certificate of Fumigation) Có Bắt Buộc Khi Xuất Khẩu

7320 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

“Tôi muốn tìm hiểu về một số quy định về giấy chứng nhận hun trùng trước khi hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Vậy trng tâm VinaTrain cho tôi hỏi giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate) là gì? Hàng hóa nào cần phải có, liệu chứng từ này có bắt buộc khi xuất khẩu? Mong được trung  tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

 Lê Nguyễn Mỹ Tiên – Hồ Chí Minh

Cảm ơn chị Lê Nguyễn Mỹ Tiên đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về Giấy chứng nhận hun trùng được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?

Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate) cấp cho các loại hàng hóa trước khi xuất khẩu, do những đơn vị có chức năng khử trùng kiểm dịch chịu trách nhiệm. Chứng từ này được cấp sau khi Cơ quan kiểm dịch và khử trùng y tế tiêm thuốc bảo vệ thực vật. Lô hàng được cấp chứng nhận hun trùng sẽ được chứng minh rằng chủ hàng đã làm các biện pháp bảo vệ, làm sạch và diệt trừ các loại vi khuẩn, mối mọt trong các khoang tàu khi vận chuyển bằng đường biển.

  • Hóa chất chính được sử dụng trong quá trình hun trùng ngoài Bromua còn có
  • Methyl Bromide (CH3Br) với hàm lượng là 50 grams. có khả năng thẩm thấu và khếch tán trong không khí ở phạm vi rộng và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu dùng đúng liều lượng, được dùng phổ biến với các mặt hàng là nông sản, trái cây, các đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm bằng gỗ…khi phải hun trùng
  • Aluminium Phosphide (AIP), ít được sử dụng hơn chủ yếu dùng với mục đích diệt côn trùng.  Các đơn vị thực hiện thủ tục hun trùng và cấp chứng thư đều có hàm lượng pha chế thích hợp để tránh trường hợp tác động của hóa chất ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa.
Giấy chứng nhận hun trùng là giấy tờ cấp cho một số loại hàng hóa trước khi xuất khẩu như điều, cà phê, máy móc, phụ tùng, hàng thủ công mỹ nghệ,…
Giấy chứng nhận hun trùng là giấy tờ cấp cho một số loại hàng hóa trước khi xuất khẩu như điều, cà phê, máy móc, phụ tùng, hàng thủ công mỹ nghệ,…

II. Tại sao hàng hóa xuất khẩu cần giấy chứng nhận hun trùng?

Đối với các quốc gia có tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cao hơn, trong bộ chứng từ lô hàng nhập khẩu bắt buộc phải có giấy chứng nhận hun trùng. Quá trình hun trùng không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hình dáng của hàng hóa.

Hun trùng hàng hóa xuất khẩu là biện pháp thường sử dụng xịt hóa chất xử lý các loại côn trùng, … để làm các khoang tàu, hàng có sử dụng bao bì, kệ bằng giấy hoặc gỗ hay các thùng bằng gỗ trở nên sạch, tránh bị ô nhiễm, … trong khi vận chuyển hàng hóa, phòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ giữa các quốc gia trên thế giới.

Sau đây là những mặt hàng cần có chứng nhận hun trùng khi xuất khẩu:

  • Hàng nông sản và hàng hóa từ gỗ: Các mặt hàng như cà phê, hạt điều, tiêu và các mặt hàng từ gỗ như hàng thủ công mỹ nghệ, điêu khắc, mây tre đan, đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt,… có nguy cơ bị tấn công bởi mối mọt trong quá trình vận chuyển.
  • Bao bì và kiện gỗ: Hàng hóa xuất khẩu đóng gói bằng bao bì hoặc kiện gỗ, chẳng hạn như hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng… dễ bị tấn công bởi mối mọt. 
  • Điều kiện vận chuyển: Thời gian vận chuyển trên biển thường kéo dài và hàng hóa được vận chuyển trong container với nhiệt độ cao và độ ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và côn trùng
  • Quy định bảo vệ môi trường: Một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Âu, Mỹ, Úc,… có quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và yêu cầu hàng hóa được xuất khẩu phải được hun trùng. Vi phạm quy định này có thể dẫn đến xử phạt đối với người xuất khẩu.

Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác theo quy định cụ thể của từng quốc gia vùng lãnh thổ như hàng xuất khẩu từ các quốc gia, khu vực đang có dịch bệnh cũng cần được hun trùng khi xuất khẩu.

Lưu ý: khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định của từng nước để đảm bảo hàng hóa hợp lệ khi xuất nhập khẩu

Muốn cấp Giấy chứng nhận hun trùng Fumigation Certificate, DN cần chuẩn bị và hoàn tất một số Chứng từ, giấy tờ liên quan theo quy định xuất khẩu hàng sang nước khác.
Muốn cấp Giấy chứng nhận hun trùng Fumigation Certificate, DN cần chuẩn bị và hoàn tất một số Chứng từ, giấy tờ liên quan theo quy định xuất khẩu hàng sang nước khác.

III. Thủ tục làm hun trùng với hàng hóa xuất khẩu 

3.1 Bộ chứng từ cần chuẩn bị để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận hun trùng

Để được cấp giấy chứng nhận hun trùng cho hàng hóa xuất khẩu, bạn cần chuẩn bị một bộ chứng từ đầy đủ theo quy định. Bộ chứng từ này bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển)

Thời gian cấp chứng nhận hun trùng thường mất khoảng 1-2 ngày tính từ thời điểm phun thuốc và gửi bộ chứng từ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy trình và thời gian xử lý của cơ quan chứng nhận.

3.2 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hun trùng

Trước khi đóng gói bao bì, bên xuất khẩu sẽ liên hệ tới đơn vị hun trùng để tiến hành công tác kiểm tra hàng hóa. Sau khoảng thời gian 1-2 ngày, đơn vị hun trùng sẽ gửi tới chủ hàng hóa giấy chứng nhận hun trùng. Cụ thể thủ tục cấp chứng nhận:

  • Báo địa điểm, tên hàng, số lượng hàng hóa, người liên hệ, nước nhập khẩu, thời điểm cụ thể
  • Scan hoặc Fax vận đơn chủ (HAWB) cho Công ty hun trùng để họ có các thông tin cần thiết để cấp giấy chứng nhận
  • Nhận giấy chứng nhận hun trùng bản copy, kiểm tra thông tin trên chứng thư xem đầy đủ và chính xác chưa. Trong trường hợp chính xác thì ký vào xác nhận. Trường hợp thấy có sự sai lệch trong các thông tin, cần báo ngay tới Đơn vị hun trùng để được chỉnh sửa
  • Nhận chứng thư gốc và thanh toán tiền (nếu yêu cầu)

3.3 Quy trình làm thủ tục hun trùng với hàng xuất khẩu tại Việt Nam 

Nhận diện hàng hóa được hun trùng là đã được đóng dấu xác nhận hun trùng sau khi hàng được dùng thuốc xịt qua pallet gỗ.

Sau đó sẽ tiến hành phun thuốc lần 2 vào cửa container đóng kín thông qua đầu cao su ở trên cửa container. Với một container 40ft mất từ 3-4 lọ thuốc, container 20ft mất 2 lọ thuốc phun, lưu ý không nên đứng gần container lúc container đang được xử lý phun thuốc.

