Qua một loạt bài về chế độ bảo hiểm xã hội liên quan tới tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì nhiều bạn đọc giả đã hiểu rõ ràng hơn các quyền lợi của mình. Tuy nhiên một số đọc giả có gửi mail cho trung tâm thắc mắc liên quan tới giám định tai nạn lao động, vì vậy trung tâm chia sẻ thông bài viết sau đây cho mọi người nắm rõ hơn.
1. Hồ sơ giám định lần đầu do tai nạn lao động
– Trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định: Giấy giới thiệu theo PHỤ LỤC 1.
– Trường hợp không thuộc quyền quản lý người lao động: Giấy giới thiệu PHỤ LỤC 2.
– Bản chính hoặc bản sao Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định;
– Bản chính hoặc bản sao Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định. Mẫu BBTNLD
– Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: CMND; thẻ CCCD; Hộ chiếu còn hiệu lực.
2. Hồ sơ giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp
– Trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định: Giấy giới thiệu theo PHỤ LỤC 1
– Trường hợp không thuộc quyền quản lý người lao động: Giấy giới thiệu PHỤ LỤC 2
– Bản chính hoặc bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
– Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có). PHỤ LỤC 4_TOM TAT HO SO BENH AN
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: CMND; thẻ CCCD; Hộ chiếu còn hiệu lực.
3. Người lập hồ sơ giám định: người sử dụng lao động
4. Nơi nhận hồ sơ giám định: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh thành phố
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội thì các bạn có thể đặt câu hỏi ngay tại bên dưới bài viết hoặc gửi email vào leminhnghia23290@gmail.com. Cám ơn
Ths. Lê Minh Nghĩa – Giảng viên nghiệp vụ HCNS tại Trung tâm Giáo dục đào tạo thực tế VinaTrain
Mục lục nội dung
Cám ơn trung tâm nhiều, nội dung mình đang cần tìm.