I. Người mới bắt đầu học kế toán cần lưu ý những gì?
1.1. Xác định mục tiêu học kế toán rõ ràng theo từng giai đoạn
Việc xác định mục tiêu học tập là việc không thể thiếu khi bắt đầu học kế toán. Thông thường những người xác định được mục tiêu sẽ là những người thành công sớm, vì chúng giúp kiểm soát hướng đi từ những vấn đề nhỏ nhặt đến những vấn đề lớn. Đặc biệt, đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm, việc xác định mục tiêu lại càng quan trọng hơn cả.
- Bài viết được đọc nhiều nhất: Khóa học kế toán online
Bạn có thể tham khảo 5 bước xác định mục tiêu học kế toán sau đây:
- Bước 1: Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Bạn cần xác định mục tiêu mình cần thực hiện là gì, càng cụ thể càng tốt, đồng thời chọn lọc những mục tiêu bao quát và thực sự có giá trị.
- Bước 2: Xem xét nguồn lực, nhân tố rủi ro: Bạn cần xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình và kết quả khi thực hiện mục tiêu đó. Ví dụ với người mới học kế toán các rủi ro có thể xảy ra như: làm sai nghiệp vụ trong quá trình thực hành, được bạn bè, người thân khuyên học ngành khác,… từ đó, đề ra các phương pháp giảm thiểu rủi ro.
- Bước 3: Lên danh sách công việc cụ thể: Bạn cần theo dõi sát sao các đầu công việc cần triển khai báo gồm: mục tiêu, ngày bắt đầu, ngày hoàn thành, hoạt động cụ thể, các nguồn lực có sẵn,….
- Bước 4: Xây dựng nguyên tắc cho bản thân: Bạn cần đề ra những nguyên tắc và tuân thủ những nguyên tắc đó để tránh lãng phí thời gian và việc học không đạt hiệu quả mong muốn.
- Bước 5: Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh: Bạn không nên chỉ lao vào thực hiện kế hoạch trong mù quáng. Không có kế hoạch nào là hoàn hảo ngay từ đầu, sẽ luôn có điểm bất cập và những điều chỉnh phù hợp với kế hoạch hơn.
1.2. Tạo nền tảng kiến thức về phần hành và nguyên lý kế toán
Kiến thức nền tảng là một phần quan trọng để đánh giá thành công của bạn trong việc tự học kế toán. Chúng sẽ được thu thập thông qua các trải nghiệm, kinh nghiệm mà người học có được trong quá trình học tập. Khi bạn đã có một kiến thức nền tảng về kế toán, bạn có thể dễ dàng phân tích, đọc bảng báo cáo tài chính, và tạo nền móng cho việc học nâng cao, chuyên sâu kiến thức chuyên môn.
Ngoài việc học đơn thuần bạn có thể học và thi các chứng chỉ kế toán để mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai như: CPA, ACCA, CIMA hay CFA. Trường hợp bạn muốn theo nghề kế toán thì nên lựa chọn chứng chỉ CPA và ACCA, còn theo tài chính, đầu tư thì nên chọn chứng chỉ CFA và CIMA.
1.3. Các tố chất cần thiết để làm được kế toán tổng hợp
Kế toán là công việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp. Đi kèm với công việc đảm bảo độ chính xác cao đó, người làm kế toán chỉ có riêng kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ. Để trở thành người làm kế toán giỏi, bạn cần đảm bảo các tố chất sau:
II. Các bước học kế toán hiệu quả
2.1. Học nguyên lý kế toán
Bắt cứ công việc gì cũng phải bắt đầu từ những thứ đơn giản. Đối với người mới bắt đầu tự học, việc hiểu nguyên lý kế toán là điều tối thiểu, đồng thời nên biết về kế toán là gì? vai trò của kế toán? các vị trí của kế toán trong doanh nghiệp?
Khi hiểu được nguyên lý kế toán bạn có thể ứng dụng được rất nhiều điều vào thực. Để có thể học giỏi phần kiến thức này, kinh nghiệm là bạn phải kiên trì, chịu khó làm nhiều bài tập định trên cơ sở phải hiểu rõ bản chất của từng tài khoản này. Trên thực tế, không dễ để người mới có thể học điều này, sẽ rất dễ bị nản lòng với những môn học tưởng chừng như khô khan này. Để tránh trường hợp này, bạn nên tìm một người thầy, người bạn có thể đồng hành cùng mình trong quá trình theo đuổi kế toán.
2.2. Học lập báo cáo, kê khai thuế, báo cáo tài chính
Sau khi đã tường tận về nguyên lý kế toán, để làm tốt công việc của kế toán thực tế, bạn có thể thực hành thông qua việc lên được các Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sử dụng một trong những phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tự học những kiến thức này sẽ vô cùng khó khăn, đối với văn bằng pháp luật về Thuế và kế toán nhiều vô kể sẽ khiến bạn không biết nên học cái gì trước, học cái gì cho hiệu quả. Từ đó, những kiến thức bạn học không có tính hệ thống, dễ nhớ dễ quên và nếu mang áp dụng vào thực tế, rùi ro sẽ rất cao.
Lời khuyên dành cho bạn là nên tham gia vào các khóa học kế toán ngắn hạn, đây sẽ là cách tối đa hóa hiệu quả học tập cho người chưa có kinh nghiệm. Bởi lẽ, khi học những khóa học tại trung tâm uy tín, bạn có thể rút ngắn quá trình học tập, có được người thầy hướng dẫn xuyên suốt và mở rộng được các mối quan hệ trong ngành.
2.3. Thực hành thành thạo kế toán tổng hợp trên các phần
Để có thể áp dụng được những kiến thức đã học, bạn cần chăm chỉ sử dụng các phần mềm kế toán cho đến khi nó trở thành kỹ năng của mình. Một số phần mềm kế toán bạn có thể tham khảo như:
III. Một số phương pháp học kế toán khoa học
3.1. Tham gia các diễn đàn, hội nhóm
Thông qua việc sử dụng các diễn đàn, hội nhóm làm môi trường học tập, người học sẽ được tiếp xúc gần gũi và có những mối quan hệ, giao tiếp hiệu quả hơn với những người có kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra, việc tham gia các hội nhóm sẽ giúp các bạn học tập hiểu quả hơn nhờ quá trình thu thập thông tin, mở rộng hiểu biết và thu về những phương pháp học kế toán hiệu quả khác. Đây sẽ là cơ hội lớn để các bạn phát triển bản thân trong ngành này.
3.2. Xin thực tập, học việc tại các doanh nghiệp
“Học thì phải đi đôi với hành” khi đi thực tập, học tập tại các doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Thực tế khi đi làm, các doanh nghiệp không chỉ yêu cầu các kiến thức cơ bản mà phải có kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành của mình. Vì vậy, để tạo cơ hội cho tương lai sau này, bạn có thể xin những vị trí thực tập không yêu cầu kinh nghiệm để trau dồi.
3.3. Tham gia các khóa học đào tạo nghề thực tế tại các trung tâm uy tín
Để việc học kế toán cho người mới bắt đầu thành công bạn phải thực sự chăm chỉ, quyết tâm và yêu nghề. Bên cạnh đó việc sở hữu cho mình một khóa học nâng cao trình độ, rút ngắn thời gian học tập cũng sẽ là 1 lựa chọn vô cùng khôn ngoan. Tuy nhiên việc tìm kiếm khóa học uy tín, chất lượng đào tạo tốt, chương trình giảng dạy tiên tiến lại không phải điều dễ dàng.
Dưới đây, VinaTrain sẽ giới thiệu đến bạn khóa học kế toán ngắn hạn với cam kết “Học để làm được việc”
IV. Khóa học kế toán ngắn hạn tại VinaTrain
Với kinh nghiệm 6 năm đào tạo và đào tạo thành công hàng nghìn học viên làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp, VinaTrain khẳng định chất lượng đào tạo kế toán hàng đầu.
4.1. Lý do bạn nên học kế toán tại VinaTrain
4.2. Mục đích của khóa học
Sau khi kết thúc khóa học kế toán tổng hợp tại VinaTrain bạn sẽ thành thạo các nghiệp vụ về kế toán như:
Khi đến với VinaTrain, bạn không chỉ được đào tạo, học tập trong môi trường thực tế, trẻ trung mà còn được nhận những trải nghiệm tuyệt vời từ quá trình tư vấn chọn lọc đến khi kết thúc khóa học. Dưới đây Quy trình 10 bước làm việc tối ưu tại VinaTrain, cam kết sẽ giúp các bạn học viên có thể làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp.
4.3. Chương trình đào tạo
Nội Dung Khóa Học Kế Toán Thực Hành
“TẠI VINATRAIN BẠN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI KẾ TOÁN VIÊN 01 NĂM KINH NGHIỆM”
Phần 1: Nguyên Lý Kế Toán
- Hệ thống Tài khoản Kế toán theo Chế độ Kế toán hiện hành: Thông tư 200 và Thông tư 133
- Đối tượng Kế toán: Tài sản và Nguồn vốn
- Phương trình cân bằng & các mối quan hệ giữa Tài sản & Nguồn vốn
- Bài tập Phân biệt Tài sản ngắn hạn, dài hạn, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu
- Hạch toán kế toán Kép – Định khoản kế toán – Xử lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Bài tập làm quen Tên Tài khoản kế toán và định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh…
1– KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
- Chứng từ Thu – Chi – Báo có – Báo Nợ – Ủy nhiệm chi – Sec – Kiểm kê quỹ…
- Hạch toán kế toán về Vốn bằng tiền
- Thực hành lập chứng từ & vào Sổ quỹ TM, Sổ TGNH
2- KẾ TOÁN KHO:
- Chứng từ Nhập – Xuất kho, Bảng kê Nhập hàng – Xuất hàng, Sổ chi tiết theo dõi nguyên vật liệu – Thành phẩm – Hàng hóa, Thẻ kho
- Hạch toán kế toán Kho – Các phương pháp theo dõi hàng tồn kho – Xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
- Thực hành Lập chứng từ & Bảng kê báo cáo Nhập xuất tồn kho
1- KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
- Chứng từ: Bảng chấm công, Bảng Lương, Sổ lương
- Cách hạch toán về chi phí lương phải trả, đã trả
- Thực hành tính lương, các khoản giảm trừ theo lương, thuế TNCN phải trừ và vào sổ sách
2- KẾ TOÁN TÀI SẢN:
- Chứng từ ghi nhận 1 số Tài sản: TSCĐ, CCDC, Chi phí trả trước…
- Cách hạch toán khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC, phân bổ chi phí trả trước…
- Bài tập thực hành
- Các chứng từ theo dõi Chi phí phát sinh, Hóa đơn mua vào
- Hạch toán chi phí tại Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp
- Xác định giá vốn và chi phí
- Kế toán công nợ các khoản phải trả, tiền vay…
- Bài tập thực hành
- Hóa đơn bán hàng và các chứng từ Ghi nhận Doanh thu, Thu nhập
- Hạch toán Doanh thu và thu nhập khác theo Luật Kế toán và theo Luật thuế
- Hạch toán Thuế GTGT phải nộp
- Kế toán công nợ phải thu – Các khoản đầu tư khác
- Bài tập thực hành
Phần 2: Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành
- Khai giảng khóa học
- Hệ thống lại Nguyên lý kế toán và hạch toán kế toán
- Kế toán Tiền và các khoản tương đương Tiền trong doanh nghiệp
- Chứng từ liên quan đến Tiền: TGNH, Tiền mặt tại quỹ, Hóa đơn mua vào
- Bán ra và các khoản chi phí cần thanh toán
- Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán Vốn bằng tiền & Nhập liệu chứng từ thực tế trên Excel
- Kế toán Tài Sản Cố Định
- Kế toán Công Cụ Dụng Cụ
- Kế toán Chi Phí Trích trước
- Chứng từ liên quan đến Tăng – Giảm & theo dõi kiểm kê TSCĐ – CCDC, Trích khấu hao TSCĐ, phân bổ CDCD dùng nhiều lần và Chi phí trả trước
- Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán TSCĐ, CCDC, CPTT & Nhập liệu chứng từ thực tế trên Excel
- Báo Tăng – Giảm Lao động, Hợp đồng lao động và Hệ thống thang lương
- Phân bổ Tiền lương và Trích – Nộp – Thu BHXH theo chế độ hiện hành
- Định khoản nghiệp vụ kế toán Tiền lương, các khoản trích theo Lương & Nhập liệu chứng từ thực tế trên Excel
- Theo dõi Tăng – Giảm – Kiểm kê Hàng tồn kho
- Theo dõi Hàng xuất, Hàng gửi đi bán, Xác định Hàng đã tiêu thụ, Xác định Giá trị hàng Nhập Xuất
- Các nghiệp vụ liên quan lưu ý cần biết
- Thực hành Định khoản nghiệp vụ kế toán Hàng tồn kho & Nhập liệu chứng từ thực tế trên Excel
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Doanh thu hoạt động tài chính + Chi phí tài chính
- Các khoản thu nhập khác + Chi phí khác
- Thực hành Hóa đơn bán hàng & Nhập liệu chứng từ thực tế trên Excel
- Tập hợp chi phí SX và tính Giá vốn
- Các bút toán tập hợp và phân bổ chi phí cuối kỳ, Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
- Thực hành các nghiệp vụ tổng hợp & kết chuyển – Khóa sổ trên Excel
- Những lưu ý và công việc phát sinh của kế toán tổng hợp vào cuối kỳ
- Hướng dân đối chiếu sổ kế toán chi tiết, Sổ cái
- Thực hành đối chiếu Nhật ký chung & đối chiếu các sổ trên Excel
- Các phần hành kế toán trên Phần mềm Misa
- Hướng dẫn khai báo Danh mục và số dư đầu kỳ các tài khoản và Phần mềm Misa
- Hoàn thiện những nghiệp vụ đặc thù ở các loại hình DN khác
- Hoàn thiện phần nhập liệu vào Excel
- Đối chiếu Bảng cân đối số phát sinh
- Lâp bảng cân đối kế toán
- Lập Kết quả hoạt động kinh doanh
- Lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
- Lập Thuyết Minh báo cáo tài chính
- Các kiểu BCTC thực tế tại DN của HV
- Nhập liệu Chứng từ Mua hàng vào Phần mềm Misa
- Hướng dẫn làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh – Nhập liệu Misa
Phần 3: Kế Toán Thuế Căn Bản
- Thời hạn nộp các loại Báo cáo Thuế
- Các bước khai thuế khi thành lập ban đầu
- Lệ phí Môn bài
- Hóa đơn điện tử & Cách kiểm tra Hóa đơn Hợp lý, hợp lệ, hợp pháp
- Thông báo phát hành hóa đơn
- Tra cứu thông tin Hóa đơn, thông tin doanh nghiệp, MST
- Cài đặt phần mềm kê khai thuế HTKK
- Thực hành nhập liêụ chứng từ thanh toán tiền mặt, TGNH vào Phần mềm Misa
- Kê khai thuế GTGT (Khấu trừ, Trực tiếp, Vãng lai, Hoàn thuế)
- Thực hành kê khai thuế GTGT trên PM HTKK
- Thực hành Nộp tờ khai thuế GTGT& nộp thuế điện tử qua mạng
- Thực hành nhập liệu chứng từ Bán hàng trên Phần mềm Misa
- Đăng ký MST CN, đăng ký giảm trừ gia cảnh
- Kê khai thuế TNCN theo kỳ, Quyết toán năm
- Cách tính và kê khai thuế TNCN
- Thực hành kê khai thuế TNCN trên phầm mềm HTKK
- Thực hành Nộp tờ khai thuế TNCN& nộp thuế điện tử qua mạng
- Thực hành các bút toán tổng hợp trên Phần mềm Misa
- Các khoản được và không được trừ khi Quyết toán thuế TNDN
- Kết chuyển Lỗ và các điều cần lưu ý khi xác định thuế TNDN tại DN của Học viên
- Xác định & nộp Thuế TNDN tạm tính hàng quý
- Quyết toán thuế TNDN trên phầm mềm HTKK
- Thực hành Nộp tờ khai thuế TNDN & nộp thuế điện tử qua mạng
- Thực hành Khóa sổ trên Phần mềm Misa
- Lập Báo cáo tài chính trên Phần mềm Misa
- Ôn Tập Và Giải Đáp Về Thuế
- Các vấn đề khác biệt giữa Chế độ kế toán và Luật Thuế hiện hành
- Giải Đáp Thắc Mắc nghiệp Vụ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI NHẤT
LỊCH KHAI GIẢNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
Địa Chỉ Học: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy
[wptb id=5001]LỊCH KHAI GIẢNG CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ học: 45, Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1.
[wptb id=5002] [wptb id=5032]Học Phí & Cách Thức Đăng Ký
- Bài viết liên quan: Học kế toán ở đâu tốt Hà Nội và Hồ Chí Minh
__________________________________________________________