1. Giai đoạn chuẩn bị

  • Bước 1: Nghiên cứu văn bản
  • Bước 2: Khảo sát container
  • Bước 3: Khảo sát hàng hóa
  • Bước 4: Lập biên bản khảo sát
  • Bước 5: Lập phương án xông trùng

2. Giai đoạn thực hiện hun trùng hàng hóa xuất khẩu

  • Bước 1: Kiểm tra và triển khai thực hiện kế hoạch
  • Bước 2: Đặt ống dẫn thuốc
  • Bước 3: Làm kín
  • Bước 4: Bơm thuốc

3. Giai đoạn kết thúc

  • Bước 1: Chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị, xây dựng các tình huống để xả độc
  • Bước 2: Xả hơi độc
  • Bước 3: Nghiệm thu

Việc hun trùng hàng cần thời gian nhất định vì vậy doanh nghiệp cần cân đối thời gian đóng hàng, trở hàng hạ bãi cảng để không bị lỡ tàu. Thực tế quá trình hun trùng hàng hóa không tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng nếu doanh nghiệp quyên việc này khi xuất khẩu hàng hóa thì nguy cơ bị trả hàng về tại cảng nhập rất cao. Vì vậy cần tìm hiểu rõ thủ tuc nhập khẩu tại nước mua hàng đê tránh những tình huống đáng tiếc đã từng gặp phải./.

Hàng hóa xuất khẩu được làm hun trùng trong thời gian từ 1-2 ngày
Hàng hóa xuất khẩu được làm hun trùng trong thời gian từ 1-2 ngày

IV. Nội dung trên giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate)

Trên một Giấy chứng nhận hun trùng đạt chuẩn cần có những thông tin như sau:

  • Description of goods: Mô tả hàng hóa – Nội dung giống với trên invoice và vận đơn
  • Quantity: Số lượng hàng hóa
  • Weight: Trọng lượng
  • B/L No: Số vận đơn
  • Has been fumigated with: Được khử trùng bằng thuốc gì (Methyl Bromide)
  • Means of conveyance: Tên phương tiện vận chuyển
  • Duration of exposure: Thời gian thuốc ngấm (48 giờ ở 25 độ C)
  • Dosage: Liều lượng (48gr/m3)
  • Date fumigated: Ngày khử trùng (ngày đóng container hàng xuất khẩu, thông thường trước ETD vài ngày)
  • Place of fumigation: Địa điểm khử trùng (Có thể ở nhà máy nơi đóng cont hoặc khử trùng tại bãi để container gần cảng)
  • Consignee: Người nhận hàng (Buyer)
  • Số cont/seal

V. Hâu Quả Nếu Thiếu Chứng Nhận Hun Trùng Kiểm Dịch 

Việc không tuân thủ quy định về hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra:

  • Bị trả lại hoặc bị từ chối nhập khẩu: Các thị trường quốc tế như Châu Âu, Úc, Mỹ, Canada và nhiều quốc gia khác thiết lập những quy định nghiêm ngặt về hun trùng hàng hóa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng ngừa sự lây lan của các loại côn trùng gây hại hoặc các dịch bệnh. Nếu hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu hun trùng đúng quy định, lô hàng có thể bị từ chối nhập khẩu hoặc trả lại về nước.
  • Quên hun trùng hàng hóa: Trong quá trình chuẩn bị lô hàng để giao cho hãng tàu, thời gian đóng container (Closing time) thường gấp rút và gây áp lực cho người làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong tình huống này, việc tập trung vào việc đảm bảo container được nhận và lên tàu kịp thời có thể khiến việc hun trùng bị lãng quên hoặc không được thực hiện đầy đủ.
  • Hun trùng không đạt yêu cầu: Mặc dù đã thuê dịch vụ hun trùng, nhưng trong một số trường hợp, hàng hóa tới cảng đến có thể bị yêu cầu phải hun trùng lại do chất lượng hun trùng không đạt yêu cầu. Nguyên nhân có thể là do sự cố kỹ thuật trong quá trình hun trùng hoặc không tuân thủ đúng quy trình. Việc này không chỉ gây phát sinh thêm chi phí cho việc hun trùng lại mà còn làm chậm quá trình xuất khẩu và có thể làm mất lòng tin của đối tác thương mại.
  • Chứng thư hun trùng không được chấp nhận: Một số cảng đến trong các thị trường như Châu Âu, Úc, Mỹ có thể không chấp nhận chứng thư hun trùng từ một số đơn vị cung cấp dịch vụ hun trùng tại Việt Nam do không đảm bảo chất lượng dịch vụ hoặc không tuân thủ đúng quy định. Điều này tạo ra trở ngại trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đồng thời yêu cầu đơn vị xuất khẩu phải tìm kiếm các đơn vị hun trùng khác có thể được chấp nhận tại điểm đến.

