HANDLING FEE Phí Gì Trong Logistics & Xuất Nhập Khẩu

3732 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
HANDLING FEE Phí Gì Trong Logistics & Xuất Nhập Khẩu

Handling Fee là một loại phụ phí mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp khi xử lý các đơn hàng quốc tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại phí này đôi khi lại khiến nhiều doanh nghiệp thắc mắc tại sao lại phải đóng thêm. Vậy Handling Fee là phí gì trong Logistics & xuất nhập khẩu, hãy cùng VinaTrain Việt Nam tìm hiểu thêm về loại phụ phí này nhé

HANDLING FEE Phí Gì Trong Logistics & Xuất Nhập Khẩu
HANDLING FEE Phí Gì Trong Logistics & Xuất Nhập Khẩu

1. Handling Fee là phí gì?

Để hiểu được phí Handling Fee là gì ta sẽ tìm hiểu về phí Handling Charge: Phí Handling Charge là một loại phí quan trọng trong lĩnh vực logistics do hãng tàu hoặc forwarder lập ra để thu phí của shipper hoặc consignee nhằm bù đắp chi phí take care lô hàng của bạn. Ví dụ như phí giao dịch giữa đại lý của hãng tàu/forwarder, chi phí làm manifest và chi phí làm D/O, chi phí điện thoại, chi phí khấu hao,…

Phí Handling Charge được chia làm 2 loại phụ phí: Handling FeeTHC. Hay nói cách khác phí Handling Fee là một phần của phí Handling Charge

Phí handling (handling fee): Phụ phí xử lý hàng hóa. Khoản phí này được dùng để chi trả và duy trì mạng lưới đại lý của các đơn vị vận chuyển trên toàn thế giới. Để có thể duy trì được mạng lưới liên kết giữa các đơn vị vận chuyển trên thế giới thành một mạng lưới thông tin chung, giúp cho việc trao đổi, nhận hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Các đơn vị vận chuyển phải chi trả các khoản như cước phí điện thoại, chứng từ, giấy tờ,… cùng các chi phí khác. Để có thể trang trải cho các khoản phí này, bắt buộc các đơn vị vận chuyển thu khoản phí xử lý hàng hóa từ phí khách hàng.

Có thể kể tới một số phí Handling thường được nhắc đến nhiều như phí mà đại lý của hãng tàu/forwarder, phí làm D/O và phí kê khai manifest, phí làm thủ tục khai báo với cơ quan hải quan, chi phí khấu hao,

2. Đặc điểm của phí Handling

Sau đây là một số đặc điểm của phụ Phí Handling mà các bạn cần quan tâm:

  • Phí Handling Fee do các hãng tàu hoặc forwarder này sẽ thu của shipper hoặc consignee để đảm bảo hàng hóa được take care tôt.
  • Phí này xuất hiện khi forwarder tại Việt Nam giao dịch với chi nhánh của họ ở nước ngoài để xác lập tư cách đại diện của họ tại nước ta.
  • Quy trình công nhận đại diện chi nhánh được thực hiện và tiền công sẽ tính chung vào phí handling.
  • Chi phí thực hiện gồm phí khai báo hải quan, phí đăng ký B/L, phí đăng ký D/O hay các thủ tục khác.

Trên thực tế, Phí Handling Charge sẽ không được các hãng tàu thu trực tiếp. Mặc dù vậy, một số hãng sẽ thu phụ phí này thông qua đơn vị forwarder. Chính vì thế forwarder sẽ là đơn vị thu phí này từ các chủ hàng và tính phí handling gộp vào tổng phí vận tải đường biển. Lý do là bởi forwarder được chỉ định không hưởng hoa hồng từ phí cước tàu xuyên suốt quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.

3. Sự khác nhau giữa phí Handling và THC

Phí Handling Charge nói chung sẽ được chia thành 2 loại phí là phí THC (Terminal Handling Charge)Handling fee. Vì tên gọi có phần tương tự nhau nên hai loại phí này hay bị nhầm lẫn với nhau.

Phí Handling Fee sẽ ít phổ biến hơn so với phí THC trong Logistics & xuất nhập khẩu.

Phí THC (Terminal Handling Charge): là phụ phí xếp dỡ tại cảng (tính cả cảng nhập hàng và cảng xuất hàng). Phí sẽ được tính trên mỗi container và theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm mục đích chi trả cho việc xếp dỡ hàng tại cảng.

Cảng sẽ thu phí THC từ phía những hãng tàu và các hãng tàu sẽ thu lại phí này từ phía khách hàng. Phí THC thường sẽ bao gồm 2 loại phí là: Phí xếp dỡ container hàng và phí vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi container.

Hãng sẽ thu phí THC của Consignee tại cảng xếp (port of loading) đối với các điều kiện giao hàng (EXW, FCR, FAS) và thu phí của Shipper tại cảng dỡ (port of discharge) đối với các terms (DAT, DDP).

Từ các đặc điểm trên ta có thể thấy được phí THC khác biệt so với phí Handling. Phí THC là phí phát sinh trong quá trình làm việc tại cảng còn phí Handling fee là phí do các forwarder thu nhằm bù vào các chi phí làm thủ tục và chuyển giao hàng hóa.

4. Tại sao lại tách riêng Handling Fee với phí vận tải biển?

Trên thực tế người ta sẽ tách riêng Handling fee và cước vận tải bởi các lý do sau:

  • Hãng tàu và đơn vị Forwarder cần tách riêng cước vận và phụ phí handling nhằm dễ dàng hơn tỏng việc thống kê doanh thu, chi phí bỏ ra. Hạn chế việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Doanh nghiệp sẽ chi trả các phụ phí này dưới đồng tiền địa phương nhưng cước vận lại được tính theo đồng đô la Mỹ.
  • Việc bóc tách hai loại cước vận và phụ phí handling nhằn tăng cạnh tranh về giá cước. Hãng tàu hay đơn vị forwarder sẽ báo cước vạn cho khách với mức giá cực kì hợp lí mà không liên quan đến các phụ phí đi kèm.
  • Đối với đơn vị chủ hàng, việc tách riêng cước vận và phụ phí sẽ giúp họ biết đươc thực tế cước phí áp dụng đối với lô hàng là bao nhiêu. Từ đó cân đối các khoản phí đóng gói hàng và chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình vận tải.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm

Trên đây là những kiến thức cần biết về phí Handling Fee, những đặc điểm chính qua đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại phụ phí này, tránh nhầm lẫn giữa phí Handling Fee và một loại phụ phí khác là THC. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phí Handling Fee hãy gửi câu hỏi bên dưới để chúng ta cùng nhau thảo luận về chủ đề này nhé

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Pingback: HANDLING FEE Phí Gì Trong Logistics & Xuất Nhập Khẩu – VinaTrain Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *