Người mới làm xuất nhập khẩu hay đang tự học sẽ gặp nhiều từ chuyên ngành. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, bạn cảm thấy khó chịu khi đồng nghiệp và đối tác hỏi: đi coload, hoặc hàng consol hay bên coloader này đang phụ trách. Mời bạn đọc tham khảo bài viết giải thich ý nghĩa thuật ngữ lại do trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain trao đổi.
I. Khái Niệm Hàng ConSol
Thuật ngữ consol hàng đầy đủ là Consolidation: là gom lại từ nhiều nguồn khác nhau thành một nhóm, hàng consol hay còn gọi là hàng lẻ LCL – Less than Container Load. Đây là cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Đối với những công ty có số lượng hàng lớn thì đây là một hình thức vận tải giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí giao nhận.
Đối với các công ty giao nhận vận tải: cung cấp dịch vụ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích viêc gom nhiều lô hàng lẻ này lại gọi chung là hàng consol.
Ví dụ về hàng consol thường gặp:
Công ty Mes cần vận chuyển 5 tấn hàng từ Việt Nam qua Sing, thực tế lô hàng này không đủ để đóng đầy container nhưng vẫn có cách chở qua Sing đó là công ty VinaTrain lúc này trong vai trò Coloader sẽ gom nhiều lô hàng lẻ như vậy để đóng chung và một container (thể tích chứa hàng 1 cont 20 là 33m khối và khoảng 27 tấn hàng.)
Ưu và nhược điểm của hình thức làm hàng consol
Đơn Vị | Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
|
|
Có được nhiều khách hàng, đẩy mạnh dịch vụ vì thực tế hàng biển đi lẻ rất nhiều doanh nghiệp xử lý tốt dịch vụ sẽ gia tăng lợi nhuận. Đảm bảo tiến độ với hãng tàu. | Áp lực cao nếu công ty còn mới, chưa có nhiều khách hàng để tăng tiến độ đi hàng. |
II. Hàng co-load là gì
Hàng coload đây là hình thức vận tải trong vận chuyển áp dụng với 2 hình thức hàng lẻ (LCL) hoặc hàng Container (FCL). Hiểu một cách đơn giản là khi lô hàng của bạn qua nhiều đơn vị vận chuyển để tới cảng đích thì đó gọi là hàng coload.
Bạn sẽ thấy có nhiều khái niệm:
- Co-loader (Người đóng ghép hàng lẻ LCL): Thực tế Co-loader sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau (người bán lại cước hàng lẻ, người gom hàng lẻ, người gom hàng nguyên cont) hoặc nhiều vai trò kết hợp lại với nhau, tùy theo tình huống
- Consolidator (Người gom hàng lẻ): Sẽ book cước với NVOCC để có giá cước tốt hoặc mua trực tiếp từ hãng tàu.
- NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier): Đơn vị kinh doanh vận tải biển có thể gọi (carrier) mua bán cước khác với hãng tàu (Shipping line) 1 điều là NVOCC không sở hữu tàu.
2.1 Gom Hàng Co-load đối với LCL & FCL
Trong thực tế, những lô hàng coload (LCL) được đóng cùng container sẽ không tới cùng 1 cảng đích mà chuyển tải qua các cảng khác sau đó lại gom hàng vào container khác. Hoặc có thể hiểu khi một lô hàng bạn xuất ra nước ngoài mà qua nhiều dịch vụ vận chuyển thì gọi là hàng coload. Việc tiếp tục được gom vào những container khác như vậy được gọi là (reload) trước khi tới cảng đích.
Ví dụ thực tế về hàng Co-load: Công ty Bình An cần chuyển 15 khối hàng từ Hải Phòng tới BuSan, Hàn Quốc. Thể tích hàng này không đủ đóng container. Như vậy để tiết kiệm chi phí công ty Bình An sẽ ghép hàng của mình với 1 chủ hàng khác.
Như vậy người gom hàng được gọi là co-loader. Hàng này sẽ được tính là đi Co-load.
2.2 Gom hàng co-load cho hàng container FCL
Đối với hàng nguyên container (FCL) ít được gọi là hàng consol sẽ làm việc với các đơn vị NVOCC. NVOCC là những công ty có container rỗng tuy nhiên không có tàu, sẽ cho FWD thuê container và bán lại cước đã mua của hãng tàu. Điều này có nghĩa là không book cước trực tiếp với hãng tàu. Khách hàng book qua FWD book lên NVOCC thì đã giống với việc co-load.
II. Đơn Vị Nào Phụ Trách Làm Hàng Consol
Doanh nghiệp có hàng sẽ liên hệ với đơn vị dịch vụ để báo cước và thủ tục thực tế thì chủ hàng ít khi phân biệt hàng cont đi bên A hàng lẻ đi bên B mà họ sẽ gửi hết thống tin hàng của mình cho bên dịch vụ hỗ trợ mình. Các công ty logisitcs hoặc forwader khi nhận được thông tin sẽ bán cước lại cho các công ty coloader
Người gom hàng gọi là consolidator- hoặc Coloader.
Nhiều người nghĩ, nếu bán cước qua lại như vậy chủ hàng có bị tăng giá cước không? Thực tế thì giá cước mà coloader bán cho các công ty logistics là giá buôn. Để giữ chân khách hàng công ty logistics sẽ tự điều chỉnh giá phù hợp với khách hàng.
III. Những Lưu Ý Cần Biết Khi Gửi Hàng Consol, Co-load
- Hàng consol sẽ có sự chênh lệch về cước khá nhiều, ngoài ra hàng lẻ phát sinh nhiều chi phí tại kho gom hàng lẻ chủ hàng cần hiểu trước về các loại chi phí này.
- Hàng lẻ nếu không làm được với các bên vận chuyên không uy tín sẽ gây tâm lý ức chế cho chủ hàng.
- Thường thì coloader sẽ chờ hàng đến từ các nguồn khác nhau, và không phải lúc nào tất cả các lô hàng gom của chúng ta sẽ đến cùng một lúc. Lúc này sẽ phát sinh phí lưu kho bãi tại điểm gom hàng, sẽ phát sinh thêm phí đóng hàng.
Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về địa chỉ học xuất nhập khẩu ở tphcm và hà nội, hãy để lại bình luận bên dưới, Trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain luôn sẵn sàng hỗ trợ cùng bạn trong việc định hướng theo nghề xuất nhập khẩu.
Trân trọng!
—————————————————————————
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Mục lục nội dung
hàng coload tức là đi ghép hàng đúng không trung tâm, cho em hỏi em muốn được tư vấn khóa xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu thì cần học từ đâu và phải học những gì ạ