Vì vậy, việc tuân thủ quy định hun trùng hàng hóa và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hun trùng uy tín và đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo thành công và tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu.

 

Kết luận: Khi vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu hàng từ Việt Nam đi các nước, đặc biệt các nước Châu Âu, doanh nghiệp và khách hàng cần lưu ý đặc biệt tới các vấn đề liên quan đến hun trùng, khử trùng.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp chị Tiên và độc giả hiểu rõ về phiếu hun trùng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Phiếu hun trùng (Fumigation Certificate) dùng làm gì? Hàng hóa nào cần phải có”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Xin cảm ơn!

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Huyền says:

    Nếu hàng hóa cần phải hun trùng mà chủ hàng hay shipper k làm thủ tục cấp giấy chứng nhận hun trùng thì bị xử lý như nào ạ

    0
    0
  2. Ngọc Minh says:

    nếu mình k biết mặt hàng cty mình sắp xuất khẩu có cần thiết phải hun trùng và xin giấy chứng nhận hun trùng hay k thì phải làm như nào hay tham khảo ý kiến ai ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Nhi nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn. Bạn có thể tham khảo phần so sánh dưới đây:
      1. Mục đích sử dụng:
      H2: Dùng cho các loại hàng hóa xuất khẩu đi các nước có yêu cầu hun trùng theo phương pháp Methyl Bromide (MB).
      H3: Dùng cho các loại hàng hóa xuất khẩu đi các nước có yêu cầu hun trùng theo phương pháp Phosphine (Phostoxin).
      2. Loại hóa chất hun trùng:
      H2: Sử dụng Methyl Bromide (MB), một loại hóa chất độc hại cao, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
      H3: Sử dụng Phosphine (Phostoxin), một loại hóa chất ít độc hại hơn MB, an toàn hơn cho sức khỏe con người và môi trường.
      3. Quy trình hun trùng:
      H2: Quy trình hun trùng phức tạp hơn, đòi hỏi thời gian chờ lâu hơn (thường từ 24 đến 48 tiếng) và cần có khu vực hun trùng chuyên dụng.
      H3: Quy trình hun trùng đơn giản hơn, thời gian chờ ngắn hơn (thường từ 4 đến 8 tiếng) và có thể hun trùng trực tiếp trong container.
      4. Chi phí:
      H2: Chi phí hun trùng cao hơn do sử dụng hóa chất độc hại hơn và quy trình phức tạp hơn.
      H3: Chi phí hun trùng thấp hơn do sử dụng hóa chất ít độc hại hơn và quy trình đơn giản hơn.
      5. Tính hiệu lực:
      H2: Giấy Chứng Nhận Hun Trùng H2 có hiệu lực trong vòng 30 ngày kể từ ngày hun trùng.
      H3: Giấy Chứng Nhận Hun Trùng H3 có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày hun trùng.

      0
      0
  3. Hoài Thu says:

    Giấy Chứng Nhận Hun Trùng được yêu cầu bởi các quốc gia nhập khẩu cho những sản phẩm nào?

    0
    0
  4. Hà Châu says:

    Giấy Chứng Nhận Hun Trùng có thời hạn sử dụng bao lâu kể từ ngày được cấp vậy ạ trung tâm

    0
    0

Trả lời Quốc Viễn Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *